Lý luận chung về làng nghề.

Một phần của tài liệu Phát triển sản xuất nước mắm của hộ gia đình tại làng nghề truyền thống Ba Làng, xã Hải Thanh, huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa (Trang 35)

- Trao đổi: Là một khâu trung gian giữa một bên là sản xuất và phân

c. Nhóm yếu tố về thị trường

2.1.3 Lý luận chung về làng nghề.

2.1.3.1 Quan điểm về làng nghề và phát triển làng nghề

Làng ngề (còn gọi là làng thủ công nghiệp): là những làng sống bằng nghề hoặc chủ yếu bằng nghề thủ công ở nông thôn.

Theo Trần Quốc Vương và Đỗ Thị Hảo (2002) thì làng nghề là những làng nống nghiệp nhưng có thêm một hoặc nhiều nghề phụ phi nông nghiệp như: gốm sứ, dệt lụa,...

Hiện nay, cả nước có trên 1500 làng nghề: làng nghề gốm sứ Bát Tràng, làng nghề đồ gỗ Đồng Kỵ, ... Trong đó, trên địa bàn tỉnh Hà Tây (cũ ) đã có 160 làng.

2.1.3.2 Phân loại làng nghề

Tùy theo mục đắch nghiên cứu mà có những tiêu thức phân tổ khác nhau

* Theo sự hình thành làng nghề: làng nghề truyền thống và làng nghề mới hình thành

Làng nghề truyền thống là làng nghề có lịch sử phát triển lâu đời với sản phẩm độc đáo riêng của mình và được nhiều người biết đến. Giá trị của sản phẩm truyền thống và của sản phẩm phục chế bao gồm cả chi phắ vật chất, yếu tố tinh thần giữ gìn sản phẩm truyền thống của quê hương và cả kinh nghiệm đúc rút được qua nhiều thế hệ, yếu tố làng nghề trong sản phẩm.

Làng nghề mới hình thành do yêu cầu của phát triển kinh tế nhằm nâng cao đời sống trên cơ sở vận dụng các tiềm năng sản xuất ở địa phương nhất là nguồn lực lao động. Mặc dù các làng nghề này phát triển rất nhanh nhưng thiếu tắnh bền vững. Tác động của làng nghề mới với làng nghề truyền thống không có ý nghĩa thúc đẩy phát triển làng nghề truyền thống. Vì vậy, cần không để cho làng nghề mới phát triển tự phát.

* Theo chủng loại sản phẩm

Làng nghề sản xuất hàng tiêu dùng: làng nghề gốm sứ Bát Tràng, làng nghề gỗ Đồng Kỵ, lụa Hà Đông, ...

Làng nghề sản xuất ra công cụ sản xuất thủ công và nguyên liệu cho công nghiệp: làng dao kéo Đa Sỹ, ...

Làng nghề chế biến nông, lâm sản, dược liệu: kẹo Là Phù, tương Bần, tương Cự Đà, ... Hiện nay, các làng nghề này đang gặp khó khăn về đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật, vấn đề đảm bảo nguyên liệu sạch cho sản xuất, công nghệ bảo quản lâu dài, vệc dùng hóa chất trong chế biến dúng theo quy định ... cũng là vấn đề nan giải cần giải quyết.

2.1.3.3 Đặc trưng phát triển sản xuất làng nghề truyền thống

- Đặc trưng về sản phẩm: sản phẩm thường mang tắnh chất thủ công, có nét đặc sắc riêng mà các sản phẩm khác không thể có về giá trị nhân văn cao (bắ quyết nhà nghề) và bản sắc dân tộc: sản phẩm mang tắnh chất truyền thống qua đời này sang đời khác. Hình thức sản phẩm đẹp, chất lượng tốt hơn các nơi khác cùng sản xuất ra sản phẩm đó. Chắnh đặc trưng này đã giúp sản

phẩm của làng nghề tồn tại, phát triển lâu dài và đứng vững trong nền kinh tế thị trường hiện nay.

- Đặc điểm về kĩ thuật: công cụ và công nghệ mang tắnh chất tiểu thủ công, quy trình sản xuất được truyền lại dưới dạng kinh nghiệm hao tốn nhiều lao động, chủ yếu lao động đơn giản và bàn tay khéo léo của nghệ nhân qua kinh nghiệm lâu đời. Tuy cùng một sản phẩm nhưng ở mỗi địa phương thậm chắ mỗi nghệ nhân lại tạo ra sản phẩm có nét độc đáo riêng. Trong vài năm gần đây, sự phát triển của công nghiệp đã cơ giới hóa được một số khâu của quá trình sản xuất ngoài những khâu cần bàn tay khéo léo của nghệ nhân. Đó chắnh là sự vận dụng kết hợp giữa kĩ thuật truyền thống và công nghệ hiện đại.

