Công tác thích ứng ở thế giới các nước phát triển

Một phần của tài liệu Thử thách về khí hậu trong thế kỷ 21 (Trang 149)

tổ chức và tiềm lực tài chính, tất cảđều có vai trò quyết định đến khả năng thích ứng đó.

Trên một số khía cạnh, rủi ro ngày càng gia tăng gây ra bởi biến đổi khí hậu là rủi ro có mức độ lớn. Các thể chế và chính sách cho phép các quốc gia và người dân của họ thích ứng với những rủi ro về khí hậu hiện nay – những chính sách kinh tế xã hội nhằm xây dựng năng lực và khả năng chống chịu đểđối phó với ‘chấn động khí hậu,’ những khoản đầu tư vào hệ thống cơ sở hạ tầng phòng chống lụt bão, và các cơ chếđiều tiết, quản lý các lưu vực – cũng chính là những gì cần thiết để có thểđối phó với các mối đe doạ trong tương lai. Tuy nhiên, quy mô của những mối đe doạ này cũng mang lại những thách thức cả về chất và lượng. Một số quốc gia- và một số nhóm người - sở hữu những phương tiện đối phó với chúng tốt hơn nhiều so với những quốc gia, nhóm người khác.

Công tác thích ng thế gii các nước phát trin phát trin

Hoạch định cho công tác thích ứng với biến đổi khí hậu là một lĩnh vực đang phát triển nhanh

chóng ở các nước phát triển. Các chính quyền trung ương, địa phương, chính quyền thành phố, các cơ quan hoạch định cấp khu vực và các công ty bảo hiểm đều đang vạch ra những chiến lược cho quá trình thích ứng với một mục tiêu chung: bảo vệ nhân dân, cở sở vật chất và hạ tầng kinh tế trước các rủi ro biến đổi khí hậu đang nổi lên hiện nay.

Sự quan tâm ngày càng gia tăng của công luận đối với vấn đề này đã trở thành một nhân tố tác động lên chương trình nghị sự của công tác thích ứng. Ở nhiều nước phát triển, có một nhận thức phổ biến rằng sự biến đổi khí hậu đang làm trầm trọng thêm các rủi ro có liên quan đến thời tiết. Đợt

nắng nóng ở châu Âu năm 2003, mùa bão khủng

khiếp năm 2004 ở Nhật Bản, cơn bão Katrina tàn phá thành phố New Orleans, cùng với các hiện tượng hạn hán, lũ lụt, và nhiệt độ cực đoan xảy ra ở khắp các nước phát triển là một trong những sự kiện hàng đầu thu hút sự quan tâm của công chúng. Dù không chắc chắn về diễn biến khí hậu trong tương lai nhưng điều đó cũng không thể ngăn cản công chúng các nước tiếp tục kêu gọi chính phủ của họ phải có các phản ứng tích cực hơn nữa.

Lĩnh vực bảo hiểm là một yếu tố thúc đẩy thay đổi mạnh mẽ. Bảo hiểm mang lại một cơ chế quan trọng qua đó các thị trường báo hiệu những biến đổi của rủi ro. Bằng cách định giá rủi ro, thị trường tạo ra động cơ cho các cá nhân, công ty và chính phủ thực hiện các biện pháp giảm thiểu rủi ro, bao gồm cả các biện pháp thích ứng. Ở cả châu Âu và Hoa Kỳ, lĩnh vực bảo hiểm đã tỏ ra ngày thể xoay sởđược trước những rủi ro này, các chính

sách công cần phải tạo nên một môi trường bền vững thông qua đầu tư vào cơ sở hạ tầng, bảo hiểm xã hội và tăng cường công tác ứng phó với thiên tai. Ngoài ra, cũng cần phải có một quyết tâm cao hơn nữa nhằm theo đuổi các chính sách sâu rộng hơn có thể củng cố quá trình phát triển con người và giảm nhẹ sự bất bình đẳng thái quá.

