Ngân quỹ các-bon – sống trong khuôn khổ giới hạn các nguồn sinh thái của

Một phần của tài liệu Thử thách về khí hậu trong thế kỷ 21 (Trang 96)

kh gii hn các ngun sinh thái ca chúng ta

Lập ngân quỹ các-bon quốc gia là một cơ sở cần thiết cho khuôn khổđa phương hậu 2012. Ở cấp cơ bản nhất, ngân quỹ các-bon đặt ra giới hạn về tổng lượng phát thải CO2e trong một thời hạn xác định. Khi đặt ra thời hạn ngân quỹ tiếp theo, chẳng hạn như 3 - 7 năm, các chính phủ có thể cân bằng giữa mức độ chắc chắn cần thiết nhằm đạt chỉ tiêu giảm phát thải quốc gia và toàn cầu với sự biến thiên hàng năm do dao động trong tăng trưởng kinh tế, giá cả nhiên liệu hoặc thời tiết. Theo quan điểm giảm các-bon, điều quan trọng nhất là xu thế phát thải lâu dài chứ không phải là những biến thiên

hàng năm.

Có sự song hành giữa phân bổ ngân quỹ cac-́ bon quốc gia và toàn cầu. Ngân quỹ các-bon toàn cầu trình bày trong chương 1 đã xác lập cầu nối giữa các thế hệ hiện tại và tương lai, tương tự như vậy ngân quỹ các-bon quốc gia đảm bảo sự tiếp nối giữa các chu kỳ chính trị. Trong thị trường tiền tệ, những điều không chắc chắn về chiều hướng tương lai của các chính sách tỉ lệ lãi suất, nguồn cung tiền tệ hay mức giá - tất cảđều gây ra sự bất ổn định. Đó là lý do tại sao nhiều chính phủ sử dụng các ngân hàng trung ương độc lập để giải quyết vấn đề này. Với biến đổi khí hậu, sự không chắc chắn là một trở ngại cho sự thành công của nỗ lực giảm nhẹ. Trong bất kỳ nền dân chủ nào, chính phủ khó có thể yêu cầu những người kế nhiệm tiếp tục thực hiện những chính sách giảm nhẹ mà đã cam kết trước đó. Tuy nhiên, việc lồng ghép cam kết đa phương vào luật pháp quốc gia nhằm đạt được mục tiêu giảm nhẹ lâu dài là cần thiết để có được sự tiếp nối chính sách.

Lập ngân quỹ cac-bon qú ốc gia cũng là cơ sở cho các hiệp định quốc tế. Hiệp định quốc tế muốn

hiệu quả phải dựa vào những cam kết chung và sự minh bạch. Đối với các nước tham gia vào các hiệp định quốc tế nhằm xác định giới hạn phát thải, điều quan trọng là phải thấy được các đối tác đàm phán luôn kiên định theo quan điểm của họ. Nếu người ta nhận thấy là có thể ‘tự do muốn đi đâu thì đi’ thì chắc chắn sẽ làm các hiệp định yếu đi do giảm lòng tin. Nếu đảm bảo các cam kết đa phương được lồng ghép trong ngân quỹ các-bon quốc gia minh bạch thì có thể hoá giải được vấn đề này.

Ở cấp quốc gia, ngân quỹ các-bon có thể làm giảm mối đe doạ với kinh tế bằng cách gửi tới nhà đầu tư và người tiêu dùng những tín hiệu rõ ràng vềđịnh hướng chính sách tương lai. Thêm vào đó, ngân quỹ cac-bon còn ́ đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao nhận thức của công chúng và buộc các chính phủ phải chịu trách nhiệm về kết quả thực hiện của mình góp phần vào giảm thiểu đa phương.

Một phần của tài liệu Thử thách về khí hậu trong thế kỷ 21 (Trang 96)