Các giá trị chung

Một phần của tài liệu Thử thách về khí hậu trong thế kỷ 21 (Trang 168)

Gandhi đã nói: “Hãy nghĩ về con người nghèo

khổ nhất mà bạn đã từng biết và tự hỏi liệu việc làm tiếp theo của bạn có mang lại lợi ích gì cho người đó không.” Lời răn dạy này truyền tải một ý tưởng cơ bản: nôm na là, phép thửđạo đức đích thực đối với bất cứ cộng đồng nào không phải là ở sự giàu có của họ mà là ở cách họ cư xử với những thành viên dễ bị tổn thương nhất của mình. Làm ngơ trước những nhu cầu thích ứng của những người nghèo trên thế giới sẽ không đáp ứng được tiêu chuẩn về hành vi đạo đức do Gandhi đưa ra, hay bất cứ tiêu chí đạo đức nào khác. Dù động cơ hành động có là gì đi nữa – có thể là quan ngại về vấn đề môi trường, các giá trị tôn giáo, chủ nghĩa nhân đạo thế tục hay nhân quyền – thì hành động hỗ trợ thích ứng

Khí hậu đang biến đổi từng ngày cũng đang làm cho thế giới của chúng ta thay

đổi vĩnh viễn, và theo chiều hướng xấu đi – xấu đi rất nhiều. Đó là những gì chúng ta biết.

Điều mà chúng ta phải học bây giờ là làm thế nào để ‘ứng phó’ được với biến

đổi khí hậu này và trên thực tế làm sao để chúng ta có thể (và bắt buộc phải) đẩy lùi những thiên tai này bằng cách giảm mức phát thải của mình. Thực tế là chỉ với một sự thay đổi nhiệt độ toàn cầu như chúng ta đã chứng kiến cho đến nay – khoảng 0,7°C từ giữa những năm 1800 đến nay – chúng ta đang bắt đầu thấy sự huỷ diệt hiện hữu quanh mình. Chúng ta biết rằng chúng ta đang phải chứng kiến ngày càng nhiều các hi ện t ượng thời tiết cực đoan. Chúng ta biết rằng lũ lụt đã gây hại cho hàng triệu người ở khắp châu Á; rằng các cơn bão đã tàn phá hàng loạt các khu dân cư dọc theo các khu vực bờ biển; rằng các đợt nóng đã giết chết ngay cả những công dân của các nước giàu. Chuỗi các sự kiện như vậy còn dài.

Nhưng chúng ta phải nhớ rằng đây mới chỉ là những thiệt hại hạn chế. Rằng chúng ta đang sống trong thời kỳ hiểm nghèo. Nếu đây chỉ mới là mức độ tàn phá của thay đổi nho nhỏ về nhiệt độ như vậy, thì hãy thử nghĩ xem điều gì sẽ xảy ra khi trái đất nóng lên thêm 0,7°C nữa, điều mà các nhà khoa học hiện nay cho chúng ta biết là không thể tránh khỏi – do hậu quả của lượng khí thải chúng ta đã tống vào bầu khí quyển. Rồi ta hãy thử nghĩ xem điều gì sẽ xảy ra nếu chúng ta thậm chí còn vô trách nhiệm với khí hậu hơn nữa, và nhiệt độ lại tiếp tục tăng lên, theo như

dựđoán của tất cả các mô hình theo kịch bản ‘mặc kệ không làm gì’ sẽ là 5°C. Hãy nghĩ xem: đó là mức chênh lệch nhiệt độ giữa thời kỳ băng hà gần đây nhất và thế

giới ngày nay mà chúng ta biết. Hãy suy nghĩ và hành động.

Bây giờ thì rõ ràng rằng đối phó với biến đổi khí hậu không phải là thứ gì đó mới mẻ, phức tạp và khó hiểu. Nó chính là vấn đề về phát triển. Những người nghèo đã

bịđẩy đến bên lề của sự tồn tại. Khả năng chịu đựng của họ trước hạn hán, trận lụt hay một loại thiên tai nào khác kế tiếp đã đi đến giới hạn cuối cùng. Thích ứng chính là đầu tư vào mọi thứ mà sẽ có thể làm cho cả xã hội, đặc biệt là những người nghèo khó nhất và dễ bịảnh hưởng bởi khí hậu nhất có khả năng chống chịu cao hơn. Thích ứng chính là phát triển cho tất cả mọi người. Nhưng nó cần nhiều đầu tư hơn và cũng cần khẩn trương hơn nữa.

