Lập luận ủng hộ việc đánh thuế các-bon

Một phần của tài liệu Thử thách về khí hậu trong thế kỷ 21 (Trang 108)

Những người đưa ra chủ trương đánh thuế cac-́ bon tuyên bố hàng loạt các lợi thế của nó so với cơ chế mua bán.30 Những lợi thếđó có thể nhóm thành 4 loại:

Quản trị. Những người ủng hộđánh thuế cho rằng chúng tạo ra nhiều lợi thế lớn hơn. Về nguyên tắc, nghĩa vụ thuế phát thải CO2 có thể thực hiện thông qua hệ thống thuế tiêu chuẩn, và cơ hội trốn thuế có thểđược hạn chế bằng cưỡng chế tại các điểm then chốt trong nền kinh tế. Một ước tính với Hoa Kỳ cho thấy nếu thuế các-bon áp dụng cho 2000 cơ quan đơn vị thì có thể bao phủ hầu như toàn bộ việc tiêu thụ nhiên liệu hoá thạch, làm hạn chế cơ hội trốn thuế.31

Hạn chế tiêu cực của các đối tượng đặc quyền.

Như trong bất kỳ một hệ thống phân bổ hạn ngạch nào, cơ chế mua bán phát thải có thể bị các đối tượng có đặc quyền lợi dụng. Như một nhà bình luận đã nhận xét, việc phát hành giấy phép “về thực chất là máy in tiền cho những người kiểm soát những giấy phép ấy.”32 Ai nhận được bao nhiêu giấy phép với giá nào là những vấn đề phải được xác định bằng các quy trình chính trị. Khó có thể tránh được tình trạng những quy trình ấy chịu ảnh hưởng của các đối tượng quyền thế - các công

Chi phí tiền bạc và chi phí xã hội lớn hơn của phát thải các-bon là rất cao song rất không chắc chắn - và chúng lan ra khắp các nước và các thế hệ.

3Tr Tr á n h b i ế n đổ i k hí h ậ u n g u y h i ể m - c h i ế n l ượ c g i ả m n h ẹ ty điện, dầu lửa, công nghiệp và bán lẻ, đó chỉ là vài ví dụ. Nạn lừa đảo đã được nêu rõ là gót chân Asin của các phương thức mua bán phát thải.

Khả năng dự báo về giá. Mặc dù cả việc đánh thuế lẫn mua bán phát thải đều làm tăng chi phí phát thải CO2, nhưng chúng làm tăng theo những cách thức rất khác nhau. Thuế các-bon trực tiếp ảnh hưởng tới giá cả theo một cách có thể dự báo được. Ngược lại, cơ chế mua bán phát thải lại kiểm soát số lượng. Bằng cách quy định cứng lượng phát thải, những cơ chế như thế sẽđiều tiết giá cả thông qua bất kỳ sự điều chỉnh nào tương ứng với mức hạn ngạch

trần. Những người phê phán việc mua bán

phát thải lập luận rằng hạn ngạch sẽ làm trầm trọng dao động bất thường về giá năng lượng, tác động tới quyết định đầu tư kinh doanh và tiêu dùng của hộ gia đình.

Tạo doanh thu.Thuế cac-bon có tí ềm năng tạo ra những dòng doanh thu lớn. Do cơ sở thuế của doanh thu các-bon lớn đến vậy cho nên chỉ một khoản thuế khiêm tốn cũng có thể tích luỹđáng kể. Với OECD, thuế phát thải CO2 liên quan tới năng lượng ở mức 20 Đô la Mỹ một tấn CO2 cũng có thể huy động được khoảng 265 tỉĐô la Mỹ mỗi năm.33 Doanh thu từ thuế cac-bon có th́ ể cung cấp nguồn tài chính để cải cách hệ thống thuế trong khi vẫn duy trì tính trung lập tài khoá (giữ nguyên tỉ lệ giữa thuế so với GDP). Doanh thu từ thuế các-bon có thể sử dụng để giảm thuế về công ăn việc làm và đầu tư, hoặc tạo ra những động cơ mới khuyến khích phát triển công nghệ các-bon thấp. Chẳng hạn vào đầu thập kỷ 1990 Na-uy đã triển khai thuế các-bon đối với năng lượng và hiện nay đã tạo được

nguồn doanh thu chiếm gần 2% GDP. Dòng

doanh thu từ thuế cac-bon ́ đã hỗ trợđổi mới

công nghệ và cung cấp tài chính cho việc

cắt giảm thuế lao động.34ỞĐan Mạch, thuế cac-bon ́ đã đóng vai trò quan trọng trong việc giảm cường độ các-bon và thúc đẩy việc phát triển năng lượng tái tạo. Từ năm 1990 tới nay, tỉ trọng than trong việc sử dụng năng lượng cơ bản đã giảm từ 34 xuống còn 19%, trong khi tỉ trọng năng lượng tái tạo đã tăng hơn gấp đôi, chiếm 16%.

Một phần của tài liệu Thử thách về khí hậu trong thế kỷ 21 (Trang 108)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(183 trang)