Xây dựng khung chính sách thích ứng quốc gia

Một phần của tài liệu Thử thách về khí hậu trong thế kỷ 21 (Trang 154)

thích ng quc gia

Không có một công thức chung nào cho sự thành công của quá trình thích ứng. Các quốc gia đối mặt với các loại hình và mức độ rủi ro khác nhau, xuất phát điểm khác nhau về trình độ phát triển con người và tiềm năng công nghệ và tài chính.

Trong khi các chính sách phát triển con

người là nền móng vững chắc nhất cho quá

trình thích ứng, thì ngay cả chương trình phát triển con người hiệu quả nhất đi nữa cũng phải tính đến các rủi ro về biến đổi khí hậu đang nổi lên. Những rủi ro này sẽ làm tăng vọt những tổn thất gây ra bởi những thất bại trong những chính sách trước đây và sẽđòi hỏi phải có sựđánh giá lại chương trình phát triển con người hiện nay, đặt ra đòi hỏi số một là phải lồng ghép các kịch bản về biến đổi khí hậu vào các chương trình

quốc gia có quy mô bao quát hơn.

Cho đến nay các kế hoạch thích ứng mới chỉ là một hoạt động ngoài rìa ở hầu hết các các quốc gia đang phát triển. Đối với các nước bắt đầu vạch ra được các chiến lược thích ứng thì trọng tâm cũng đều tập trung vào phát triển cơ sở hạ tầng đối phó với khí hậu. Lẽ dĩ nhiên, đây là một lĩnh vực trọng yếu. Nhưng công tác thích ứng không đơn giản chỉ là phát triển cơ sở hạ tầng. Nên bắt đầu bằng việc lồng ghép hoạt động đánh giá các rủi ro liên quan đến biến đổi khí hậu vào trong mọi khía cạnh của hoạch định chính sách. Đến lượt nó, công tác quản lý rủi ro đòi hỏi các chiến lược xây dựng môi trường bền vững phải

được lồng ghép vào trong các chính sách công.

Đối với những quốc gia mà năng lực của chính phủ còn hạn chế thì đây quả là một nhiệm vụ rất nặng nề.

Người ta chưa lường trước hết được mức độ quan trọng của nhiệm vụ này. Ở Ai Cập, nếu nước biển dâng lên 0,5 mét thì thiệt hại về kinh tế sẽ lên đến hơn 35 tỷĐô-la Mỹ và sẽ phải di dời 2 triệu dân.21 Nước này đang xây dựng một giải pháp về thể chế thông qua một cuộc đối thoại liên

Thiếu hụt thông tin về

khí hậu ở Châu Phi

Hình 4.2

Nguồn: Tính toán từ WMO 2007 và UN 2007b. Số trạm quan trắc khí tượng trên diện tích 10.000km2

Ni-giê Xu- đăng Tan-da-nia Mô-d ăm-bích Trung bình của Châu Phi Cu Ba Vươ ng qu ốc Anh Hà Lan 0 3 6 9 12 15

4Th Th íc h ư ́ ng v ớ i x u t h ế t ấ t y ế u: h à n h độ ng c ấ p q u ố c g ia v à h ợ p t á c q u ố c t ế

bộ cấp cao do Bộ Môi trường chủ trì. Thế nhưng chỉ riêng quy mô to lớn của các rủi ro về khí hậu thôi cũng sẽđòi hỏi phải cải cách chính sách triệt để trên mọi khía cạnh của nền kinh tế.

Một ví dụ khác là ở Nam-mi-bi-a.22Ở nơi đây cũng vậy, sự biến đổi khí hậu đe doạ nhiều lĩnh vực khác nhau. Ví dụ như ngành đánh bắt thuỷ sản. Chế biến cá thương phẩm là một trong những ngành kinh tế chủ lực của Nam-mi-bi-a: nó chiếm tới một phần ba tổng kim ngạch xuất khẩu của nước này. Một trong những nguồn

cung cấp cá dồi dào cho Nam-mi-bi-a là dòng

biển Benguela – một dòng hải lưu lạnh chảy dọc theo bờ biển nước này. Cùng với việc nước biển ởđây ấm lên, người ta ngày càng lo ngại rằng các chủng loại cá được đánh bắt chủ yếu sẽ di trú xuống phía nam. Điều này đặt ra một thách thức thích ứng to lớn cho ngành đánh bắt thuỷ sản. Khi tính đến những bất trắc này, liệu Nam- mi-bi-a có nên tăng cường đầu tư cho ngành chế biến cá hay không? Hay là họ nên đa dạng hoá nền kinh tế?

Được điều chỉnh tuỳ theo hoàn cảnh từng quốc gia, đó là những loại câu hỏi đang được đặt ra cho các chính phủ và nhà đầu tư tại các nước đang phát triển. Để có thể trả lời cho những câu hỏi này cần phải tăng cường mạnh mẽ năng lực đánh giá rủi ro và lập kế hoạch tăng cường khả năng chống đỡ. Mặc dù đang có một động thái hợp tác quốc tế nổi lên thông qua các cơ chế như Quỹ Môi trường Toàn cầu (GEF), thì phản ứng này vẫn còn chưa được đầu tưđúng mức, phối hợp lỏng lẻo và quản lý yếu kém.

Để công tác hoạch định thích ứng được thành công đòi hỏi một sự cải biến về chất trong các hoạt động của chính phủ. Chỉ có các biện pháp đối phó tức thời thì chắc chắn là chưa đủ, vì các biện pháp đối phó không thể giải quyết được các tác động biến đổi khí hậu xuyên biên giới thông qua cơ chế hợp tác toàn khu vực. Nhưng cần nhất là phải có một cải biến trong công tác hoạch định về phát triển con người và xoá đói giảm nghèo. Tăng cường khả năng chống đỡ và đối phó cho những người nghèo khó nhất và các bộ phận dân chúng dễ bịảnh hưởng khác trong xã hội sẽđòi hỏi nhiều hành động thiết thực hơn là những cam kết hào phóng nhằm thực hiện các Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ và tăng trưởng vì người nghèo. Nó đòi hỏi một sựđánh giá lại cơ bản các

chiến lược xoá đói giảm nghèo được hỗ trợ cam kết nâng cao tính công bằng trong quá trình giải quyết những bất bình đẳng xã hội.

Cũng giống như trong các lĩnh vực khác, các chính sách thích ứng dễ trở nên thành công và đáp ứng được nhu cầu của những người dân nghèo khi tiếng nói của họ có tác động định hình và đặt ra ưu tiên cho các chính sách. Tổ chức bộ máy chính phủ có tinh thần trách nhiệm cao, cùng với người dân được trao thêm quyền lực để cải thiện cuộc sống của chính mình là những điều kiện cần thiết cho công tác thích ứng, cũng như cho công tác phát triển con người, đi đến thành công. Nền tảng để hoạch định chính sách thích ứng thành công có thểđược tóm lược trong 4 chữ ‘I’:

Information: thông tin để hoạch định hiệu quả;

• Infrastructure: cơ sở hạ tầng đối phó với khí hậu;

• Insurance: bảo hiểm để quản lý rủi ro xã hội và xoá đói giảm nghèo;

• Institution: các thể chế quản lý rủi ro thiên tai.

Một phần của tài liệu Thử thách về khí hậu trong thế kỷ 21 (Trang 154)