Ở phần hai chúng tôi sẽ chuyển sang vấn đề vai trò của hợp tác quốc tế. Các nước giàu có đầy đủ lý

do đểđóng một vai trò to lớn trong việc hỗ trợ công tác thích ứng. Tính trách nhiệm về mặt lịch sửđối với vấn đề biến đổi khí hậu, những ràng buộc về mặt đạo đức, sự tôn trọng nhân quyền và những lợi ích riêng chính đáng của mỗi nước đã kết hợp lại với nhau để hình thành nên lý do đó. Tăng cường đầu tư cho việc lồng ghép quá trình thích ứng vào quy hoạch quốc gia xoá đói giảm nghèo là một yêu cầu. Một yêu cầu khác là phải sớm xây dựng nên một cơ chế hỗ trợđa phương chặt chẽ. Hoạch định cho công tác thích ứng với biến đổi khí hậu là một lĩnh vực đang phát triển nhanh chóng ở các nước phát triển. 4.1 Thách thc trên cp độ quc gia

4Th Th íc h ư ́ ng v ớ i x u t h ế t ấ t y ế u: h à n h độ ng c ấ p q u ố c g ia v à h ợ p t á c q u ố c t ế

Uỷ ban Châu Âu đã thúc

đẩy các nước thành viên lồng ghép công tác thích

ứng vào các chương trình xây dựng cơ sở hạ tầng.

càng quan tâm hơn đến các thiệt hại liên quan đến biến đổi khí hậu (xem chương 2). Những dự kiến cho thấy tần suất xảy ra các cơn bão và lũ ngày càng gia tăng là một lý do cho mối quan tâm đó. Ở một số nước, ngành bảo hiểm đã trở thành một lực lượng ủng hộ tích cực cho việc tăng cường các khoản đầu tư của nhà nước vào cơ sở hạ tầng ‘đối phó với khí hậu’ để hạn chế các thiệt hại của người dân. Ví dụ, Hiệp hội các Nhà bảo hiểm Anh đang kêu gọi tăng 50% ngân sách phòng chống lũ lụt quốc gia từ nay tới năm 2011.1

Công tác thích ứng ở các nước phát triển đã diễn ra dưới rất nhiều hình thức. Những ‘căn nhà nổi’ ở làng Maasbommel cho thấy một ví dụ về sự chuyển biến trong hành vi ngay ở cấp độ hộ gia đình. Trong các trường hợp khác, các doanh nghiệp đang bị buộc phải thích ứng với biến đổi khí hậu. Một ví dụ là ngành dịch vụ trượt tuyết giải trí của châu Âu. Diện tích che phủ tuyết ở vùng Anpơ của châu Âu hiện đang bị thu hẹp lại, và IPCC đã cảnh báo rằng ở các vùng có độ cao trung bình thời gian che phủ tuyết sẽ bị giảm đi vài tuần mỗi khi nhiệt độ tăng lên 1°C.2 Ngành trượt tuyết giải trí của Thuỵ Sĩđã tìm cách ‘thích ứng’ bằng cách đầu tưồạt vào các thiết bị làm tuyết nhân tạo. Để phủ kín tuyết lên một hécta sườn dốc cần tới hơn 3.330 lít nước, và phải được chuyên chởđến bằng trực thăng, sau đó lượng nước này mới được biến thành tuyết qua quá trình làm lạnh nhân tạo ngốn nhiều năng lượng.3

Nhiều nước phát triển đã tiến hành các nghiên cứu kỹ lưỡng về các tác động của biến đổi khí hậu. Một vài nước đang tiến đến giai đoạn thực hiện các chiến lược thích ứng. Ở châu Âu, những quốc gia như Pháp, Đức và Anh đã thiết lập ra các thể chế cấp độ quốc gia cho công tác hoạch định quá trình thích ứng. Uỷ ban Châu Âu đã thúc đẩy các nước thành viên lồng ghép công tác thích ứng vào các chương trình xây dựng cơ sở hạ tầng vì một lý do rất chính đáng.4 Với tuổi thọ khoảng 80-100 năm, các công trình hạ tầng cơ sở như cầu, cảng và đường giao thông bộ phải tính đến cả những thay đổi vềđiều kiện khí hậu trong tương lai. Các lĩnh vực như nông nghiệp và lâm nghiệp sẽ phải đối phó với những tác động trước tiên, và toàn bộ xã hội nói chung cũng vậy.

Quy mô của các nỗ lực thích ứng có tính chất phòng vệ trước biến đổi khí hậu ở các nước giàu nhìn chung không được coi trọng rộng rãi. Mặc

dù thành tựu đạt được rất khác nhau, nhưng bức tranh tổng thể cho thấy có sự phát triển trong công tác đầu tư cho các giải pháp phòng chống. Dưới đây là một số ví dụ:

