chậm trễ và quá manh mún
Hợp tác quốc tế trong công tác thích ứng có thể được xem là một cơ chế bảo hiểm cho những người nghèo trên thế giới. Giảm nhẹ biến đổi khí hậu sẽ tạo ra một sự khác biệt nhỏđối với triển vọng phát triển con người trong số các cộng đồng dễ bị tổn thương trong nửa đầu của Thế kỷ 21 – nhưng sẽ là một sự khác biệt lớn trong nửa sau. Ngược lại, các chính sách thích ứng sẽ có thể tạo ra một sự khác biệt lớn ngay trong vòng 50 năm tới – và chúng sẽ còn tiếp tục quan trọng sau cả giai đoạn đó. Đối với những chính phủ quan tâm đến việc đạt được những tiến bộ theo như các Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ trong thập kỷ tới, và sau đó tiếp tục phát huy các tiến bộ này, thì quá trình thích ứng là phương án duy nhất để hạn chế những thiệt hại gây ra bởi hiện tượng biến đổi khí hậu hiện nay.
Chính phủ các nước đang phát triển có trách nhiệm chủ yếu đối với việc phát triển các chiến lược cần thiết để xây dựng sức đề kháng chống
lại sự biến đổi khí hậu. Tuy nhiên, để thành công, công tác thích ứng sẽ phải cần đến sự phối hợp hành động trên nhiều mặt. Các nhà tài trợ và các tổ chức phát triển sẽ phải hợp tác với các chính phủ để lồng ghép công tác thích ứng vào các chiến lược xoá đói giảm nghèo và các quá trình hoạch định có quy mô bao quát hơn. Với thực trạng là rất nhiều quốc gia trong số những nước dễ bịảnh hưởng nhất cũng thuộc diện những nước nghèo nhất, viện trợ quốc tế sẽđóng một vai trò then chốt trong việc tạo điều kiện cho quá trình thích ứng.