Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển sản xuất và tiêu thụ mỳ kế của thành phố bắc giang, tỉnh bắc giang (Trang 69)

3.2.1 Phương pháp chn đim nghiên cu

Địa bàn thành phố Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang nổi tiếng với khá nhiều làng nghề chế biến nông sản thủ công truyền thống. Địa bàn xã Dĩnh Kế trực thuộc thành phố có nghề sản xuất mỳ Kế đã có từ lâu đời, việc phát triển sản xuất và tiêu thụ sản phẩm đã được các cấp chính quyền quan tâm. Xã Dĩnh Kế là một xã nằm ngoại thành của thành phố Bắc Giang, quá trình đô thị hóa đang diễn ra khá mạnh ở Thành phố làm cho việc mất đất nông nghiệp ở xã Dĩnh Kế diễn ra khá mạnh. Người dân mất đất sản xuất nông nghiệp gây ra các vấn đề bức xúc trong xã hội như tạo công ăn việc làm cho người nông

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 59

dân bị mất đất,… Chính từ đó việc phát triển các ngành nghề thủ công thuyền thống để tạo công ăn việc làm cho người nông dân bị mất đất ngay tại địa phương và nâng cao thu nhập cho hộ. Do vậy với phạm vi nghiên cứu đề tài, chúng tôi tiến hành điều tra 96 hộ sản xuất mỳ gạo ở xã Dĩnh Kế (mỳ Kế) để tiến hành thu thập các thông tin về sản xuất và tiêu thụ mỳ của hộ. Bên cạnh đó, đề tài còn tiến hành điều tra các hộ bán buôn, bán lẻ, người tiêu dùng mỳ gạo trên cả địa bàn thành phố Bắc Giang để nghiên cứu quá trình tiêu thụ mỳ Kế ở thành phố Bắc Giang.

3.2.2 Phương pháp thu thp s liu, thông tin

3.2.2.1 Phương pháp thu thập tài liệu, thông tin thứ cấp

- Các báo cáo về tình hình kinh tế xã hội của thành phố qua 3 năm (từ 2010 – 2012)

- Các báo cáo của tỉnh, thành phố, Sở, Ban ngành có liên quan đến sản phẩm mỳ Kế

- Các thông tin trên báo chí, các phương tiện truyền thông khác;

- Các thông tin, số liệu của các nghiên cứu trước đây trên địa bàn thành phố và các vùng lân cận;

- Sách, báo, tập chí, luận văn có nghiên cứu về phát triển sản xuất và tiêu thụ sản phẩm từ gạo.

- Internet

3.2.2.2 Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp

Để thu thập số liệu sơ cấp về sản xuất và tiêu thụ sản phẩm mỳ Kế chúng tôi tiến hành thu thập thông tin và số liệu bằng cách phỏng vấn trực tiếp dựa vào những bảng câu hỏi đã chuẩn bị trước, bằng phương pháp điều tra thống kê ngẫu nhiên từ các tác nhân tham gia sản xuất và tiêu thụ sản phẩm mỳ Kế (các hộ sản xuất, thu gom, bán buôn, bán lẻ trên địa bàn thành phố Bắc Giang. Điều tra này cũng là căn cứ để xác định được mối quan hệ, vai trò của từng tác nhân và chiến

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 60

lược của họ trong một kênh sản phẩm từ đó nhận biết được những yếu tố hạn chế trong quá trình trao đổi sản phẩm của họ.

Bên cạnh đó, chúng tôi còn tiến hành phỏng vấn sâu cán bộ xã, thành phố, tỉnh có liên quan đến sản xuất và tiêu thụ sản phẩm mỳ Kế để biết được chủ trương, chính sách và quan điểm của họ về sản xuất và tiêu thụ sản phẩm mỳ Kế ở Bắc Giang trong thời gian tới.

Nội dung phiếu điều tra tập trung vào các vấn đề như:

- Thông tin chung về hộ (trình độ học vấn, kinh nghiệm sản xuất, số lượng lao động, vốn, tài sản, dụng cụ,… phục vụ quá trình sản xuất và kinh doanh sản phẩm mỳ Kế Bảng 3.5 Kết cấu mẫu điều tra Đối tượng Số lượng Hộ sản xuất 96 Hộ bán buôn 5 Hộ bán lẻ 15 Cán bộ quản lý 5 Người tiêu dùng 42

- Thông tin về sản xuất của hộ (nguyên liệu đầu vào, quá trình sản xuất, chi phí sản xuất,…

- Thông tin về tiêu thụ sản phẩm (nguồn hàng, giá thành, giá bán, đối tượng thu mua, địa điểm bán,…

- Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình sản xuất và kinh doanh của hộ (nhóm yếu tố hỗ trợ, nhóm yếu tố cản trở

- Đánh giá sự phát triển về sản xuất và tiêu thụ (số hộ sản xuất, quy mô sản xuất, kênh tiêu thụ, các yếu tố xã hội, môi trường,…

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 61

3.2.3 Phương pháp x lý và tng hp s liu

Các số liệu được nhập và xử lý bằng phần mềm Microsoft Excel, SPSS. Từ đó tính các chỉ tiêu bình quân như tốc độ phát triển, thu nhập bình quân, giá trị sản xuất, số hộ sản xuất,…Từ đó ta có các số liệu phục vụ cho việc đánh giá, phân tích nhằm làm rõ đề tài nghiên cứu.

3.2.4 Phương pháp phân tích s liu

3.2.4.1 Phương pháp thống kê mô tả

Phương pháp thống kê mô tả là phương pháp nghiên cứu các hiện tượng kinh tế xã hội vào việc mô tả sự biến động cũng như xu hướng phát triển của hiện tượng kinh tế xã hội thông qua số liệu thu thập được. Phương pháp này được dùng để tính, đánh giá các kết quả nghiên cứu.

Sau khi thu thập số liệu tiến hành phân tổ thống kê và tổng hợp thống kê, tính toán các số trung bình, phương sai…Từ đó chọn lọc thông tin để diễn tả tổng thể.

3.2.4.2 Phương pháp thống kê so sánh

Phương pháp thống kê so sánh là phương pháp dùng để phân tích, đánh giá, so sánh giá trị sản xuất, chi phí sản xuất, hiệu quả sản xuất, giá bán,... của các hộ sản xuất, tiêu thụ sản phẩm qua các kênh tiêu thụ khác nhau.

Trong nghiên cứu này, phương pháp được tôi sử dụng để đánh giá, so sánh chi phí sản xuất, giá trị sản xuất, hiệu quả sản xuất,... của cá nhóm hộ sản xuất có quy mô khác nhau.

3.2.4.3 Phương pháp hạch toán chi phí sản xuất

Trong nghiên cứu, tôi sử dụng phương pháp hạch toán chi phí sản xuất để đánh giá, so sánh tổng chi phí và cơ cấu chi phí trong sản xuất của các hộ sản xuất mỳ phân theo quy mô. Chi phí bao gồm chi phí mua nguyên liệu, máy móc, thuê lao động, lao động gia đình, điện, nước,...

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 62

3.2.4.4 Phương pháp phân tích SWOT

Phương pháp phân tích SWOT nhằm có cách nhìn tổng quát về các điểm mạnh, yếu, cơ hội, thách thức trong quá trình thực hiện phát triển sản xuất và tiêu thụ mỳ Kế. Phân tích ma trận SWOT để phối hợp các mặt mạnh, mặt yếu với cơ hội và nguy cơ. Từ đó so sánh, phối hợp logic tìm ra phương án, các giải pháp nâng cao kết quả phát triển sản xuất và tiêu thụ mỳ Kế trên địa bàn thành phố Bắc Giang.

Điểm mạnh (S): Strengths, khả năng bên trong, cái mà chúng ta có. Điểm yếu (W): Weaknesses, là sự thiếu khả năng bên trong, nói lên chúng ta thiếu cái gì.

Cơ hội (O): Opportunities, những điểm tích cực từ hoàn cảnh bên ngoài. Chúng ta có thể nhận được cái gì.

Thách thức (T): Threats, là những điểm tiêu cực từ hoàn cảnh bên ngoài. Chúng ta có thể mất cái gì.

3.2.5 H thng ch tiêu nghiên cu

- Số hộ và cơ cấu hộ sản xuất mỳ Kế theo các tiêu chí phân tổ

- Quy mô lao động và cơ cấu lao động sử dụng trong sản xuất mỳ Kế. - Mức độ đầu tư vốn, cơ sở vật chất – kỹ thuật đầu tư phục vụ sản xuất mỳ Kế

- Tổng giá trị sản xuất (GO): Là toàn bộ giá trị sản phẩm (sản phẩm chính + sản phẩm phụ) thu được trong năm.

GO = ∑Qi * Pi

Trong đó: GO: là giá trị sản xuất

Qi : Khối lượng sản phẩm thứ i Pi : Đơn giá sản phẩm thứ i

- Chi phí trung gian (IC): là toàn bộ các khoản chi phí vật chất (trừ khấu hau tài sản cố định) và dịch vụ sản xuất.