Hà Lan. Là một quốc gia có mật độ dân số cao và nằm ở vùng trũng, với hơn một phần tư diện tích đất liền nằm thấp hơn mực nước biển, Hà Lan đang phải đối mặt với những rủi ro gay gắt về biến đổi khí hậu. Những rủi ro này được kiểm soát nhờ một mạng lưới kênh rạch, bơm thuỷ lợi và đê điều rộng lớn. Hệ thống đê điều được thiết kếđể có thể trụ vững được trước các diễn biến thời tiết mà có khi chỉ có khả năng xảy ra đúng một lần trong suốt 10.000 năm. Không phải chỉ có biển cả mới mang lại những mối đe doạ. Sông Rhine, con sông tạo ra một vùng châu thổ rộng lớn cùng với con sông Maas, là một mối đe doạ lũ lụt thường trực. Cùng với sự dâng lên của mực nước biển, sự xuất hiện của các cơn bão dữ dội, và việc lượng mưa có thể tăng lên 25% theo dựđoán của các mô hình dự báo khí hậu, việc hoạch định cho công tác thích ứng ở Hà Lan được coi là một vấn đề an ninh quốc gia. Chính sách thuỷ lợi của Hà Lan nhận thấy rằng cơ sở hạ tầng hiện nay là chưa đủđểđối phó với sự dâng lên của mực nước ở các con sông và biển cả. Bộ tài liệu chính sách quốc gia năm 2000 với tựa đềKhoảng trống cho Dòng sôngđã đặt ra một khung kế hoạch thích ứng chi tiết. Khung kế hoạch này bao gồm các biện pháp quản lý sát sao hơn đối với các khu vực dân cư, các Chiến lược Hoạch định Lưu vực giữ nước do chính quyền cấp vùng thực hiện, để lập ra các khu vực chứa lũ, và một ngân sách 3 tỷĐô-la Mỹđầu tư cho công tác phòng ngừa lũ lụt. Mục tiêu của chính sách này là bảo vệ Hà Lan trước lưu lượng nước sông Rhine lên đến 18.000m³/s từ năm 2015 trởđi – tức là cao hơn khoảng 50% so với mức cao nhất ghi nhận được tính đến ngày hôm nay.5

Vương quốc Anh. Chương trình Tác động Khí hậu Vương quốc Anh (UKCIP) đã thực hiện các nghiên cứu chi tiết trên các khu vực và

các ngành khác nhau nhằm khảo sát các thách

thức cho quá trình thích ứng. Các chiến lược ứng phó với lũ lụt đang được xây dựng dựa trên kết quảđánh giá các rủi ro do mực nước biển dâng cao và lượng mưa tăng. Dự báo về

4Th Th íc h ư ́ ng v ớ i x u t h ế t ấ t y ế u: h à n h độ ng c ấ p q u ố c g ia v à h ợ p t á c q u ố c t ế những thay đổi khí hậu, xu thế lượng mưa và bão sẽ dẫn đến nguy cơ lũ lụt gia tăng. Ngược lại với Hà Lan, hệ thống phòng lũ của Anh được thiết kếđểđối phó với các cơn lũ lớn nhất có thể xảy ra trong các chu kỳ 100-200 năm. Do sự dâng lên của mực nước biển và nguy cơ mưa bão gia tăng, các chiến lược ứng phó với lũ lụt đang được xem xét lại. Ngành bảo hiểm ước tính rằng số ngôi nhà bịảnh hưởng bởi lũ có thể tăng từ 2 triệu vào năm 2004 lên đến 3,5 triệu về lâu dài, nếu hệ thống cơ sở hạ tầng phòng chống lũ không được cải thiện. Chỉ khoảng một nửa số công trình hạ tầng phòng chống lũ quốc gia còn trong tình trạng tốt. Cơ quan Môi trường, một bộ phận của chính phủ Anh, đã kêu gọi đầu tư ít nhất là 8 tỷĐô-la Mỹđể củng cốĐập chắn lũ Thames Barrier – một công trình phòng lũ bằng cơ học để bảo vệ London. Ngân sách hiện nay dành cho công tác ứng phó với lũ lụt và chống xói mòn bờ biển hàng năm là vào khoảng 1,2 tỷ Đô-la Mỹ.6 Các cơn lũ lớn xảy ra vào năm 2007 nhấn mạnh lại yêu cầu tăng cường ngân sách cho công tác này.

