Bav ấn đề hệ thống

Một phần của tài liệu Thử thách về khí hậu trong thế kỷ 21 (Trang 112)

EU ETS tạo ra cơ cấu thể chế có tiềm năng đóng vai trò then chốt trong chiến lược giảm nhẹ biến đổi khí hậu đầy tham vọng của Liên minh châu Âu. Tuy nhiên, tiềm năng đó phải được hiện thực hoá. Trong giai đoạn đầu tiên, 3 vấn đề hệ thống đã nảy sinh:

Phân bổ quá nhiều giấy phép, gây ra tín hiệu sai lệch về giá. Trong những thời kỳđầu của việc mua bán giấy phép, giá cả leo thang tới 30 Ơ-rô một tấn CO2 (38 Đô la Mỹ/tấn CO2) vào tháng 4 năm 2006, trước khi tụt xuống và bình ổn ở mức dưới 1 Ơ-rô một tấn CO2 (1,3 Đô la Mỹ/tấn CO2) vào năm 2007.47 Lý do sụt giảm là việc công bố dữ liệu cho thấy giới hạn phát thải đã được đặt trên mức phát thải.48 Phân bổ quá mức, thời hạn ngắn ngủi cho giai đoạn đầu tiên và những điều không chắc chắn về phân bổ trong giai đoạn 2 đã châm ngòi cho biến động giá cả và làm giá cảđi xuống mặc dù đây là những dấu hiệu phục hồi (Hình 3.2).

Lợi nhuận trời cho với một sốđối tượng. Việc mua bán các-bon trong 3 năm đầu của EU ETS chẳng làm được gì mấy để giảm tổng lượng phát thải, song lại sinh sôi những khoản lợi nhuận kếch sù cho một sốđối tượng. Đặc biệt trong ngành điện năng, các công ty có thể che giấu lượng phát thải của mình thông qua hạn ngạch tự do, đổ chi phí lên đầu người tiêu dùng và nhân cơ hội thị trường kiếm chác khi bán được các hạn ngạch dư thừa.49 Chính phủ Vương quốc Anh ước tính năm 2005 những nhà máy phát điện lớn kiếm được 1,2 tỉ Bảng (2,2 tỉĐô la Mỹ).50 Ước tính ngành điện ở Pháp, Đức và Hà Lan cũng vớđược khoảng 6 tỉƠ-rô (7,5 tỉĐô la Mỹ) lợi nhuận trời cho qua mua bán phát thải vào năm 2005.51

Sự phát triển thể chế nhanh chóng là một trong những bài học tích cực rút ra từ EU ETS.

3Tr Tr á n h b i ế n đổ i k hí h ậ u n g u y h i ể m - c h i ế n l ượ c g i ả m n h ẹ Mất cơ hội tạo doanh thu. Giấy phép phát thải CO2 có giá trị thị trường thực sự. Đối với người được cấp phép, chúng chẳng khác gì tiền tươi. Bán hạn ngạch qua đấu giá có thể giúp các chính phủ huy động nguồn lực, tránh lợi dụng chính trị và đạt được mục tiêu hiệu suất. Điều này chưa xảy ra với EU ETS. Trong giai đoạn đầu, mức trần 5% được áp cho những phần giấy phép có thểđấu giá được. Trong trường hợp đó, chỉ có Đan Mạch tận dụng được cơ hội hạn chế này. Giấy phép được phân bổ trên cơ sở lượng phát thải từ trước tới nay hơn là dựa vào hiệu suất - một cơ chế thường được gọi là “xin cho”. Kết quả là các chính phủđã bỏ lỡ cơ hội tạo doanh thu và/hoặc giảm thuế, trong khi những khoản “tiền thuê” trong mua bán phát thải lại bị tư nhân hoá.

Một phần của tài liệu Thử thách về khí hậu trong thế kỷ 21 (Trang 112)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(183 trang)