Các yếutố ảnh hưởng đến phát triển sản xuất và tiêu thụ sản

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển sản xuất và tiêu thụ mỳ kế của thành phố bắc giang, tỉnh bắc giang (Trang 37)

M Kế

2.1.6.1 Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển sản xuất Mỳ Kế

Quá trình phát triển sản xuất các ngành nghề nông thôn nói chung và sản xuất mỳ gạo nói riêng chịu tác động của rất nhiều yếu tố. Những yếu tố có sự biến đổi trong từng thời kỳ và theo chiều hướng khác nhau. Chúng có thể là những yếutố thúc đẩy nhưng ngược lại cũng có thể là những nhân tố kìm hãm sự phát triển sản xuất.

a) Nhóm yếu t vđiu kin t nhiên

Điều kiện khí hậu, thời tiết: nghề làm mỳ gạo nói chung và mỳ Kế nói riêng chịu ảnh hưởng nhiều bới yếu tố thời tiết, có tác động tới giai đoạn làm khô, phơi bánh tráng. Nếu thời tiết mưa ẩm không đủ nắng bánh dễ bị mốc và hỏng đồng thời ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm. Đặc biệt với khí hậu của Thành phố Bắc Giang nói riêng và của các miền Bắc nói chung vào tầm tháng 2, 3 (thời tiết mưa xuân, ẩm độ cao) sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến quá trình sản xuất mỳ của các hộ.

Môi trường: việc phát triển các ngành nghề ở nông thôn hiện nay cần chú ý tới tác động của nó tới môi trường, đây là vấn đề ảnh hưởng tới phát triển bền vững. Hiện nay tình trạng ô nhiễm nguồn nước, ô nhiễm không khí, ô nhiễm hóa chất là những vấn đề rất nghiêm trọng ở nông thôn, đặc biệt là ở những vùng có ngành nghề phi nông nghiệp phát triển. Mục tiêu phát triển mở rộng sản xuất thì cũng kéo theo vấn đề gia tăng ô nhiễm, đây là mâu thuẫn rất khó giải quyết. Nguyên nhân cơ bản là sản xuất phát triển tự phát thiếu quy hoạch tổng thể, vốn ít, mặt bằng sản xuất chật hẹp, cơ sở hạ tầng

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 27

thấp kém, trình độ ý thức người dân còn thấp,.. môi trường nước không khí nếu đảm bảo có thể ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm.

Đất đai, sân bãi: đất đai là yếu tố không thể thiếu đối với mỗi cơ sở sản xuất, đối với nghề sản xuất mỳ thì yêu cầu về diện tích mặt bằng cơ sở sản xuất không lớn nhưng yếu cầu về không gian diện tích để phơi phên nữa là tương đối lớn, hầu hết các hộ đều phải tận dụng không gian, môi trường xung quanh để phơi bánh. Yêu cầu về vị trí phơi bánh phải đảm bảo thoáng mát sạch sẽ, nếu không sẽ ảnh hưởng tới chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm.

b) Nhóm nhân t vđiu kin kinh tế xã hi

Dân số cũng có tác động nhất định tới quá trình sản xuất và tiêu thụ mỳ, nếu dân số đông sẽ là thị trường tiêu thụ nội địa lý tưởng, dân số tạo ra nhu cầu lớn và đa dạng các sản phẩm đồng thời cung cấp lao động trong quá trình sản xuất mỳ gạo. Đây là nhân tố kích thich để việc sản xuất không ngừng nâng cao năng suất, chất lượng các chủng loại mỳ gạo và cải tiến phương thức tiêu thụ để đáp ứng tốt nhu cầu của thị trường.

Trong cơ chế tiêu thụ hiện nay sự phát triển của các nghề chế biến mỳ đã thể hiện cuộc cạnh tranh gay gắt về năng suất, chất lượng và giá cả. Nghề làm mỳ gạo cũng vậy, do vậy để có thể cạnh tranh được trên thị trường các hộ cần phải đẩy mạnh đổi mới công nghệ, cải tiến phương pháp sản xuất để nâng cao năng suất lao động và chất lượng sản phẩm hàng hóa và hạ giá thành sản phẩm, Tuy nhiên hiện nay rất nhiều hộ sản xuất mỳ gạo vẫn mang nặng tính chất thủ công thô sơ lạc hậu nên yếu tố công nghệ vẫn là một trong những yếu tố cản trở quá trình phát triển sản xuất của hộ (Trần Minh Yến, 2005).

Hệ thống chính sách của Nhà nước có những ảnh hưởng nhất định đến quá trình sản xuất và tiêu thụ mỳ gạo. Chính sách đầu tư cơ sở hạ tầng, đầu tư cho phát triển kỹ thuật công nghệ sản xuất, công nghệ xử lý môi trường,…

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 28

ngoài ra còn có chính sách thuế, miễn giảm thuế trong các trường hợp sản xuất gặp rủi ro, khó khăn.

c) Nhóm nhân t vn, lao động và t chc sn xut

Vốn là yếu tố rất quan trọng đối với quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh. Đối với hầu hết các hộ sản xuất mỳ gạo thì nguồn vốn cần thiết cho sản xuất không phải là lớn nhưng vẫn là một vấn đề khó khăn cho một bộ phận lớn các hộ sản xuất, cần có sự hỗ trợ ti8chs cực từ phía Nhà nước và địa phương, đặc biệt là đề ra những chinh sách phù hợp với đặc điểm sản xuất. Tạo điều kiện cho các hộ dễ dàng tiếp cận với nguồn vốn vay ưu đãi.

