Được chi phí giảm nhẹ hay không?

Một phần của tài liệu Thử thách về khí hậu trong thế kỷ 21 (Trang 35)

Công việc xác định ngân sách các-bon có thểảnh hưởng tới công tác lập ngân sách tài chính. Tuy có nhiều nghiên cứu đang xem xét cái giá phải trảđểđạt được các mục tiêu giảm nhẹ cụ thể, nhưng ngưỡng 2°C là mục tiêu tham vọng hơn hẳn những mức được đặt ra trong các nghiên cứu nói trên. Cho dù rất cần phải theo đuổi một lộ trình khí hậu bền vững, nhưng liệu ta có thể chấp nhận

được các chi phí hay không?

Chúng tôi giải đáp câu hỏi này bằng cách tìm ra một phương pháp có thể kết hợp được những kết quảđịnh lượng từ hàng loạt mô hình, nhằm nghiên cứu các khoản chi phí cần để thu được những kết quảổn định lượng phát thải cụ thể.63 Những mô hình này kết hợp các tương tác giữa công nghệ và đầu tư, cân nhắc các kịch bản khác nhau đểđạt được các mục tiêu giảm nhẹ lượng phát thải cụ thể.64 Chúng tôi sử dụng những kết quả nói trên để xác định tổng chi phí cần thiết cho mục tiêu 450 phần triệu CO2e.

Có nhiều cách cắt giảm lượng phát thải CO2. Tất cả các biện pháp như: tăng hiệu suất sử dụng năng lượng, giảm nhu cầu đối với các sản phẩm gây ra mức phát thải các-bon cao, thay đổi hỗn hợp các loại năng lượng - đều có thể áp dụng đểđạt mục tiêu này. Chi phí cho quá trình giảm thiểu phát thải sẽ phụ thuộc vào lượng cắt giảm và khung thời gian cho lượng cắt giảm đó. Những chi phí này xuất phát từ việc đầu tư phát triển và triển khai các công nghệ mới, đồng thời từ chi phí mà các khách hàng phải trả khi chuyển sang sử dụng các hàng hóa, dịch vụ có mức độ phát thải ít hơn. Trong một số trường hợp, có thể dễ dàng cắt giảm một lượng lớn mà không tốn kém: tăng hiệu suất sử dụng năng lượng là một ví dụ. Trong một số trường hợp khác, có thể phải chấp nhận một số chi phí ban đầu nhưng sẽ mang lại lợi ích sau một giai đoạn dài hơn, chẳng hạn như việc triển khai sử dụng một thế hệ máy phát điện mới chạy bằng than, phát thải ít các-bon và có hiệu suất cao. Từ từ giảm lưu lượng khí nhà kính theo thời gian sẽ là lựa chọn ít tốn kém hơn so với việc thay đổi đột ngột.

Công tác nghiên cứu mô hình phục vụ bản báo cáo này đã ước tính chi phí cần thiết đểổn định mức 450 phần triệu CO2e theo các kịch bản khác nhau. Tính theo đồng đô-la thì những con số dự báo này là rất lớn. Tuy nhiên, chi phí của việc hành động sẽđược trải ra nhiều năm. Lấy ví dụ một kịch bản đơn giản, tính trung bình các chi phí sẽ chiếm khoảng 1,6% GDP hàng năm của toàn thế giới từ nay đến năm 2030.65

Đây là một khoản đầu tư không hề nhỏ chút nào. Sẽ là sai lầm nếu chúng ta đánh giá thấp những nỗ lực to lớn cần thiết đểổn định mức phát thải CO2e gần với con số 450 phần triệu. Tuy nhiên, cũng cần phải nhìn nhận các khoản chi phí một cách thực tế nhất. Như bản Báo cáo Stern đã mạnh mẽ lên tiếng với các chính phủ trên thế giới, cần phải nhìn nhận chi phí để hành động khi so với cái giá phải trả khi không hành động gì cả. 1,6% GDP toàn thế giới mà ta cần đểđạt được mục tiêu 450 phần triệu CO2 trên thực tế chưa bằng hai phần ba chi tiêu toàn cầu cho quân sự. Đối với các nước OECD, nơi chi tiêu của chính phủ thường chiếm từ 30 đến 50% GDP, rất có khả năng sẽđạt được các mục tiêu giảm nhẹ phát thải, đặc biệt nếu có thể cắt giảm ngân sách quốc gia cho các lĩnh vực khác như quân sự và trợ cấp nông nghiệp.

Hướng đến tương lai, các kịch bản sử dụng năng lượng và phát thải trong tương lai đều cho thấy chắc chắn một viễn cảnh khí hậu hết sức nguy hiểm, trừ khi thế giới có thể thay đổi được tiến trình phát triển.

