Một số nghiên cứu có liên quan đến sản xuất và tiêu thụ mỳ Kế

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển sản xuất và tiêu thụ mỳ kế của thành phố bắc giang, tỉnh bắc giang (Trang 50)

được công bố

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 40

sản xuất mỳ Gạo. Hiện tại trên địa bàn tỉnh có ba loại sản phẩm được chế biến từ gạo và có tiếng trên thị trường đó là Mỳ Chũ, Bánh đa Kế và và Mỳ Kế. Hiện tại đã có một số nghiên cứu có liên quan như:

Nguyễn Thị Huyền, 2013 với nghiên cứu “Nghiên cứu chuối cung ứng mỳ gạo tại làng nghề xã Dĩnh Kế, thành phố Bắc Giang”. Nghiên cứu mới chủ yếu tập trung phân tích các tác nhân tham gia vào chuỗi cung ứng mì gạo và đánh giá hiệu quả kinh tế của các tác nhân tham gia chuỗi

Nguyễn Thị Dung, 2013 “Nghiên cứu giải pháp phát triển thương hiệu mỳ Kế, xã Dĩnh Kế, thành phố Bắc Giang”. Nghiên cứu chủ yếu phân tích các yếu tố cấu thành thương hiệu và nhận biết của các hộ về thương hiệu mỳ Kế cũng như đánh giá của một số khách hàng về việc tiêu dụng mỳ Kế.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 41

PHẦN 3. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

3.1.1 Điu kin t nhiên

Bắc Giang là một tỉnh miền núi song có địa hình rất thuận lợi cho giao lưu, buôn bán với các tỉnh khác trong nước và quốc tế. Thành phố Bắc Giang cách thủ đô Hà Nội khoảng 50 km về phía Bắc, ở vị trí trung lộ trên tuyến giao thông (đường bộ, đường sắt liên vận quốc tế) nối thủ đô Hà Nội với thành phố Lạng Sơn và Cửa khẩu quốc tế Đồng Đăng.

Thành phố Bắc Giang ở vị trí đầu mối giao thông liên vùng quan trọng, nằm cận kề vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, có hệ thống đường bộ gồm các tuyến đường: quốc lộ 1A cũ và mới, quốc lộ 31, quốc lộ 37, tỉnh lộ 398; các tuyến đường sắt: Hà Nội – Lạng Sơn, Hà Nội – Kép – Hạ Long, Hà Nội – Kép – Thái Nguyên; có tuyến đường song nối thành phố với các trung tâm công nghiệp, thương mại, du lịch lớn như: Phả Lại, Côn Sơn – Kiếp Bạc, Hải Phòng, Quảng Ninh; tiếp cận thuận lợi với cảng hàng không quốc tế Nội Bài, cảng nội địa Gia Lâm, cảng nước sâu Cái Lân, cảng Hải Phòng và các cửa khẩu quốc tế biên giới Lạng Sơn.

Thành phố Bắc Giang có phía Bắc giáp với huyện Tân Yên; phía Đông giáp huyện Lạng Giang; phía Nam – Tây Nam giáp huyện Yên Dũng; phía Tây giáp huyện Việt Yên.

Với vị trí là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội của tỉnh Bắc Giang. Với vị trí giao thông thuận lợi, thành phố Bắc Giang có điều kiện rất thuận lợi để phát triển sản xuất và tiêu thụ các ngành nghề truyền thống, các sản phẩm đặc sản,… .

Địa hình

Quá trình vận động kiến tạo của địa chất qua nhiều thế kỷ đã tạo nên những nét đặc thù riêng về địa hình ở từng khu vực trên địa bàn tỉnh. Theo bản địa hình, thành phố Bắc Giang nằm trong vùng trung do Bắc Bộ, có

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 42

địa hình tương đối bằng phẳng, có sông Thương chảy quả và nhiều ao hồ trong nội thị. Địa chất thành phố thuộc dạng kiến tạo bồi đắp có nguồn gốc sống biển. Khu vực đô thị có cường độ chịu tải tốt, không có hiện tượng trượt lở.

