Hoàn thiện hệ thống phân phối sản phẩm hợp lý

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển sản xuất và tiêu thụ mỳ kế của thành phố bắc giang, tỉnh bắc giang (Trang 135)

Để có thể cạnh tranh được với các sản phẩm mỳ gạo ở các địa phương khác, để có thể xây dựng được thương hiệu mỳ Kế, chiếm lĩnh thị trường, đến tận tay với người tiêu dùng qua hệ thống kênh phân phối. Để làm được điều này, các chủ hộ sản xuất mỳ Kế cần linh hoạt hơn trong khâu tổ chức các kênh phân phối để tiêu thụ sản phẩm, chứ không thụ động bán cho các thương lái, lái buôn như hiện nay. Ngay cả khi thương hiệu mỳ Kế đã có được ưu thế về chất lượng sản phẩm, nhưng các hộ sản xuất mỳ Kế không thiết lập được cho mình một hệ thống phân phối hiệu quả thì sẽ rất khó khăn để có thể phát triển thương hiệu mỳ Kế thành một thương hiệu mạnh, và phát triển tiêu thụ sản phẩm hơn nữa trong tương lai.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 125

Việc lựa chọn kênh phân phối phải căn cứ vào: mục tiêu của mỗi kênh phân phối, mức độ thị phần của các kênh thị trường, thời gian lưu thông của sản phẩm trên kênh đó, đặc điểm của các tác nhân trung gian trong mỗi kênh, đặc điểm của các đối tương khách hàng mà kênh phân phối đó đang hướng tới,… Qua phân tích thực trạng sản xuất và tiêu thụ sản phẩm mỳ Kế trên thị trường hiện nay chúng tôi để xuất kênh phân phối sản phẩm mỳ Kế trong thời gian tới nên vận hành theo hướng như sau:

Đối với thị trường nội địa, việc mở rộng và hoàn thiện kênh phân phối ở trong nước là việc làm rất cần thiết, đặc biệt là vươn tới các thị trường khu vực miền Trung và miền Nam. Việc mở rộng thêm các đại lý, các cửa hàng phân phối cho sản phẩm mỳ Kế và đưa sản phẩm mỳ Kế tham gia các hội chợ, qua hệ thống phân phối hiện đại như các cửa hàng bán lẻ hiện đại, siêu thị vừa góp phần mở rộng kênh phân phối của sản phẩm, vừa có tác dụng sự phát triển của thương hiệu mỳ Kế. Việc có thể lôi kéo được các doanh nghiệp tham gia vào kênh tiêu thụ sẽ góp phần kênh vận hành chuyên nghiệp hơn, và giúp cho sản phẩm dễ đến được với các kênh tiêu thụ hiện đại, và phát triển thương hiệu nhanh chóng và dễ dàng hơn.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 126

Sơđồ 4.4 Dự kiến kênh tiêu thụ mỳ Kế trong tương lai

Việc có sản phẩm bày bán ở các siêu thị, cửa hàng bán lẻ hiện đại trong cả nước sẽ có tác dụng rất lớn trong việc giới thiệu thương hiệu đến với khách hàng. Đặc biệt trong điều kiện kinh tế xã hội và thông tin phát triển nhanh chóng như hiện nay.

Đối với thị trường xuất khẩu, cần đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại để tìm kiếm thị trường ở các nước. Trong hoạt động này, Nhà nước giữ vai trò rất quan trọng, việc tăng cường các hoạt động ngoại giao để chào hàng và quảng cáo cho thương hiệu mỳ Kế sẽ là tiền đề cho các công ty trong nước có thể xuất khẩu mỳ Kế sang các thị trường nước ngoài. Bên cạnh đó, các công ty trong nước cũng cần tiến hành nghiên cứu thái độ và hành vi của người tiều dùng sản phẩm mỳ gạo ở các nước để làm cơ sở cho việc phân khúc đối tượng khách hàng và thị trường mục tiêu.

