Những giải pháp chủ yếu nhằm thúc đẩy phát triển sản xuất nước mắm truyền thống Ba Làng trong các hộ gia đình tại Xã

Một phần của tài liệu Phát triển sản xuất nước mắm của hộ gia đình tại làng nghề truyền thống Ba Làng, xã Hải Thanh, huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa (Trang 108)

- Bán cho người thu gom:

4.4.2 Những giải pháp chủ yếu nhằm thúc đẩy phát triển sản xuất nước mắm truyền thống Ba Làng trong các hộ gia đình tại Xã

mắm truyền thống Ba Làng trong các hộ gia đình tại Xã

a. Giải pháp về vốn

Vốn là loại đầu vào không thể thiếu được trong sản xuất kinh doanh, nhìn chung chi phắ vốn ban đầu phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh nước mắm là không quá lớn. Tuy nhiên trong quá trình sản xuất kinh doanh nước mắm lại cần một lượng chi phắ lớn về nguyên nhiên vật liệu. Do vậy vốn rất cần thiết đối với các hộ nông dân để mở rộng sản xuất, mua sắm các trang thiết bị tiên tiến để nâng cao hiệu quả cho hoạt động sản xuất của hộ gia đình.

Vì vậy để tạo được nguồn vốn cho các hộ gia đình đầu tư phát triển mở rộng sản xuất nước mắm thì cần áp dụng các biện pháp sau:

- Phát triển, mở rộng quỹ tắn dụng của địa phương để huy động vốn nhàn rỗi trong nhân dân, tổ chức các quỹ tắn dụng chuyên phục vụ cho việc phát triển nghề truyền thống.

- Đơn giản hoá các thủ tục cho vay vốn của ngân hàng, quỹ tắn dụng đồng thời phải tăng mức tiền vay, đáp ứng nhu cầu mở rộng sản xuất của người vay. Cho vay với lãi suất thấp, tăng thời hạn cho vay phù hợp với chu kỳ sản xuất của hộ.

- Để đảm bảo sản xuất lâu dài và phát triển bền vững thì các hộ phải tổ chức sản xuất tốt để tạo tiềm lực về vốn tiến hành tái sản xuất mở rộng, chiến lược Ộ lấy ngắn nuôi dàiỢ để duy trì và mở rộng quy mô sản xuất. Hộ cần phải tranh thủ sự hỗ trợ của các tổ chức và cá nhân về vốn, hộ phải luôn linh động trong hoạt động sản xuất quay vòng vốn một cách có hiệu quả nhất để đảm bảo nguồn vốn được phát triển và quá trình sản xuất được liên tục.

Các nhóm hộ nông dân khác nhau có nhu cầu vốn khác nhau, do đó, giải pháp để nâng cao năng lực tham gia thị trường vốn tắn dụng cho hộ nông dân cần có giải pháp cụ thể đối với từng nhóm hộ.

dụng vốn để tái sản xuất theo hướng chiều sâu, mạnh dạn tham gia các chương trình có thể vay vốn lớn như các dự án.

Đối với hộ trung bình, khuyến khắch vay vốn để mở rộng sản xuất kinh doanh của hộ nhưng phải được kiểm soát chặt chẽ.

Hộ nghèo, tham gia thị trường cần đơn giản hoá thủ tục vay vốn, mở rộng số lượng vốn vay ngắn hạn, đồng thời mở rộng quy mô sản xuất. Và nắm bắt được các thông tin chắnh xác về thị trường vốn.

b, Giải pháp về đất đai

Các hộ gia đình nên biết tận dụng những quỹ đất chưa sử dụng hoặc sử dụng nhưng không đem lại lợi ắch kinh tế bằng việc sản xuất nước mắm hãy tận dụng triệt để những phần đất thừa của gia đình

Các cấp chắnh quyền xã nên quy hoạch một số phần đất chưa sử dụng để giúp cho các hộ chế biến nước mắm có nhiều quỹ đất sử dụng cho việc phát triển sản xuất được dễ dàng hơn.

c. Giải pháp về thị trường

Thứ nhất: Thị trường đầu vào

Nước mắm là sản phẩm sản xuất theo phương thức truyền thống, để hộ mở rộng quy mô sản xuất, tăng năng suất lao động thì các hộ gia đình trang bị các thiết bị mới nhưng vẫn giữ được các phương thức và công cụ truyền thống đảm bảo chất lượng nước mắm của hộ, bên cạnh đó hộ gia đình cần nắm bắt kịp thời các thông tin lên quan về thị trường nguyên liệu các yếu tố đầu vào về giá cả, tình hình biến động của chúng để xắp xếp kế hoạch sản xuất cho phù hợp mang lại hiệu quả cao nhất trong từng khâu sản xuất của mình.