- Giá trị gia tăng (VA): là giá trị sản phẩm, dịch vụ được tạo ra trong năm sau khi trừ đi chi phí trung gian.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 63

VA = GO – IC

- Thu nhập hỗn hợp (MI): là thu nhập thuần túy của người sản xuất bao gồm cả phần công lao động gia đình và lợi nhuận.

MI = VA – (T + A + Chi phí lao động thuê ngoài) Trong đó T là các loại thuế

A là khấu hao tài sản cố định

- GO/IC: Là giá trị sản xuất tính trên một đồng chi phí. Chỉ tiêu này cho biết hiệu quả sử dụng chi phí của các sản xuất mỳ Kế

- VA/IC: Là giá trị gia tăng thô tính trên một đồng chi phí - MI/IC: Là thu nhập hỗn hợp tính trên một đồng chi phí

- MI/LĐ gia đình/năm: Thu nhập hỗn hợp của một lao động gia đình trong 1 năm

- Đầu tư các yếu tố vật chất trong sản xuất mỳ Kế

- Các chi phí đầu tư trên 1 kg sản phẩm (100 kg sản phẩm)

- Chi phí trung gian đầu tư trên 1 kg sản phẩm (100 kg sản phẩm) - Lao động gia đình trên 1 kg sản phẩm (100 kg sản phẩm)

- Thuế, khấu hao tài sản trên 1 kg sản phẩm (100 kg sản phẩm) - Tốc độ phát triển số lượng các hộ sản xuất mỳ Kế

- Phát triển quy mô sản xuất mỳ Kế

- Số lượng lao động được giải quyết việc làm

- Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng môi trường nước, không khí ở quanh khu vực sản xuất mỳ Kế

- Các kênh tiêu thụ chính mỳ Kế ở thành phố Bắc Giang

- Khối lượng và tỷ lệ và giá trị sản phẩm mỳ Kế tiêu thụ qua các kênh tiêu thụ

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 64 PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1 Thực trạng phát triển sản xuất và tiêu thụ sản phẩm mỳ Kế của Thành phố Bắc Giang 4.1.1 Lch s hình thành và phát trin ngành ngh sn xut m Kế ca thành ph Bc Giang

Nói đến mỳ Kế của Thành phố Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang thì đã phần người dân đề nghĩ ngay đến đặc sản bánh đa Kế, một sản phẩm đặc sản và truyền thống đã được sản xuất từ lâu đời tại đây. Tuy nhiên ở đây không chỉ nổi tiếng về bánh đa Kế mà sản phẩm mỳ gạo cũng ngày càng phát triển, thu hút nhiều hộ dân làm nghề và mang lại thu nhập khá cao.

Qua tìm hiều từ nhiều hộ dân trong xã thì cùng với làng nghề truyền thống làm bánh đa đã được duy trì, phát triển từ những năm 1982 – 1986, thì nghề sản xuất mỳ gạo cũng đã bắt đầu hình thành từ đấy. Thời gian đầu thì chỉ có khoảng hơn 10 hộ dân tham gia sản xuất, làm mỳ gạo để bán trong thành phố và trong tỉnh.

Đến những năm 1994 – 1996, nghề làm mỳ gạo ở đây ngày càng phát triển, thu hút tới khoảng 100 hộ dân làm nghề. Đặc biệt từ năm 2000 UBND thành phố Bắc Giang có chủ trương thu hồi đất nông nghiệp để phát triển khu đô thị nên nhiều hộ dân ở xã Dĩnh Kế bị chuyển đổi ngành nghề do bị mất đấ sản xuất. Do vậy đến năm 2000 toàn xã đã có hơn 200 hộ dân chuyên làm nghề mỳ gạo. Đến năm 2008 UBND thành phố Bắc Giang đã tiến hành thu hồi, bồi thường giải phóng mặt bằng với diện tích gần 31ha diện tích đất của gần 300 hộ nông dân xã Dĩnh Kế làm cho số hộ sản xuất mỳ gạo tăng lên trên 300 hộ.

Ngày 05 tháng 11 năm 2009 Mỳ gạo Kế đã được Cục Sở hữu trí tuệ, Bộ Khoa học và Công nghệ cấp giấy chứng nhận bảo hộ nhãn hiệu tập thể “mỳ Kế”. Năm 2010, làng nghề sản xuất mỳ gạo Kế ở thôn Mé đã được tỉnh

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 65

Bắc Giang công nhận là làng nghề cấp tỉnh. Trong 2 năm 2010 và 2011, Quỹ khuyến công của tỉnh Bắc Giang cũng đã dành hàng chục triệu đồng để hỗ trợ dạy nghề sản xuất mỳ gạo cho hơn 100 lao động của xã, nhờ đó đã giúp họ nâng cao tay nghề trong sản xuất, giữ gìn vệ sinh an toàn thực phẩm, tăng thêm các kỹ thuật trong sản xuất.