Hộ sản xuất mỳ Kế Thu gom, bán buôn HTX sản xuất kinh doanh mỳ gạo Dĩnh Kế Công ty Công ty Cửa hàng bán lẻ Siêu thị Hội chợ Đại lý cấp 1 Đại lý cấp 2, 3 Người tiêu dùng mỳ Kế Xuất khẩu

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 128

PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1 Kết luận

Phát triển sản xuất và tiêu thụ các sản phẩm từ các ngành nghề ở nông thôn có ý nghĩa quan trọng trong quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa hiện nay. Phát triển ngành nghề nông thôn góp phần tạo công ăn việc, tăng thu nhập, giúp người dân ổn định đời sống và làm giàu ngay trên quê hương mình. Sản xuất mỳ Kế đang dần đóng vai trò quan trọng trong kinh tế trong các hộ ngoại thành, thành phố Bắc Giang. Sản xuất loại sản phẩm này không quá phức tạp, nguyên liệu sản xuất sẵn có, chi phí đầu tư vừa phải, quay vòng vốn nhanh,… việc phát triển sản xuất và tiêu thụ sản phẩm mỳ Kế phù hợp với điều kiện sản xuất ở khu vực nông thôn. Đây là hướng đi đúng đắn nhằm khai thác tiềm năng, lợi thế sẵn có của vùng, cải thiện cuộc sống người dân và góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập và giảm tệ nạn xã hội.

Qua quá trình nghiên cứu phát triển sản xuất và tiêu thụ sản phẩm mỳ Kế ở thành phố Bắc Giang, tác giả có một số kết luận sau:

1) Phát triển sản xuất mỳ Kế không chỉ là phát triển kinh tế, xã hội, văn hóa mà còn phải đảm bảo kết hợp với bảo vệ môi trường, kết hợp phát triển cả chiều sâu và chiều rồng, chú trọng phát triển theo chiều sâu. Phát triển tiêu thụ mỳ Kế là một quá trình, trong đó sản phẩm mỳ Kế được tiêu thụ ngày càng gia tăng cả về sản lượng, giá cả, kênh tiêu thụ,… theo hướng dần có lợi cho người sản xuất và người tiêu dùng. Phát triển sản xuất mỳ Kế bao gồm việc tăng lên về quy mô sản xuất, giá trị sản xuất, tốc độ tăng trưởng của ngành và thay đổi cơ cấu trong giá trị sản xuất chung của ngành. Bên cạnh đó phát triển sản xuất gắn liền với sự tiến bộ về xã hội, môi trường. Phát triển tiêu thụ mỳ Kế bao gồm việc mở rộng thị trường tiêu thụ, hoàn thiện các kênh phân phối sản phẩm phù hợp, phát triển thương hiệu sản phẩm.

2) Trong những năm qua quy mô sản xuất mỳ Kế tăng lên không ngừng. . Số hộ sản xuất mỳ Kế đã tăng từ 425 hộ năm 2011 lên 623 hộ năm

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 129

2013, tăng hơn 198 hộ. Sự phát triển mới này chủ yếu là do đa phần các hộ thấy được hiệu quả từ sản xuất mỳ Kế mang lại. Tỷ lệ số hộ sản xuất quy mô lớn tăng lên và tỷ lệ các hộ sản xuất quy mô nhỏ giảm xuống. Qua 3 năm từ năm 2011 đến năm 2013 tỷ lệ các hộ sản xuất quy mô lớn tăng từ 1,65% năm 2011 lên 4,98% năm 2013. Các hộ quy mô vừa cũng có tốc độ tăng trưởng khá nhanh (khoảng 124%/năm) và đã tăng từ 249 hộ năm 2011 lên 383 hộ năm 2013. Các hộ sản xuất quy mô nhỏ có tốc độ tăng chậm hơn, khoảng 111%/năm. Sự phát triển các ngành nghề truyền thống nói chung và sản xuất mỳ Kế nói riêng đã góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập cho người lao động ngay tại địa phương và cả những người ít có khả năng lao động như trẻ em và người già, tránh được các tệ nạn xã hội tại địa phương.

Sản lượng sản xuất mỳ Kế ở thành phố Bắc Giang đã tăng khá nhanh. Sản lượng năm 2011 là 9674 tấn và năm 2013 đã tăng lên 13228,4 tấn, trung bình tăng gần 17%/năm trong giai đoạn 2011 – 2013. Giá trị sản xuất mỳ Kế đã tăng từ gần 118 tỷ đồng năm 2011 lên hơn 233 tỷ đồng năm 2013.

Tuy phát triển sản xuất mỳ Kế bước đầu đã đạt được những thành quả nhất định nhưng vẫn còn tồn tại một số vấn đề như: việc xử lý nước thải vẫn chưa được nhiều hộ dân quan tâm; thiếu địa điểm phơi mì, việc áp dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ tiên tiến vào sản xuất còn hạn chế, đặc biệt là việc áp dụng máy sấy vào trong khâu sấy mỳ là chưa có.