3.1.2 Điu kin kinh tế xã hi

3.1.2.1 Tình hình phân bố và sử dụng đất đai của thành phố Bắc Giang

Trong năm 2011 UBND tỉnh Bắc Giang đã quyết định sát nhập 5 xã lân cận thành phố vào Thành phố Bắc Giang và làm cho diện tích đất tự nhiên của Thành phố là 6377,45ha. Các xã nhập thêm vào thành phố là các xã nông nghiệp và thành phố Bắc Giang đang trong giai đoạn phát triển nên diện tích đất nông nghiệp của thành phố vẫn còn khá lớn (chiếm trên 48% diện tích đất tự nhiên của thành phố). Tuy trong những năm gần đây diện tích đất nông nghiệp có xu hướng giảm xuống nhưng vẫn còn chiếm tỷ trọng khá lớn. Trong thời gian tới tỷ lệ đất nông nghiệp của thành phố Bắc Giang sẽ giảm nhanh hơn khi thành phố thực hiện các dự án xây dựng các khu đô thị, các công trình vui chơi giải trí, và các cụm công nghiệp, các khu công nghiệp. Do vậy việc đào tạo nghề, phát triển ngành nghề phụ, giải quyết việc làm cho người nông dân mất đất cần được chú tâm hơn nữa, đặc biệt là việc phát triển các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp, chế biến mỳ đã có của thành phố.

Trong 3 năm gần đây, sau khi thực hiện mở rộng diện tích thành phố thì diện tích đất đai của thành phố Bắc Giang hầu như không có sự biến động lớn về mặt diện tích. Sự biến động chủ yếu đến từ việc thành phố mở rộng và thực hiện các dự án đất ở, phân lô cắt đất phục vụ quy hoạch phát triển của thành phố trong những năm tới. Việc mất đất nông nghiệp và giải quyết việc làm cho người nông dân mất đất cũng được các cấp chính quyền quan tâm và định hướng thực hiện khi các dự án thu hồi đất được thực hiện trong những năm tới.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 43 3.1.2.2 Tình hình phân bố và sử dụng đất đai Bảng 3.1 Tình hình sử dụng đất đai của Thành phố Bắc Giang qua 3 năm, 2011 – 2013 Chỉ tiêu ĐVT Năm So sánh 2011 2012 2013 12/11 13/12 BQ I. Diện tích đất tự nhiên Ha 6377,45 6377,45 6377,45 100,00 100,00 100,00 1. Đất Nông nghiệp Ha 3605,41 3326,42 3064,31 92,26 92,12 92,19 - Đất trồng cây hàng năm Ha 2818,26 2586,09 2413,04 91,76 93,31 92,53 - Đất lâm nghiệp Ha 212,08 199,46 189,43 94,05 94,97 94,51 - Đất trồng cây lâu năm Ha 31,02 30,02 29,85 96,78 99,43 98,10 - Đất nuôi trồng thủy sản Ha 543,65 510,43 431,99 93,89 84,63 89,14 2. Đất chuyên dùng Ha 1697,95 1660,93 1643,15 97,82 98,93 98,37 3. Đất ở Ha 1023,66 1329,76 1638,72 129,90 123,23 126,52 4. Đất chưa sử dụng Ha 50,42 40,34 31,27 80,01 77,52 78,75 II. Chỉ tiêu 1. Đất NN/khẩu m2 243,33 222,28 204,11 91,35 91,83 91,59 2. Đất NN/LĐNN m2 1131,75 1062,86 1040,27 93,91 97,87 95,87

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 44

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 45

3.1.2.3 Dân số và lao động

Dân số và lao động là một trong những yếu tố quan trọng của quá trình sản xuất, là một trong những nguồn lực tác động tới quá trình sản xuất xã hội. Nguồn lao động tạo ra của cải vật chất cho xã hội nhưng cũng là lượng tiêu thụ mọi sản phẩm sản xuất ra. Tuy nhiên nếu dân số tăng quá nhanh sẽ kéo theo nhiều hậu quả xấu như diện tích đất ở, đất sản xuất giảm, vấn đề giải quyết công ăn việc làm, phát triển kinh tế điều kiện về mọi mặt giáo dục và y tế không được đảm bảo.

Tốc độ tăng dân số của Thành phố Bắc Giang trong những năm qua khá ổn định và duy trì ở mức thấp, khoảng 0,66%/năm từ năm 2011 – 2013. Tổng dân số của thành phố Bắc Giang năm 2011 là 148.172 người và tăng lên 150.132 người năm 2013. Cùng với đô thị hóa và công nghiệp hóa thành phố thì trong thời gian qua dân cư thành thị của Thành phố Bắc Giang cũng tăng lên đáng kể, còn dân cư nông thôn giảm xuống tương ứng.

