Không bao gồm những lắp đặt ở Vương quốc Anh hiện tạm thời đang nằm ngoài hệ thống năm 2005 nhưng sẽ đưa vào trong giai đoạn 2008 2012, dự tính sẽ lên tới 30 Triệu tấn CO 2.

Một phần của tài liệu Thử thách về khí hậu trong thế kỷ 21 (Trang 114)

3Tr Tr á n h b i ế n đổ i k hí h ậ u n g u y h i ể m - c h i ế n l ượ c g i ả m n h ẹ

Có bằng chứng cho thấy mặc dù không đáp ứng quy tắc đó, một số khoản tín dụng CDM vẫn được huy động cho những đầu tư như vậy.57 Cần có sự giám sát độc lập mạnh mẽ hơn đểđảm bảo việc mua bán

cac-bon không làm ‘loãng’ nh́ ững nỗ lực giảm thải thực sự. Nhu cầu cần có sự giám sát mạnh mẽ như vậy đặt ra vấn đề tiếp tục mở rộng CDM dựa trên mô hình hiện thời.

3.3 Vai trò cc k quan trng ca sđiu tiết và hành động ca chính ph

Định giá cac-bon qua h́ ệ thống mua bán phát thải là một điều kiện cần thiết để tránh biến đổi khí hậu nguy hiểm. Song chỉ riêng việc định giá các-bon không thôi sẽ không đủđể thúc đẩy đầu tư và thay đổi hành vi trên quy mô hoặc tốc độ cần thiết. Còn có những rào cản khác ngăn trở bước đột phá trong nỗ lực giảm nhẹ biến đổi khí hậu - những rào cản chỉ có thể dỡ bỏ bằng hành động của chính phủ. Chính sách công về quản lý, trợ cấp năng lượng và thông tin có vai trò trung tâm ởđây.

Không có cẩm nang nào có thể xác định trước những chính sách thích hợp để tạo ra một môi trường thuận lợi thúc đẩy chuyển đổi sang cac-bon ́ thấp. Tuy nhiên, những vấn đề cần giải quyết đã quá rõ. Thay đổi tổng loại năng lượng theo hướng năng lượng các-bon thấp đòi hỏi những khoản đầu tư ban đầu lớn và tầm nhìn xa trông rộng trong quy hoạch. Chỉ một mình thị trường sẽ không làm nổi. Các cơ chế quản lý của chính phủ với sự hậu thuẫn của trợ cấp và khuyến khích kinh tếđóng vai trò then chốt trong việc định hướng quyết định đầu tư. Tiêu chuẩn hiệu suất về năng lượng cho các công trình xây dựng, thiết bịđiện và xe cơ giới có thể cắt giảm mạnh phát thải với chi phí thấp. Trong khi đó, hỗ trợ nghiên cứu và triển khai có thể tạo điều kiện đột phá về công nghệ.

Các chính sách công hiệu quả có thể góp phần đem lại kết quả ‘cùng thắng’ (win-win) đối với an ninh khí hậu toàn cầu, an ninh năng lượng quốc gia và mức sống. Những cải tiến trong hiệu suất sử dụng cuối cùng minh hoạ cho tiềm năng này. Những kịch bản do Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) xây dựng chỉ ra tiềm năng tiết kiệm hiệu suất khi các nước OECD cắt giảm phát thải 16% vào năm 2030. Mỗi một đô-la Mỹđầu tư vào những cắt giảm này thông qua những thiết bịđiện hiệu suất hơn có thể tiết kiệm được tới 2,2 Đô la Mỹ tiền đầu tư vào nhà máy điện. Tương tự, mỗi một đô-la Mỹđầu tư vào tiêu chuẩn nhiên liệu hiệu quả hơn

cho xe cơ giới có thể tiết kiệm tới 2,4 Đô la Mỹ tiền nhập khẩu dầu.58

Mặc dù những ước tính tỉ lệ chi phí-lợi ích về hiệu suất thu được rất khác nhau, như những con số này cho thấy, nhưng vẫn có thể thu được những lợi ích lớn. Những lợi ích đó có thểđo bằng phần tiết kiệm được của người tiêu dùng, giảm phụ thuộc vào nhập khẩu dầu và giảm chi phí cho công nghiệp. Chúng cũng có thểđo bằng chi phí giảm đi cho nỗ lực giảm nhẹ biến đổi khí hậu. Xét theo một cách khác, việc không đạt được lợi ích về hiệu suất là con đường dẫn tới kết quả ‘cùng thua’ đối với an ninh khí hậu toàn cầu, an ninh năng lượng quốc gia và với người tiêu dùng. Trong phần này chúng ta sẽ xem xét vị trí của quy chế quản lý cũng như chính sách công về bốn lĩnh vực chủ chốt:

Một phần của tài liệu Thử thách về khí hậu trong thế kỷ 21 (Trang 114)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(183 trang)