Sản phẩm mỳ Kế được tiêu thụ chủ yếu qua các tác nhân thu gom (tỷ lệ sản phẩm các hộ sản xuất bán cho thu gom lên đến gần 90%). Người thu gom, bán buôn luôn đóng vai trò rất quan trọng trong việc tiêu thụ sản phẩm mỳ Kế và đây là tác nhân có vai trò quyết định đến tiềm năng phát triển tiêu thụ sản phẩm mỳ Kế. Khối lượng mỳ Kế trong những năm qua phần lớn được tiêu thụ ở thị trường ngoài tỉnh (chiếm trên 94% sản lượng mỳ tiêu thụ). Tuy sản phẩm mỳ Kế đã được Cục Sở hữu trí tuệ cấp giấy chứng nhận bảo hộ nhãn hiệu từ năm 2009, nhưng trong nhưng năm việc phát triển nhãn hiệu và

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 130

thương hiệu mỳ Kế ở thành phố Bắc Giang vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn. Người tiêu dùng và người thu gom chủ yếu vẫn chỉ biết đến thương hiệu mì Chũ đã phát triển từ lâu đời và tạo dựng được niềm tin với khách hàng.

Phát triển tiêu thụ sản phẩm mỳ Kế vấp phải sự cạnh tranh rất lớn từ một thương hiệu mỳ khác cũng ở Bắc Giang là mỳ Chũ. Cùng với đó, công tác tiếp thị cho sản phẩm mỳ Kế vẫn chưa được quan tâm đúng mức do thiếu nguồn lực và chưa có định hướng phát triển lâu dài. Chưa có sự tham gia của các doanh nghiệp vào kênh tiêu thụ mỳ Kế nên việc quảng bá thương hiệu, phát triển thị trường theo chiều sâu chưa được quan tâm đúng mức.

3) Qua nghiên cứu thực trạng phát triển sản xuất và tiêu thụ sản phẩm mỳ Kế và các chủ trương chính sách hiện có của địa phương, chúng tôi đưa ra một số giải pháp để phát triển sản xuất và tiêu thụ mỳ Kế như sau:

- Xây dựng quy hoạch tổng thể, cơ sở hạ tầng làng nghề Mỳ Kế, trên cơ sở có quy hoạch mới chủ động đầu tư lâu dài, xem cần phục hồi, duy trì những nội dung gì, cần mở rộng thêm về quy mô, phạm vi, nội dung gì để làm căn cứ định hướng cho phát triển nghề mỳ Kế. Việc có quy hoạch và thực hiện tốt quy hoạch sẽ giúp cho sản xuất mỳ Kế có những bước đi phù hợp và phát triển bền vững trong tương lai.

- Ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ, đầu tư máy móc thiết bị tiên tiến, hiện đại vào sản xuất, đặc biệt ứng dụng máy sấy vào trong sản xuất để hạn chế ảnh hưởng từ điều kiện tự nhiên như: điều kiện khí hậu và sân bãi phơi mỳ.

- Tăng cường công tác quản lý và phát triển nhãn hiệu tập thể Mỳ Kế. Tăng cường đầu tư trong việc quảng bá, giới thiệu sản phẩm đến với người tiêu dùng và nâng cao nhận thức của các hộ sản xuất về tầm quan trọng của thương hiệu sản phẩm trong kinh doanh.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 131

- Giải pháp bảo vệ và giảm thiểu ô nhiễm môi trường vùng sản xuất Mỳ Kế. Phát triển kinh tế gắn liền với bảo vệ môi trường sẽ góp phần phát triển bền vững trong tương lai.

- Quan tâm việc đào tạo và truyền nghề sản xuất mỳ Kế

- Hoàn thiện hệ thống phân phối sản phẩm hợp lý. Việc lựa chọn kênh phân phối phải căn cứ vào: mục tiêu của mỗi kênh phân phối, mức độ thị phần của các kênh thị trường, thời gian lưu thông của sản phẩm trên kênh đó, đặc điểm của các tác nhân trung gian trong mỗi kênh, đặc điểm của các đối tương khách hàng mà kênh phân phối đó đang hướng tới,…

5.2 Kiến nghị

5.2.1 Đối vi Nhà nước

- Hoàn thiện chính sách, cơ chế phù hợp để phát triển các ngành nghề nông thôn trong điều kiện hiện nay.