Tuy nhiên, chất lượng lao động trong nông nghiệp nông thôn còn thấp, tỷ lệ lao động qua đào tạo chỉ khoảng 20%. Qua đó có thể thấy lực lượng lao động trẻ ở nông thôn có xu hướng thoát ly nông nghiệp nhiều hơn. Đây là tín hiệu tốt cho tiến trình chuyển dịch cơ cấu lao động nông nghiệp, nông thôn nhưng cũng gây ra những khó khăn đáng kể cho sản xuất nông nghiệp và ngành nghệ phụ ở nông thôn do lao động nông nghiệp chủ yếu là lao động cao tuổi, trình độ văn hóa, trình độ chuyên môn kỹ thuật hạn chế nên việc tiếp thu và ứng dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật và công nghệ mới trong sản xuất nông nghiệp gặp khó khăn. Mặt khác khoảng cách chênh lệch thu nhập giữa lao động nông nghiệp và lao động phi nông nghiệp; giữa lao động nông thôn và lao động thành thị có xu hướng gia tăng sẽ thúc đẩy nhanh hơn quá trình dịch chuyển lao động của thành phố.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 46

Bảng 3.2 Tình hình dân số và lao động của Thành phố Bắc Giangqua 3 năm, 2011 – 2013

Chỉ tiêu ĐVT Năm So sánh 2011 2012 2013 12/11 13/12 BQ 1. Tổng dân số Người 148172 149653 150132 101,00 100,32 100,66 - Theo giới tính + Nam Người 73376 74031 74897 100,89 101,17 101,03 + Nữ Người 74796 75622 75235 101,10 99,49 100,29 - Theo khu vực + Thành thị Người 70019 71996 72148 102,82 100,21 101,51

+ Nông thôn Người 78153 77657 77984 99,37 100,42 99,89

2. Lao động Lao động 66583 66724 66942 100,21 100,33 100,27

- LĐ Nông nghiệp Lao động 31857 31297 29457 98,24 94,12 96,16

- LĐ CN – TTCN Lao động 20397 20995 22374 102,93 106,57 104,73 - LĐ TMDV Lao động 9618 9827 10457 102,17 106,41 104,27 - LĐ khác Lao động 4711 4605 4654 97,75 101,06 99,39 3. Tổng số hộ Hộ 30800 31020 32974 100,71 106,30 103,47 4. Một số chỉ tiêu bình quân - Số khẩu bình quân hộ Người 4,81 4,82 4,55 100,28 94,38 97,28

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 47

- Số Lao động bình quân hộ Người 2,16 2,15 2,03 99,50 94,38 96,91

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 48

3.1.2.4 Kết quả sản xuất và kinh doanh của thành phố Bắc Giang

Trong thời gian qua Thành phố Bắc Giang đã tạo điều kiện thuận lợi giúp doanh nghiệp đẩy mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh. Đề xuất với ủy ban nhân dân tỉnh cơ chế thu hút đầu tư xây dựng các trung tâm thương mại hạng 2 trở lên, siêu thị, khách sạn từ 3 sao trở lên. Phối hợp với các ngành tỉnh mời gọi các doanh nghiệp đầu tư xây dựng các trung tâm thương mại, tài chính, ngân hàng... trên đường Nguyễn Văn Cừ; thu hút đầu tư xây dựng các điểm vui chơi, giải trí tại công viên Hoàng Hoa Thám. Đôn đốc, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp triển khai thực hiện các dự án đã chấp thuận đầu tư; triển khai đầu tư xây dựng chợ Cốc xã Dình Trì, chợ Mía, xã Tân Mỹ. Tăng cường công tác quản lý thị trường, chống gian lận thương mại.

Cùng với đó là đẩy mạnh hoạt động thu hút đầu tư và các cụm công nghiệp (cụm CN là nghề Đa Mai, cụm công nghiệp số 1 Song Mai...), ưu tiên các doanh nghiệp công nghệ cao, thân thiện môi trường... Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát dự án đảm bảo đúng quy hoạch xây dựng, giấy phép đầu tư, đảm bảo VSMT đối với các dự án đã được chấp thuận đầu tư; có biện pháp sử lý các dự án đầu tư chậm tiến độ, không triển khai hoặc triển khai không hiệu quả. Duy trì phát triển ngành nghề truyền thống: sản xuất mỳ Kế, bánh đa Kế, mây tre đan Song Khê, bún Đa Mai, đồ mộc Dĩnh Trì..

Đối với lĩnh vực nông, lâm nghiệp và thủy sản: thực hiện Chương trình phát triển sản xuất gắn với xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2011 – 2015. Tập trung chỉ đạo hoàn thành xây dựng nông thôn mới xã Song Mai. Tiếp tục quan tâm đầu tư xây dựng vùng sản xuất rau an toàn cho chế biến tại các xã Đa Mai, Song Mai, Tân Tiến, Tân Mỹ; mở rộng diện tích rau an toàn từ 15 – 20 ha. Triển khai dự án hoa chất lượng cao ở xã Song Mai, Dĩnh Trì; tiếp tục phát triển diện tích nuôi thủy sản thâm canh cao. Chủ động phòng chống dịch bệnh nguy hiểm đối với cây trồng và vật nuôi.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 49

Triển khai hiệu quả các phương án phòng chống lụt bão và phòng chống cháy rừng. Tập trung chỉ đạo hoành thành đúng tiến độ phương án giải tỏa, sắp xếp các điển kinh doanh vật liệu ven đê sông Thương.

