Sản xuất điệ n thay đổi lộ trình phát thả

Một phần của tài liệu Thử thách về khí hậu trong thế kỷ 21 (Trang 115)

• Khu vực dân cư;

• Các tiêu chuẩn phát thải xe cơ giới;

• Nghiên cứu, phát triển và phổ biến công nghệ cac-bon th́ ấp.

Sn xut đin - thay đổi l trình phát thi

Phát điện là nguồn phát thải CO2 chính. Cứ 10 tấn CO2 phát tán vào khí quyển Trái Đất thì nó chiếm tới 4 tấn. Cách thức các nước phát điện như thế nào, phát được bao nhiêu điện và bao nhiêu CO2 bị thải ra từ từng đơn vị năng lượng sản xuất ra là những điều tối quan trọng trong việc tạo lập triển vọng đối với những nỗ lực giảm nhẹ biến đổi khí hậu mạnh mẽ.

Tình hình hiện nay cho thấy một số hướng đáng lo ngại. Nhu cầu điện trên thế giới dự kiến sẽ tăng gấp đôi vào năm 2030. Đầu tư luỹ tiến đểđáp ứng nhu cầu này theo IEA dự kiến từ năm 2005 đến 2030 sẽ vào khoảng 11 ngàn tỉĐô la My.̃59 Hơn một nửa sốđầu tư này sẽ là ở các nước đang phát triển với đặc điểm hiệu suất năng lượng thấp. Riêng Trung Quốc sẽ chiếm khoảng 1/4 đầu tư toàn cầu theo dự

Các chính sách công hiệu quả có thể góp phần đem lại kết quả ‘cùng thắng’ (win- win) đối với an ninh khí hậu toàn cầu, an ninh năng lượng quốc gia và mức sống.

3Tr Tr á n h b i ế n đổ i k hí h ậ u n g u y h i ể m - c h i ế n l ượ c g i ả m n h ẹ

kiến. Đầu tư theo dự kiến ở Hoa Kỳước tính vào khoảng 1,6 ngàn tỉĐô la Mỹ, phản ánh sự thay thế quy mô lớn đối với trữ lượng phát điện hiện thời.

Những mô hình đầu tư phát điện mới xuất hiện cũng theo hướng đáng lo ngại. Chúng cho thấy thế giới đã bị nhốt chặt trong vòng phát triển cơ sở hạ tầng tiêu thụ quá nhiều cac-bon. Ĺ ượng than đá ngày càng chiếm tỉ trọng lớn trong nguồn cung cấp điện theo kế hoạch. Gia tăng đầu tư lớn nhất là trong các kế hoạch ở Trung Quốc, Ấn Độ và Hoa Kỳ - 3 trong số 4 nguồn phát thải CO2 lớn nhất hiện nay. Ở mỗi nước trong số này, sự gia tăng nhanh chóng công suất phát điện bằng than đã xảy ra rồi hoặc đang trong kế hoạch. Năm 2006, Trung Quốc ước tính cứ mỗi tuần lại xây thêm 2 nhà máy điện đốt than mới. Nhà chức trách ở Hoa Kỳđang cân nhắc đề án xây dựng trên 150 nhà máy điện đốt than, với kế hoạch đầu tư 145 ngàn tỉĐô la Mỹ cho tới năm 2030.60 Trong 10 năm tới, Ấn Độ lên kế hoạch tăng hơn 75% công suất phát điện bằng than.61 Trong mỗi trường hợp trên, việc gia tăng công suất là một trong những động lực chính dự kiến sẽ gây gia tăng lớn về phát thải CO2 quốc gia (Hình 3.3).

Triển vọng đạt được mức giảm mạnh về phát thải CO2 liên quan tới ngành điện là như thế nào? Câu trả lời cho câu hỏi đó sẽ phụ thuộc một phần vào tốc độ phát triển và triển khai công nghệ mới về cac-bon th́ ấp, và một phần vào các yếu tố bên phía nhu cầu như tiết kiệm thông qua lợi ích về hiệu suất - những vấn đề ta sẽ xét tiếp trong những phần sau của chương này. Những chính sách công hình thành

Một phần của tài liệu Thử thách về khí hậu trong thế kỷ 21 (Trang 115)