Nguồn nguyên vật liệu, nguyên vật liệu phục vụ quá trình sản xuất chủ yếu là gạo. Trước đây nguồn nguyên vật liệu chủ yếu chỉ mang tính nhỏ hẹp trong phạm vi địa phương, hiện nay nguồn nguyên vật liệu phục vụ sản xuất ngày càng phong phú và thuận tiện đáp ứng được nhu cầu ngày càng lớn của sản xuất.

Lao động là một trong những nguồn lực quan trọng cho sự phát triển. Họ là những nghê nhân, thợ thủ công lâu năm, chủ cơ sở sản xuất kinh doanh đóng vai trò quan trọng trong quá trình dạy nghề và truyền nghề.

Hình thức tổ chức sản xuất có ảnh hưởng lớn đến quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của hộ. Các hình thức tổ chức sản xuất chính mà các hộ lựa chọn như hợp tác xã, hộ sản xuất độc lập. Mỗi hộ tùy thuộc và điều kiện của mình mà lựa chọn hình thức tổ chức sản xuất sao cho phù hợp để phát triển sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.

Công nghệ sản xuất có ảnh hưởng lớn năng suất sản xuất. Việc áp dụng máy móc công nghệ vào sản xuất sẽ góp phần giảm bớt sức lao động, nâng cao nắng suất lao động, góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ giá thành sản xuất, nâng cao hiệu quả kinh tế trong sản xuất.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 29

2.1.6.2 Các yếu tố ảnh hưởng tới phát triển tiêu thụ mỳ Kế

a) Yếu t sn xut

Để tiêu thụ mỳ kế được nhanh chóng và thuận lợi thì khâu sản xuất phải đảm bảo chỉ sản xuất với số lượng hợp lý phù hợp với nhu cầu của thị trường đồng thời giá cả ngày càng hạ và chất lượng ngày càng tăng lên. Bên cạnh đó cần chú ý khâu cung ứng phải kịp thời.

b) Yếu t th trường

Thị trường chịu ảnh hưởng của các quy luật giá trị, quy luật canh tranh, quy luật cầu cung như các thị trường khác. Nó là sự kết hợp chặt chẽ giữa hai khâu sản xuất và tiêu thụ. Nếu thị trường tiêu thụ chấp nhận thì quy mô sản xuất sẽ được duy trì và mở rộng.

c) Cht lượng sn phm

Trong nền kinh tế thị trường, chất lượng sản phẩm là một trong những vũ khí cạnh tranh sắc bén, là một yếu tố góp phần vào việc khẳng định vị trí của người sản xuất trên thị trường.

Khi mức sống người dân nâng cao thì yêu cầu về chất lượng sản phẳm của người tiêu dùng cũng cao. Chất lượng sản phẩm không những thu hút nhiều khách hàng, mà còn giúp người sản xuất nâng giá hợp lý để tăng lợi nhuận. Đồng thời chất lượng sản phẩm tạo điều kiện cho việc kéo dài chu kỳ sống của sản phẩm đẩy mạnh tốc độ tiêu thụ, mở rộng thị trường.

d) Giá sn phm (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Giá cả là biểu hiện bằng tiền của giá trị hàng hóa theo thỏa thuận giữa người mua và người bán trong quan hệ cung cầu và các yếu tố cạnh tranh. Giá cả được xem như là một tín hiệ đáng tin cậy phản ánh tình hình biến động của thị trường, giá cả ảnh hưởng tới lượng sản phẩm bán ra, sự đánh giá của khách hàng về chất lượng sản phẩm.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 30

Khi thu nhập người tiêu dùng cao họ có nhu cầu tiêu thụ những sản phẩm có chất lượng cao, tuy nhiên không phải lúc nào điều này cũng đúng vì nó còn bị giới hạn bởi đặc tính, thói quan tiêu dùng và đặc tính của sản phẩm.

f) Mu mã bao bì

Đây là càm nhận đầu tiêu của khách hàng về sản phẩm, vì vậy người sản xuất cần chú ý thiết kế đẹp mắt phù hợp với sản phẩm, mang đặc trưng thương hiệu sản phẩm của địa phương. Việc đa dạng hóa mẫu mã, kích thước bao bì nhằm thõa mãn nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng.

g) S cnh tranh ca các sn phm trên th trường

Các sản phẩm cạnh tranh là những sản phẩm có cùng chủng loại được sản xuất ở các địa phương khác hoặc các sản phẩm thay thế, đặc biệt là những sản phẩm đã gây dựng được thương hiệu và có uy tín với người tiêu dùng như Mỳ Chũ, mỳ ăn liền, miến,…. Các sản phẩm cạnh tranh càng nhiều thì việc phát triển tiêu thụ sản phẩm càng gặp nhiều khó khăn. Do vậy, để có thể cạnh tranh được thì các sản phẩm mỳ Kế phải gây dựng được thương hiệu, tạo niềm tin và uy tín với người tiêu dùng về chất lượng và mẫu mã sản phẩm.

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển sản xuất và tiêu thụ mỳ kế của thành phố bắc giang, tỉnh bắc giang (Trang 37)