- Tổ chức đào tạo cho lực lượng lao động có tay nghề, các chủ hộ, chủ cơ sở sản xuất, có kiến thức chuyên môn về quản lý sản xuất kinh doanh và phát triển thương hiệu sản phẩm.

- Phối hợp và hỗ trợ các hộ sản xuất đầu tư cơ sở hạ tầng, ứng dụng khoa học kỹ thuật vào trong sản xuất để xử lý chất thải và nước thải.

- Hỗ trợ các hộ trong khẩu truyền thanh, quảng bá và giới thiệu sản phẩm thương hiệu sản phẩm đến với người tiêu dùng trong cả nước.

- Tạo điều kiện thu hút các doanh nghiệp tham gia vào các kênh tiêu thụ sản phẩm.

5.2.2 Đối vi các h sn xut

- Tuân thủ đúng quy trình sản xuất.

- Chủ động tiếp cận thông tin và công nghệ sản xuất mới, sáng tạo cải tiến mẫu mã sản phẩm, tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản xuất mới, trao đổi buôn bán phải ký kết hợp đồng rõ ràng.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 132

- Tăng cường công tác quảng cáo, tiếp thị, giới thiệu sản phẩm tại các hội chợ hàng tiêu dùng.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 133

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Đỗ Kim Chung (2009). Nguyên lý kinh tế nông nghiệp, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

2. Lê Văn Diễn (1991). Phát triển nông nghiệp bền vững ở Việt Nam. Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.

3. Lê Hồng Đức (2008). Phát triển sản xuất và tiêu thụ mật ông ở huyện Lạc Thủy tỉnh Hòa Bình. Luận văn thạc sĩ kinh tế, Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội.

4. Đào Thị Mỹ Dung (2013). Phát triển sản xuất cây cam bù của các nông hộ ở huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh. Luận văn thạc sĩ kinh tế, Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội.

5. Lê Văn Dũng (2007). Phát triển sản xuất và tiêu thụ nấm ăn trên địa bàn huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc. Luận văn thạc sĩ kinh tế, Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội.

6. Nguyễn Hữu Dương (2012). Giải pháp phát triển sản xuất và tiêu thụ sản phẩm mây tre đan của cụm công nghiệp làng nghề Phúc Vinh huyện Chương Mỹ, Thành phố Hà Nội. Luận văn thạc sĩ kinh tế, Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội.

7. Trần Đăng Khoa, 2010. Nghiên cứu giải pháp phát triển sản xuất và tiêu thụ cam sành Hà Giang. Luận văn thạc sĩ kinh tế Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội.

8. Nguyễn Đức Kiên (2012). Nghiên cứu, đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp phát triển bền vững nghề Mỳ Kế, thành phố Bắc Giang. Báo cáo thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học cấp tỉnh.

9. Lương Thị Lệ (2011). Giải pháp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trên

địa bàn thành phố Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang. Luận văn thạc sĩ kinh tế,

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 134

10.Malcom Gillis, 1983. Phát triển nông nghiệp bền vững, Đỗ Kim Chung dịch (2009). Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.

11.Niên giám thống kê thành phố Bắc Giang, 2013. 12.Niên giám thống kê tỉnh Bắc Giang, 2013.

13.Nguyễn Thị Phương, 2010. Nghiên cứu giải pháp phát triển sản xuất và tiêu thụ nhãn lồng Hưng Yên. Luận văn thạc sĩ kinh tế, Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội.

14.Trần Văn Quang (2009). Hoạt động ngành nghề với việc làm và thu nhập của các hộ nông dân xã Dĩnh Kế, thành phố Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang.

Khóa luận tốt nghiệp đại học, Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội 15.Sở Khoa học và công nghệ tỉnh Bắc Giang (2012). Báo cáo kết quả vệ

sinh an toàn thực phẩm Mỳ Kế. Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Bắc Giang.

16.Lệ Thụ, 1993. Định giá và tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp. Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội

17.Nguyễn Đăng Thực (2012). Các giải pháp phát triển sản xuất cam canh trên địa bàn huyện Đan Phượng, Thành phố Hà Nội. Luận văn thạc sĩ kinh tế, Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội.

18.Nguyễn Công Tiệp, 2012. Phát triển sản xuất và tiêu thụ bưởi Diễn ở một

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển sản xuất và tiêu thụ mỳ kế của thành phố bắc giang, tỉnh bắc giang (Trang 135)