Thứ hai: Thị trường tiêu thụ sản phẩm nước mắm truyền thống cho các hộ gia đình

- Để giải quyết vấn đề đầu ra cho sản phẩm là hàng đầu rất quan trọng đối với bất kỳ một ngành sản xuất nào, và sản phẩm truyền thống cũng vậy, thị trường tiêu thụ sẽ quyết định hộ có nên phát triển sản xuất và đầu tư vào

quá trình sản xuất của mình hay không. Vì nếu có phát triển sản xuất mà nguồn tiêu thụ lại không có sẽ dẫn đến tình trạng ứ đọng sản phẩm và gây lỗ.

- Đối với các hộ sản xuất nước mắm truyền thống cũng vậy thị trường tiêu thụ là yếu tố quan trọng để thúc đẩy hoạt động sản xuất. Việc mở rộng thị trường tiêu thụ quyết định tới có nên phát triển sản xuất thêm của các hộ sản xuất hay không, nếu không có đầu ra thì không nên mở rộng sản xuất.

- Vì vậy, các hộ gia đình, hay chắnh quyền địa phương cần có các biện pháp tăng cường công tác quảng cáo, tiếp thị để mở rộng thị trường, cung ứng sản phẩm nước mắm Ba Làng tới các tỉnh lân cận, và các tỉnh thành trong cả nước để mọi người Việt đều biết đến nước mắm Ba làng để cho việc phát triển sản xuất thuận lợi hơn.

d. Giải pháp về lao động

Đã có lớp tập huấn đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lý giúp cho các hộ gia đình tiếp cận thị trường và áp dụng những quy trình kỹ thuật sản xuất khi áp dụng các kiến thức khoa học vào sản xuất nước mắm nhưng các hộ gia đình trong xã chưa hiểu rõ tác dụng mà lớp tập huấn đem lại nên chưa được 100% các hộ gia đình tham gia lớp tập huấn vậy nên chắnh quyền xã nên có các biện pháp tuyên truyền để tất cả các hộ dân đều tham gia. Và nên thu hút nguồn lao động trẻ, để bảo tồn và phát triển được lâu dài cần phải có nguồn lực trong sản xuất, tất cả lao động trong sản xuất nên học qua lớp tập huấn để có kỹ năng tốt trong việc chế biến nước mắm để chất lượng sản phẩm đạt tốt nhất.

e. Giải pháp về tổ chức sản xuất

- Phải khuyến khắch, tạo điều kiện cho các hộ sản xuất nước mắm trên địa bàn tham gia các hình thức hợp tác sản xuất, đa dạng hoá các hình thức tổ chức như hộ, liên hộ, làng nghề, hợp tác xãẦ nhằm tăng sức cạnh tranh của sản phẩm nước mắm trên thị trường và củng cố mối quan hệ sản xuất, khuyến khắch tạo điều kiện cho xã thành lập trung tâm hoặc cơ sở giới thiệu môi giới đầu vào và đầu ra cho sản phẩm để việc phát triển sản xuất được diễn ra mà không phải lo việc tìm

nguyên liệu hay cung cấp sản phẩm tới đâu.

- Hiện nay tình trạng các hộ sản xuất nước mắm trên địa bàn các đại lý, cửa hàng ăn, đội thu gom ép giá sản phẩm từ đó ảnh hưởng đến kết quả sản xuất sản xuất kinh doanh nước mắm trong các hộ gia đình trên đại bàn đặc biệt là nhóm hộ trung bình và nghèo do thiếu hiểu biết về thông tin thị trường của sản phẩm. Do đó trong vấn đề trong vấn đề tiêu thụ thì các hộ cần có sự Ợliên kếtỢ với các tổ chức, các tác nhân như cửa hàng, đại lý nhằm trao đổi thông tin về thị trường đầu vào cũng như đầu ra, mặt khác tránh được tình trạng bị ép giá bởi các tác nhân thương mại, đồng thời nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm nước mắm trên thị trường.

Một phần của tài liệu Phát triển sản xuất nước mắm của hộ gia đình tại làng nghề truyền thống Ba Làng, xã Hải Thanh, huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa (Trang 108)