Đó là một phần trong những gì ta cần đến. Phần kia, khó đạt được hơn, đó là giảm thiểu lượng phát thải hiện nay của chúng ta, và phải giảm mạnh. Không có sự thật nào khác cả. Chúng ta cũng biết rằng phát thải gắn liền với tăng trưởng và tăng trưởng gắn liền với phong cách sống. Chính vì điều này mà nỗ lực giảm thiểu phát thải của chúng ta nghe rất kêu khi nói ra nhưng lại chẳng được thực hiện bao nhiêu. Điều này cần phải được thay đổi.

Nó sẽ phải thay đổi ngay cả khi chúng ta nhận ra một sự thật khác: chúng ta sống trên cùng một hành tinh là Trái đất, và để có thể chung sống chúng ta phải chia sẻ nguồn tài nguyên của nó. Thực tế là ngay cả khi các nước giàu phải giảm nhẹ

dấu chân các-bon của họ, thì những nước nghèo vẫn phải có được không gian sinh thái để làm giàu cho mình. Đó là vấn đề quyền được phát triển.

Câu hỏi duy nhất là liệu chúng ta có thể học được những cách mới để vừa làm giàu vừa đảm bảo phúc lợi hay không? Câu trả lời duy nhất là chúng ta không còn cách nào khác cả.

Sunita Narain Giám đốc Trung tâm Khoa học và Môi trường

Đóng góp đặc biệt Chúng ta không có lựa chọn nào cả

Công tác hỗ trợ quốc tế

cần được tiến hành khẩn trương với lý do phát triển con người, lý do này bắt nguồn từ các khía cạnh đạo

đức, kinh tế và xã hội của sự phụ thuộc lẫn nhau về

4Th Th íc h ư ́ ng v ớ i x u t h ế t ấ t y ế u: h à n h độ ng c ấ p q u ố c g ia v à h ợ p t á c q u ố c t ế với biến đổi khí hậu của các nước phát triển vẫn phải được coi là một mệnh lệnh đạo đức. Các Mc tiêu Phát trin Thiên niên k (MDG)

Các Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷđã cổ vũ cho những nỗ lực chưa từng thấy nhằm giải quyết nhu cầu cho những người nghèo nhất thế giới. Các mục tiêu cho đến năm 2015 – bao gồm từ việc giảm một nửa số người sống trong cảnh nghèo đói cùng cực cho đến phổ cập giáo dục, giảm tỷ lệ tử vong ở trẻ em và tiếp tục đẩy mạnh vấn đề bình đẳng giới – đã được các chính phủ, các tổ chức xã hội và các cơ quan phát triển lớn đặt ra. Mặc dù các Mục

tiêu Phát triển Thiên niên kỷ chưa phải là một lịch trình phát triển con người trọn vẹn, nhưng chúng đã phản ánh được tính cấp thiết và xác định một nhóm những vấn đề cần ưu tiên chung. Khi biến đổi khí hậu đã và đang tác động lên cuộc sống của những người nghèo, tăng cường thích ứng là một yêu cầu bắt buộc đểđẩy mạnh tiến độ hoàn thành các mục tiêu đến năm 2015. Ở thế giới sau năm 2015, biến đổi khí hậu sẽđóng vai trò giống như một chiếc phanh kìm hãm sự nghiệp phát triển con người, làm chững lại hoặc thậm chí làm thụt lùi những tiến bộ của con người, chừng nào các hoạt động giảm nhẹ chưa bắt đầu phát huy tác dụng. Tăng cường thích ứng đểđối phó với nguy cơ này nên được coi là một phần của chiến lược cho giai đoạn sau năm 2015 để phát huy những thành quả của Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ. Nếu ngay bây giờ không có hành động để thích

ứng thì sẽ làm hao mòn nhanh chóng những

thành tựu đạt được cho đến thời điểm đó. Như vậy sẽ là không nhất quán với các Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ.

Một phần của tài liệu Thử thách về khí hậu trong thế kỷ 21 (Trang 168)