Giải pháp bảo vệ và giảm thiể uô nhiễm môi trường vùng

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển sản xuất và tiêu thụ mỳ kế của thành phố bắc giang, tỉnh bắc giang (Trang 132)

mình. Thứ hai, các hộ sản xuất mỳ Kế thông qua các phương tiện truyền thông như internet, truyền hình, báo chí,... cần chủ động việc tiếp cận các thông tin và tìm hiểu cách thức bảo vệ và phát triển thương hiệu mỳ Kế trong và ngoài nước. Bên cạnh đó cần lấy những bài học quý báu, những mô hình phát triển thương hiệu sản phẩm nhừ mỳ Chũ, mỳ Quảng, chè Thái Nguyên,... để có thể xây dựng được thương hiệu vững mạnh mỳ Kế trên thị trường. Thứ ba, cần tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng nâng cao kiến thức về chính sách, biện pháp phát triển thương hiệu cho các hộ sản xuất mỳ Kế.

4.2.2.4 Giải pháp bảo vệ và giảm thiểu ô nhiễm môi trường vùng sản xuất Mỳ Kế Mỳ Kế

Qua kết quả điều tra, nghiên cứu thực trạng làng nghề Mỳ Kế, để giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường trước mắt và lâu dài, tác giả đưa ra một số giải pháp kết hợp sau đây:

- Tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân về bảo vệ môi trường

Các cơ quan quản lý nhà nước về môi trường phải tăng cường công tác tuyên truyền phổ biến văn bản pháp luật về bảo vệ môi trường đến mọi tầng lớp nhân dân trên địa bàn xã Dĩnh Kế, triển khai cụ thể hoá các văn bản quy phạm pháp luật về môi trường cho phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ bảo vệ môi trường của địa phương.

Đổi mới công tác tuyên truyền, giáo dục về bảo vệ môi trường, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức và hành động đối với lãnh đạo chính quyền, mặt trận tổ quốc, các đoàn thể và nhân dân về trách nhiệm và ý thức bảo vệ môi trường. Đề xuất cơ chế, chính sách khuyến khích các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân tham gia công tác bảo vệ môi trường.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 122

Thường xuyên công khai các thông tin về tình trạng ô nhiễm môi trường trên địa bàn xã trên các phương tiện thông tin đại chúng để tăng cường sự giám sát của nhân dân. Đa dạng hoá các nội dung, hình thức tuyên truyền làm cho nhân dân hiểu rõ hậu quả trước mắt cũng như lâu dài của ô nhiễm môi trường. Phát hiện và tuyên truyền nhân rộng các mô hình, điển hình tiên tiến, các tấm gương người tốt việc tốt trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.

- Quy hoạch phát triển và bảo vệ môi trường, cảnh quan

- Tăng cường sự chỉ đạo của chính quyền các cấp đối với phát triển snar xuất mỳ Kế và bảo vệ môi trường để phát triển bền vững.

- Quy hoạch phát triển sản xuất mỳ Kế hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội của địa phương, gắn với bảo vệ môi trường làng nghề.

- Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng tại vùng sản xuất mỳ Kế để giảm thiểu việc xả các chất thải ra môi trường. Cần quy hoạch đưa các cơ sở sản xuất mỳ ra xa các khu vực dân cư để tiến tới có thể khống chế và xử lý được các chất thải.

- Áp dụng các biện pháp kiểm soát nước thải tại các hộ sản xuất mỳ Kế

Chất thải phát sinh từ quá trình sản xuất mỳ có hàm lượng chất hữu cơ cao, vì vậy phải áp dụng các biện pháp xử lý sinh học gồm 2 bước. Bước 1, xử lý sơ bộ tại hộ gia đình bằng công nghệ yếm khí bể biogas và xử lý tập trung. Nguyên lý hoạt động là nước thải trước khi đi ra hệ thống xử lý nước tập trung phải được qua hệ thống bể biogas để giảm hàm lượng cặn, nồng độ ô nhiễm nước thải và tận dụng lượng khí phát sinh từ quá trình phân huỷ yếm khí các hợp chất hữu cơ làm nhiên liệu đốt. Bước 2, đầu tư xây dựng trạm xử lý nước thải tập trung.

Nước thải sau khi xử lý bằng bể biogas phải qua hệ thống rãnh thoát

Nước thải từ sản xuất mỳ Nước thải từ chăn nuôi lợn Bể biogas Hệ thống xử lý nước thải tập trung Thải ra môi trường

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 123

nước có nắp đậy trước khi thải vào hệ thống xử lý nước thải tập trung để giảm thiểu mùi hôi thối khó chịu cho khu dân cư.

Sơđồ 4.3 Xử lý nước thải làng nghề mỳ kế

Nước ở các ao, mương tiêu thoát nước bị ô nhiễm cần dùng biện pháp thả bèo nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Trong nước thải có nhiều chất hữu cơ, vô cơ, các chất lơ lửng làm ô nhiễm môi trường. Dưới tác động của vi sinh vật, các chất hữu cơ bị phân giải thành chất vô cơ làm cho nồng độ dung dịch trong nước càng tăng thêm và là nguồn thức ăn tốt cho các coliform gây bệnh phát triển, đặc biệt là các vi khuẩn đường ruột. Các chất vô cơ trong môi trường nước không những là thức ăn cho vi sinh vật mà còn là nguồn thức ăn cho thực vật. Nuôi bèo trong môi trường nước thải để chúng hút thức ăn (chất bẩn) làm sạch môi trường nước thải.

- Khuyến khích các cơ sở sản xuất trong làng nghề áp dụng các giải pháp sản xuất sạch hơn để vừa giảm lượng phát thải, vừa mang lại hiệu quả kinh tế cao. Tổ chức các lớp đào tạo, trình diễn thử nghiệm áp dụng sản xuất sạch hơn cho các chủ cơ sở sản xuất tại làng nghề. Khuyến khích các cơ sở sản xuất xử lý nước thải, khí thải, quản lý môi trường bằng cho vay ưu đãi hoặc giảm thuế, tuyên truyền bằng nhiều hình thức nâng cao trách nhiệm của người dân về bảo vệ môi trường.

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển sản xuất và tiêu thụ mỳ kế của thành phố bắc giang, tỉnh bắc giang (Trang 132)