Năm 2011 và 2012 UBND xã Dĩnh Kế phối hợp với ban lạnh đạo thành phố Bắc Giang tiến hành thu đất của hộ nông dân để tiến hành dự án xây dựng bệnh viện đa khoa Thành phố, khu dân cư mới số 2 và mở rộng các khu công nghiệp trên địa bàn xã. Do vậy có rất nhiều hộ dân mất tới trên 50% diện tích đất nông nghiệp, người nông dân phải tìm cách chuyển sang các ngành nghề khác để tạo việc làm, tăng thu nhập. Do vậy nghề mỳ gạo của xã cũng phát triển nhanh, chỉ từ năm 2009 đến năm 2013 số hộ sản xuất mỳ của toàn xã và các vùng lân cận đã tăng lên đến hơn 500 hộ. Tuy nhiên do quá trình phát triển tự phát, các hộ làm mỳ chủ yếu học nhau để làm, nên chất lượng và khả năng tiêu thụ sản phẩm còn gặp nhiều bất cập.

Tháng 10 năm 2009 xuất phát từ nhu cầu thực tế, và nhiều hộ dân sản xuất mỳ đã tự nguyện đứng ra thành lập hợp tác xã sản xuất và kinh doanh Mỳ gạo Dĩnh Kế được thành lập với 42 thành viên, giải quyết việc làm thường xuyên cho khoảng 2-3 lao động/hộ.

Đến cuối năm 2013 hợp tác xã đã có 150 xã viên, công tác tổ chức ngày càng hoàn thiện hơn. Vai trò của hợp tác xã là duy trì, phát triển nghề sản xuất Mỳ ổn định ở địa phương và thông tin giới thiệu sản phẩm mỳ của địa phương đến các tỉnh trong cả nước. Số lượng xã viên tăng lên đáng kể sau hơn 3 năm thành lập cho thấy được uy tín và hiệu quả trong hoạt động của hợp tác xã đối với người dân sản xuất mỳ gạo ở địa phương. Điều này cũng chứng tỏ các hộ sản xuất đã ý thức được vai trò của hiệp hội và hợp tác xã

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 66

trong sản xuất và tiêu thụ từ đó góp phần phát triển nghề sản xuất mỳ gạo trong tương lai.

4.1.2 Thc trng phát trin sn xut m Kế ca thành ph Bc Giang

4.1.2.1 Phát triển về số hộ sản xuất

Về số hộ sản xuất mỳ Kế thì đã có sự phát triển khá nhanh từ năm 2011 đến 2013. Số hộ sản xuất mỳ Kế đã tăng từ 425 hộ năm 2011 lên 623 hộ năm 2013, tăng hơn 198 hộ. Sự phát triển mới này chủ yếu là do đa phần các hộ thấy được hiệu quả từ sản xuất mỳ Kế mang lại, cùng với sự mất đất nông nghiệp khi các hộ ở xã Dĩnh Kế bị thu hồi đất nông nghiệp, không còn đất sản xuất. Điều này thể hiện sự phát triển về số lượng các hộ sản xuất mỳ Kế là rất nhanh. Điều này là một tín hiệu đáng mừng vì chỉ khi sản xuất có hiệu quả thì các hộ mới giữ vững quy mô sản xuất và gia tăng thêm các hộ sản xuất mới, hoặc quay trở lại sản xuất mỳ Kế. Tuy vậy, trong thời gian tới chính quyền địa phương cũng cần có các biện pháp để quy hoạch vùng sản xuất để tránh phát triển quá nóng, sản phẩm sản xuất ra không tiêu thụ được, ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất của người dân.

Biểu đồ 4.1 Phát triển số hộ sản xuất mỳ Kế tại thành phố Bắc Giang

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 67

Sự phát triển sản xuất mỳ Kế còn được thể hiện qua quy mô sản xuất của các hộ. Trong những năm qua quy mô sản xuất mỳ Kế của các hộ tăng lên, thể hiện qua cơ cấu quy mô sản xuất của các hộ. Tỷ lệ số hộ sản xuất quy mô lớn tăng lên và tỷ lệ các hộ sản xuất quy mô nhỏ giảm xuống. Các hộ sản

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển sản xuất và tiêu thụ mỳ kế của thành phố bắc giang, tỉnh bắc giang (Trang 69)