1Th Th á c h th ứ c v ề k h í h ậ u t ro n g t h ế k ỷ 21

Không thể thấy hết được cái giá về con người và sinh thái phải trả cho biến đổi khí hậu nguy hiểm nếu chỉ dựa vào những phân tích chi phí - lợi ích đơn thuần. Tuy nhiên, đánh giá mục tiêu giảm nhẹ nghiêm túc từ góc độ kinh tế học sẽ có ý nghĩa lớn về mặt kinh doanh. Xét về lâu dài, những cái giá phải trả cho việc không hành động sẽ lớn hơn chi phí để giảm nhẹ. Bản thân việc ước tính chi phí cho những tác động của biến đổi khí hậu đã là rất khó. Nếu nhiệt độ thế giới tăng thêm 5 - 6°C, các mô hình kinh tế - nếu tính cả những rủi ro khi biến đổi khí hậu xảy ra đột ngột và trên quy mô lớn - đều cho thấy mức thiệt hại sẽ là từ 5% đến 10% tổng GDP toàn cầu. Các nước nghèo có thể sẽ phải chịu mức thiệt hại cao hơn 10%.66 Các tác động mang tính thảm họa của biến đổi khí hậu có thể sẽđẩy sự mất mát lên cao hơn mức nói trên. Việc giảm thiểu nguy cơ xảy ra các hệ quả mang tính thảm họa là một trong những lập luận chắc chắn nhất ủng hộ việc sớm đầu tư cho công tác giảm nhẹđểđạt được mục tiêu mức phát thải 450 phần triệu.

Cần phải nhấn mạnh rằng còn rất nhiều điểm thiếu chắc chắn trong bất cứđánh giá nào về chi phí giảm nhẹ. Dễ thấy nhất là những cơ cấu chi phí cho các công nghệ phát thải ít các-bon trong tương lai, thời điểm áp dụng những công nghệ này, và các yếu tố còn chưa biết khác. Hoàn toàn có khả năng chi phí thực sẽ cao hơn con số dự kiến, và do vậy giới lãnh đạo chính trị cần phải thông tin cho mọi người rằng không thể nào chắc chắn được về chi phí cần thiết để không vượt qua ngưỡng 2°C khiến cho biến đổi khí hậu nguy hiểm. Đồng thời, cũng có khả năng chi phí thực sẽ thấp

hơn dự kiến. Hoạt động mua bán lượng phát thải quốc tế và việc lồng ghép áp thuế các-bon vào các cuộc cải cách thuế nhằm bảo vệ môi trường tốt hơn đều có tiềm năng hạđược mức chi phí cho quá trình giảm nhẹ.67

Tất cả các chính phủđều cần phải đánh giá được những tác động về mặt tài chính trong việc thực hiện các mục tiêu giảm nhẹ biến đổi khí hậu. Công trình kiến trúc đa phương nhằm bảo vệ khí hậu trái đất sẽ bịđặt trên một nền móng thiếu vững chắc nếu không dựa vào những cam kết tài chính. Việc dành ra một khoản tiền tương đương 1,6% GDP trung bình toàn cầu cho mục tiêu giảm nhẹ nghiêm túc sẽđồng nghĩa với việc sẽ mất đi một phần nguồn lực khan hiếm. Nhưng các giải pháp lựa chọn khác cũng không phải là miễn phí. Những cuộc tranh luận chính trị về vấn đề kinh phí cũng vẫn phải trả lời câu hỏi liệu để cho biến đổi khí hậu nguy hiểm có phải là một phương án có thể chấp nhận được về mặt chi phí không.

Câu hỏi này đi thẳng vào lý do kép ủng hộ việc cần hành động cấp bách mà chương này đã đề cập đến. Với những nguy cơ thảm họa sinh thái sẽ nảy sinh kèm theo với việc biến đổi khí hậu nguy hiểm, có thể coi 1,6% GDP toàn cầu là cái giá rẻ phải trả cho một hợp đồng bảo hiểm để bảo vệ cuộc sống tốt đẹp cho các thế hệ tương lai. Khi khoản đầu tư tương tự có khả năng ngăn chặn được nguy cơ tức thời và xảy ra trên diện rộng là đảo ngược kết quả phát triển con người đối với hàng triệu người dễ bị tổn thương hơn trên toàn thế giới, thì những đòi hỏi bức thiết về công bằng xã hội giữa các thế hệ và giữa các quốc gia cũng là một lập luận không kém phần quan trọng.

1.5 “Không làm gì hơn” - con đường dn đến tương lai khí hu không bn vng khí hu không bn vng

Xu thế hoàn toàn không phải là định mệnh và

những hành động trong quá khứ chưa hẳn sẽ dẫn đường tới được những hệ quả tương lai. Trong hoàn cảnh biến đổi khí hậu đang diễn ra, thì đây rõ ràng lại là một điều lành. Nếu 20 năm tiếp theo mà cũng trôi qua giống như 20 năm vừa qua, thì chúng ta chắc chắn sẽ thua trong trận chiến chống lại biến đổi khí hậu nguy hiểm.

Một phần của tài liệu Thử thách về khí hậu trong thế kỷ 21 (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(183 trang)