Nhật Bản. Mối quan tâm đối với công tác thích ứng tại Nhật Bản lên đến đỉnh điểm vào năm 2004 khi nước này bị tới 10 cơn bão nhiệt đới đổ bộ. Con số này lớn hơn bất cứ năm nào trong thế kỷ trước. Tổng thiệt hại lên đến 14 tỷĐô-la Mỹ, trong đó khoảng một nửa là được bảo hiểm chi trả. Nhiệt độ và mực nước biển gia tăng cũng đang tạo thêm nhiều rủi ro: tốc độ dâng của mực nước biển trung bình mỗi

năm vào khoảng 4-8 mm. Trong khi Nhật

Bản có những hệ thống cơ sở hạ tầng phòng lũ thuộc hàng hiện đại nhất trên thế giới, các khu vực cảng và bến tàu của nước này được coi là những địa điểm rất dễ bịảnh hưởng. Những cơn bão nhiệt đới mạnh hơn có thể gây ra những thiệt hại trầm trọng về kinh tế. Chính phủ Nhật Bản đã lên các kế hoạch để xây dựng các hệ thống phòng ngừa lũ lụt hiệu quả hơn nhằm đối phó với nguy cơ mực nước biển có thể dâng lên 1 mét trong thế kỷ 21 và có tổng mức đầu tưước tính khoảng 93 tỷĐô-la Mỹ.7

Đức. Nhiều vùng rộng lớn của Đức đang đối mặt với nguy cơ lũ lụt ngày càng gia tăng do biến đổi khí hậu. Các nghiên cứu ở lưu vực đầu

nguồn Neckar tại bang Baden-Wür emberg (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

và Bavaria dựđoán rằng số lượng các đợt lũ nhỏ và vừa sẽ tăng lên 40-50% từ nay cho đến những năm 2050, trong khi số lượng những trận ‘lụt thế kỷ’ sẽ tăng lên 15%. Bộ Môi trường

của bang Baden-Wür emberg ước tính rằng

chi phí đầu tư cho hạ tầng cơ sở phòng chống lũ dài hạn sẽ cần bổ sung thêm khoảng 685 triệu Đô-la Mỹ. Sau những đợt lụt lội quy mô lớn diễn ra vào năm 2002 và 2003, Đức đã phê chuẩn Đạo luật Kiểm soát Lũ lụt trong đó yêu cầu lồng ghép các đánh giá về biến đổi khí hậu trong các công tác hoạch định cấp quốc gia, đặt ra các yêu cầu khắt khe đối với việc hoạch định vùng lũ và khu vực dân cư.8

California. Biến đổi khí hậu sẽ có những ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình hình cung cấp nước sinh hoạt cho một số vùng của California. Nhiệt độ vào mùa đông tăng lên khiến người ta dựđoán nó sẽ dẫn đến suy giảm lượng tuyết tích tụ trên dãy Sierra Nevada, vốn đóng vai trò là một hệ thống dự trữ nước lớn của bang này. Sự suy giảm mật độ che phủ tuyết ở các

vùng tiêu nước Sacramento, San Joaquim và

Trinity (so với mức trung bình của giai đoạn 1961-1990) dự kiến sẽ vào khoảng 37% cho giai đoạn 2035-2064, và lên đến 79% cho giai đoạn 2070-2090. Vốn là một bang đang phải đau đầu về vấn đề nguồn nước, California đã phát triển một hệ thống hồ chứa và kênh dẫn

Hình4.1 Đầu tư vào công tác thích ứng là khoản đầu tư hiệu quả của Liên minh Châu Âu

Nguồn: CEC 2007b.

những năm 2020 những năm 2080

Chi phí (tỷ Đô la Mỹ mỗi năm)

1614 14 12 10 8 6 4 2 0 Tổng chi phí thích ứng Tổng chi phí thiệt hại

Có biện pháp thích ứng Có biện pháp thích ứng Không có biện pháp thích ứng Không có biện pháp thích ứng Ít nhất là trước mắt, biến đổi khí hậu rất có thể sẽ tạo ra kẻđược lợi cũng như

người thua thiệt – và phần lớn những người hưởng lợi sẽ là ở những nước giàu.

4Th Th íc h ư ́ ng v ớ i x u t h ế t ấ t y ế u: h à n h độ ng c ấ p q u ố c g ia v à h ợ p t á c q u ố c t ế

nước rộng khắp để duy trì cung cấp nước đến những nơi khô hạn. Trong bản Cập nhật Quy hoạch về Nước năm 2005, Bộ Thuỷ lợi (DWR) đã đặt ra một chiến lược quy mô rộng lớn để giải quyết vấn đề lưu lượng nước suy giảm, bao gồm các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng nước ở thành thị và trong các hoạt động nông nghiệp. Cũng nằm trong kế hoạch là tăng cường đầu tư cho việc tái sử dụng nguồn nước, với mục tiêu là 930 triệu mét khối – nghĩa là gấp đôi hiện nay – cho đến năm 2020. California cũng đang đối mặt với nguy cơ lũ lụt từ hai nguồn: mực nước biển

dâng cao và tuyết tan ngày càng nhanh. DWR

Một phần của tài liệu Thử thách về khí hậu trong thế kỷ 21 (Trang 149)