Thiệt hại về năng suất ‘trước thiên tai’

Một phần của tài liệu Thử thách về khí hậu trong thế kỷ 21 (Trang 68)

Không phải mọi chi phí phát triển con người do chấn động khí hậu đều phát sinh sau thiên tai. Với những người sinh kế bấp bênh ở những vùng khí hậu thất thường, rủi ro không được bảo hiểm là một vật cản lớn đối với tăng năng suất. Ít khả năng xử lý rủi ro hơn, người nghèo gặp phải những rào cản nên không tham gia được vào những đầu tư có lãi hơn nhưng rủi ro hơn. Trong thực tế, họ bị gạt ra ngoài những cơ hội tìm đường thoát nghèo.

Đôi khi người ta lập luận rằng sở dĩ người nghèo là vì họ thiếu ‘đầu óc kinh doanh’ và tránh chọn những đầu tư rủi ro. Sai lầm của quan điểm này là nhầm lẫn giữa tâm lý ngại rủi ro với năng lực sáng tạo. Khi hộ gia đình tụt xuống gần mức bần cùng thì họ trở nên ngại rủi ro hơn vì một lý do hết sức xác đáng: những kết quả tiêu cực có thể tác động tới cơ hội sinh tồn của họở nhiều cấp. Hoạt động mà không có bảo hiểm chính thức trong những khu vực nguy cơ

rủi ro cao - như vùng đồng trũng ngập lụt, hoặc nơi thường hạn hán hoặc sườn dốc chênh vênh - hộ nghèo phải tính toán hy sinh tiềm năng đầu tư lợi nhuận cao vì lợi ích an sinh cho cả gia

đình. Nông dân có thể buộc phải ra các quyết

định sản xuất phụ thuộc ít hơn vào lượng mưa thất thường, nhưng cũng kém lợi nhuận hơn.

Nghiên cứu ở nhiều làng quê Ấn Độ vào những năm 1990 phát hiện thấy ngay cả những biến thiên rất nhỏ về thời điểm mưa có thể giảm 1/3 lợi nhuận nông nghiệp đối với nhóm nghèo nhất trong số

những người trả lời, trong khi hầu như không có tác

động tới lợi nhuận của nhóm giàu nhất. Đối mặt với rủi ro cao, nông dân nghèo thường quá thận trọng: những quyết định sản xuất dẫn tới lợi nhuận bình quân kém đi so với khi ở trong môi trường được bảo hiểm rủi ro.27Ở Tan-da-ni-a, nghiên cứu ở các làng

Rủi ro liên quan tới khí hậu buộc con người phải đánh đổi - một việc làm hạn chế cơ bản sự tự do và xói mòn sự lựa chọn.

2Ch Ch ấ n độ ng k hí h ậ u: n g u y c ơ v à t ổ n t h ươ n g t ro n g m ộ t t h ế gi ớ i b ấ t bì n h đẳ ng

mạc cho thấy nông dân nghèo chuyên canh các loại cây chịu hạn như lúa miến sorghum và sắn đảm bảo an ninh lương thực tốt hơn song hiệu quả kinh tế

thấp hơn. Mùa màng của nhóm giàu nhất cho sản lượng cao hơn 25% so với nhóm nghèo nhất.28

Đây là một phần trong mô hình rất phổ biến về bảo hiểm rủi ro thực tế mà khi tương tác với các yếu tố khác nó sẽ làm gia tăng bất bình

đẳng và khoá chặt hộ nghèo trong hệ thống sản xuất lợi nhuận thấp.29 Khi biến đổi khí hậu tăng nhanh, sản xuất nông nghiệp ở nhiều nước

đang phát triển sẽ trở nên rủi ro hơn và kém lợi

nhuận hơn (xem phần về Nông nghiệp và an

ninh lương thực dưới đây). Với 3/4 người nghèo trên thế giới phụ thuộc vào nông nghiệp, điều này có ý nghĩa quan trọng đối với nỗ lực xoá đói giảm nghèo toàn cầu.

Không chỉ người nghèo trên thế giới sẽ phải thích ứng với những tình hình khí hậu mới. Người sản xuất nông nghiệp ở các nước giàu cũng sẽ phải giải quyết hậu quả, và có hai khác biệt quan trọng. Tuy nhiên, rủi ro bớt nghiêm trọng hơn và được giảm nhẹ rất nhiều thông qua những khoản trợ cấp khổng lồ - khoảng 225 tỉĐô la Mỹở các nước OECD năm 2005 – và hỗ

trợ của nhà nước cho bảo hiểm tư nhân.30 Ở

Hoa Kỳ, tiền thanh toán bảo hiểm của chính phủ

liên bang cho thiệt hại cây trồng trung bình là 4 tỉĐô la Mỹ mỗi năm trong giai đoạn 2002 - 2005. Sự kết hợp giữa trợ cấp và bảo hiểm giúp cho người sản xuất ở các nước phát triển dám đầu tư rủi ro cao hơn để thu về lợi nhuận cao hơn so với khi đầu tư trong điều kiện thị trường.31

Một phần của tài liệu Thử thách về khí hậu trong thế kỷ 21 (Trang 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(183 trang)