an ninh lương thực
Dự kiến của IPCC: Lượng mưa gia tăng ở vĩđộ
cao và giảm đi ở vĩđộ cận nhiệt đới, sẽ tiếp tục là hình thế khô hạn hiện thời ở một số khu vực. Sự
nóng lên có khả năng trên mức trung bình toàn
cầu ở khắp khu vực châu Phi cận Sahara, Đông
Á và Nam Á. Ở nhiều vùng khan hiếm nước,
biến đổi khí hậu dựđoán sẽ tiếp tục làm nước khan hiếm hơn do tần suất khô hạn gia tăng, gia tăng bốc hơi và thay đổi về hình thế lượng mưa và dòng chảy.46
Dự kiến phát triển con người: Thiệt hại lớn trong sản xuất nông nghiệp sẽ dẫn tới gia tăng suy dinh
dưỡng và giảm cơ hội xoá đói giảm nghèo. Nhìn chung, biến đổi khí hậu sẽ làm giảm thu nhập và cơ hội cho những người dễ bị tổn thương. Vào năm 2080, số người có nguy cơ chịu đói có thể
tăng thêm tới 600 triệu - gấp đôi số người đang nghèo đói ở châu Phi cận Sahara hiện nay.47
Đánh giá toàn cầu về tác động của biến đổi khí hậu đối với nông nghiệp bỏ qua nhiều biến thiên rất lớn giữa các nước cũng như ngay trong từng nước. Nói chung, biến đổi khí hậu sẽ gia tăng rủi ro đối với năng suất và làm giảm năng suất nông nghiệp ở các nước đang phát triển. Trái lại, sản xuất có thểđược đẩy mạnh ở các nước phát triển đến mức sự phân bố sản xuất lương thực trên thế giới có thể sẽ dịch chuyển. Các nước đang phát triển có khả năng phải phụ thuộc nhiều hơn vào nhập khẩu từ các nước giàu, trong khi nông dân của họ mất thị
phần buôn bán nông sản.48
Những hình thế rủi ro biến đổi khí hậu mới nảy sinh trong nông nghiệp có ý nghĩa quan trọng
đối với phát triển con người. Khoảng 3/4 số người trên thế giới sống qua ngày với chưa đầy 1 Đô la Mỹ một ngày là ở nông thôn. Sinh kế của họ dựa vào sản xuất nông nghiệp quy mô nhỏ, lao động nông nghiệp hoặc chăn thả gia súc.49 Hầu hết 800 triệu người suy dinh dưỡng trên thế giới cũng vậy. Tác động của biến đổi khí hậu tới nông nghiệp như vậy sẽ có hiệu ứng đa phương quan trọng. Sản xuất và việc làm trong nông nghiệp là then chốt trong nhiều nền kinh tế quốc dân (Bảng 2.4).
Ngành nông nghiệp chiếm trên 1/3 doanh thu
xuất khẩu của khoảng 50 nước đang phát triển và khoảng gần một nửa công ăn việc làm ở các nước
đang phát triển.50Đặc biệt, ở châu Phi cận Sahara, tỉ lệ tăng trưởng kinh tếđi đôi với lượng mưa, như
kinh nghiệm ở Ê-ti-ô-pi-a đã chứng minh (Hình 2.5). Hơn nữa, cứ mỗi Đô la Mỹ tạo ra trong nông nghiệp ở châu Phi cận Sahara dự tính sẽ tạo ra 3
Đô la Mỹ trong ngành phi nông nghiệp.51 Công tác thực nghiệm mô hình hoá khí hậu cho thấy những thay đổi rất lớn về mô hình sản xuất. Một nghiên cứu đã tính trung bình kết quả của 6 lần thực nghiệm mô hình hoá như vậy, xác định
được những thay đổi về tiềm năng sản lượng cho
2.2 Hướng về phía trước - những vấn đề cũ và nguy cơ