Trong những năm gần đây cùng với xu hướng chung của cả nước kinh tế Thành phố Bắc Giang cũng có những bước phát triển mạnh mẽ đặc biệt sôi động ở các làng nghề trong thành phố hình thành một vùng kinh tế khá phát triển với nhu cầu hàng hoá lớn. Do có sự quan tâm chỉ đạo của UBND tỉnh và Thành phố, đã tập trung sức lực vào phát triển kinh tế thành phố dựa trên những nguồn lực sẵn có bước đầu làm thay đổi bộ mặt kinh tế và thu được một số kết quả nhất định.

Ngành nông - lâm - thủy sản trong ba năm gần đây có giá trị sản xuất tăng nhưng mức tăng tương đối thấp nguyên nhân chủ yếu là do trong ba năm trở lại đây tình hình thời tiết khắc nhiệt hơn, tình trạng lũ lụt, rét đậm, khô hạn xảy ra nhiều hơn gây thiệt hại cho nông nghiệp. Tổng giá trị sản xuất của ngành nông nghiệp thành phố trong 3 năm qua đã tăng từ trên 155 tỷ đồng năm 2011 lên trên 167 tỷ đồng năm 2013, trung bình tăng khoảng 5,5%/năm.

Cùng với đó chính sách công nghiệp hóa hiện đại hóa của thành phố đã thúc đẩy ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại và dịch vụ thành phố phát triển khá nhanh. Trong ba năm ngành công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp thành phố đã tăng bình quân gần 8% trong đó ngành tiểu thủ công nghiệp của thành phố tăng mạnh hơn cả bình quân mỗi năm giá trị sản xuất ngành tiểu thủ công nghiệp tăng trên 14% trong khi đó công nghiệp và thương mại dịch vụ của huyện cũng tăng ở mức hơn thấp hơn. Đây là một tín hiệu khả quan với ngành tiểu thủ công nghiệp và đặc biệt là các làng nghề ở thành phố phát triển. Nguyên nhân mà ngành công nghiệp và thương mại dịch vụ của thành phố phát triển chậm là do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu và khung hoảng kinh tế đất

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 50

nước trong thời gian qua, kéo theo kinh tế của thành phố phát triển chậm theo xu hướng chung của cả nước.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 51

Bảng 3.3 Tình hình phát triển kinh tế của Thành phố Bắc Giang qua 3 năm

Ghi chú: tính theo giá cốđịnh 1994

Các chỉ tiêu ĐVT 2011 2012 2013 So sánh (%)

Giá trị CC (%) Giá trị CC (%) Giá trị CC (%) 12/11 13/12 BQ

Tổng GTSX Tỷ.đ 3865,75 100,00 4049,58 100,00 4304,04 100,00 104,76 106,28 105,52 1. GTSX Nông–Lâm-Thu sn Tỷ.đ 155,60 4,03 159,77 3,95 167,43 3,89 102,68 104,80 103,73 - Trồng trọt Tỷ.đ 42,41 27,26 42,19 26,41 44,97 26,86 99,48 106,59 102,97 - Chăn nuôi Tỷ.đ 87,92 56,50 91,37 57,19 95,23 56,88 103,92 104,22 104,07 - Thủy sản Tỷ.đ 25,27 16,24 26,21 16,40 27,23 16,26 103,70 103,91 103,80 2. GTSX ngành CN và TTCN Tỷ.đ 1578,08 40,82 1663,54 41,08 1839,41 42,74 105,42 110,57 107,96 - Công nghiệp Tỷ.đ 1224,14 77,57 1278,46 76,85 1374,61 74,73 104,44 107,52 105,97 - Tiểu thủ công nghiệp Tỷ.đ 353,94 22,43 385,08 23,15 464,80 25,27 108,80 120,70 114,60 + Giá trị sản xuất mỳ Kế Tỷ.đ 63,56 17,96 72,89 18,93 84,80 18,24 114,68 116,33 115,50 3. Thương mi – dch v Tỷ.đ 2132,07 55,15 2226,27 54,98 2297,20 53,37 104,42 103,19 103,80 Một số chỉ tiêu bình quân - GTSX/khẩu/năm tr.đ/người 26,09 27,06 28,67 103,72 105,94 104,83 - GTSX/hộ/năm tr.đ/hộ 125,51 130,55 130,53 104,01 99,99 101,98 - GTSX/Lao động/năm tr.đ/LĐ 58,06 60,69 64,30 104,53 105,94 105,23

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 52

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển sản xuất và tiêu thụ mỳ kế của thành phố bắc giang, tỉnh bắc giang (Trang 50)