Điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển sản xuất và tiêu thụ mỳ kế của thành phố bắc giang, tỉnh bắc giang (Trang 52)

Bắc Giang là một tỉnh miền núi song có địa hình rất thuận lợi cho giao lưu, buôn bán với các tỉnh khác trong nước và quốc tế. Thành phố Bắc Giang cách thủ đô Hà Nội khoảng 50 km về phía Bắc, ở vị trí trung lộ trên tuyến giao thông (đường bộ, đường sắt liên vận quốc tế) nối thủ đô Hà Nội với thành phố Lạng Sơn và Cửa khẩu quốc tế Đồng Đăng.

Thành phố Bắc Giang ở vị trí đầu mối giao thông liên vùng quan trọng, nằm cận kề vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, có hệ thống đường bộ gồm các tuyến đường: quốc lộ 1A cũ và mới, quốc lộ 31, quốc lộ 37, tỉnh lộ 398; các tuyến đường sắt: Hà Nội – Lạng Sơn, Hà Nội – Kép – Hạ Long, Hà Nội – Kép – Thái Nguyên; có tuyến đường song nối thành phố với các trung tâm công nghiệp, thương mại, du lịch lớn như: Phả Lại, Côn Sơn – Kiếp Bạc, Hải Phòng, Quảng Ninh; tiếp cận thuận lợi với cảng hàng không quốc tế Nội Bài, cảng nội địa Gia Lâm, cảng nước sâu Cái Lân, cảng Hải Phòng và các cửa khẩu quốc tế biên giới Lạng Sơn.

Thành phố Bắc Giang có phía Bắc giáp với huyện Tân Yên; phía Đông giáp huyện Lạng Giang; phía Nam – Tây Nam giáp huyện Yên Dũng; phía Tây giáp huyện Việt Yên.

Với vị trí là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội của tỉnh Bắc Giang. Với vị trí giao thông thuận lợi, thành phố Bắc Giang có điều kiện rất thuận lợi để phát triển sản xuất và tiêu thụ các ngành nghề truyền thống, các sản phẩm đặc sản,… .

Địa hình

Quá trình vận động kiến tạo của địa chất qua nhiều thế kỷ đã tạo nên những nét đặc thù riêng về địa hình ở từng khu vực trên địa bàn tỉnh. Theo bản địa hình, thành phố Bắc Giang nằm trong vùng trung do Bắc Bộ, có

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 42

địa hình tương đối bằng phẳng, có sông Thương chảy quả và nhiều ao hồ trong nội thị. Địa chất thành phố thuộc dạng kiến tạo bồi đắp có nguồn gốc sống biển. Khu vực đô thị có cường độ chịu tải tốt, không có hiện tượng trượt lở.

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển sản xuất và tiêu thụ mỳ kế của thành phố bắc giang, tỉnh bắc giang (Trang 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(164 trang)