- Đặc điểm nguyên liệu: nguyên liệu phục vụ cho sản xuất ở các làng nghề thường không có sản mà hầu hết mua ở bên ngoài. Trong những năm gần đây, nhờ hệ thống giao thông phát triển và cơ chế quản lắ thị trường hợp lắ, thông thoáng nên việc cung ứng nguyên liệu, vật liệu trở nên kịp thời, linh hoạt, đáo ứng được đầy đủ nhu cầu của sản xuất. Khi quy mô của sản xuất được mở rộng, nguyên liệu sẽ trở nên khan hiếm đòi hỏi phải sử dụng đầy đủ, hợp lắ, tiết kiệm và có hiệu quả.

- Đặc điểm về lao động: lao động chủ yếu là lao động trong gia đình, bao gồm cả người trong độ tuổi và ngoài độ tuổi lao động. Lao động chủ yếu là không được đào tạo kỹ thuật qua trường lớp mà vừa học vừa làm. Người học nghề phải tự quan sát học hỏi kết hợp với bác thợ cả hay nghệ nhân dạy bảo qua hình thức truyền miệng.

- Đặc điểm về hình thức tổ chức sản xuất: chủ yếu là sản xuất nhỏ lẻ, theo quy mô hộ gia đình, HTX thủ công. Ngoài ra còn một số hình thức khác: công ty TNHH, doanh nghiệp tư nhân, ...

- Đặc điểm về thị trường tiêu thụ sản phẩm: thị trường tiêu thụ lớn, đa dạng, có khuynh hường cho xuất khẩu, giá bán cao do sản phẩm tinh xảo đáp ứng được thị hiếu của khách hàng. Nhất là trong điều kiện kinh tế nước ta mở rộng giao lưu với nhiều nước trên thế giới nên sản phẩm làng nghề càng có

điều kiện xuất hiện ở thị trường ngoài nước. Song thị trường nước ngoài yêu cầu khắt khe về chủng loại, mẫu mã và chất lượng sản phẩm nên sản phẩm làng nghề cần được quan tâm đầu tư cao.

2.1.3.4 Vai trò của làng nghề trong phát triển nông thôn.

- Tạo việc làm cho người lao động

Người nông thôn sản xuất nông nghiệp thường theo mùa vụ, nên thời gian sản xuất thường kéo dài hơn thời gian thật sự lao động. Do đó, trong sản xuất nông nghiệp có những lúc nhàn rỗi, dư thừa lao động. Khi sản xuất các sản phẩm của làng nghề sẽ khiến cho người lao động có việc làm trong thời điểm này. Từ đó lao động được sử dụng triệt để trong gia đình. Có những làng nghề đã thu hút trên 60% lực lượng lao động ở nông thôn tham gia vào hoạt động sản xuất tiểu thủ công nghiệp.

- Tăng thu nhập cho hộ gia đình

Ngoài thu nhập từ sản xuất nông nghiệp, các hộ gia đình tham gia sản xuất các sản phẩm làng nghề sẽ có thêm nguồn thu nhập cho hộ. Chắnh vì vậy phát triển làng nghề sẽ tăng thu nhập cho hộ. Từ đó tăng mức sống cho người dân nông thôn. Theo số liệu khảo sát của trung tâm dân số và Quỹ lao đông- Bộ lao động thương binh xã hôi, thu nhập bình quân một tháng của một người thợ thủ công ở Bát Tràng là 430.000 đồng, thợ điêu khắc trạm gỗ ở Thanh Thúy là 800.000 đồng,...Như vậy, với mức thu nhập trên đạt từ 2,0 đến 3,0 lần so với thu nhập của hộ thuần nông.

- Khai thác vấn, kỹ thuật của dân

Quá trình sản xuất các sản phẩm của làng nghề đã tận dụng một cách triệt để các yếu tố về vốn, lao động, kỹ thuật của hộ. Tạo việc làm cho tất cả mọi thành viên trong gia đình. Các lao động chắnh trực tiếp sản xuất, các lao động phụ thì có thể làm các công đoạn bổ trợ cho sản xuất. Nhờ có phát triển ngành nghề truyền thống mà các quy trình sản xuất của ông cha ta ngày xưa để lai không bị mai một ngày càng được cải tiến phong phú hơn đáp ứng yêu cầu xã hội

- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế và lao động nông thôn ngày càng hợp lý

Trong đời sống kinh tế nông thôn, cơ cấu kinh tế chủ yếu là nông nghiệp, chiếm khoảng 75-100%. Đa số là các hộ thuần nông, bên cạnh đó là các hộ kiêm và một số ắt là các hộ làm nghề dịch vụ. Theo đường lối phát triển của Đảng, phát triển ngành nghề sẽ tận dụng được nguồn nguyên liệu là sản phẩm của ngành nông nghiệp hoặc công cụ sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, làm tăng khả năng tắch lũy vốn và kỹ thuật, hỗ trọ cho nông, công nghiệp và các loại hình dịch vụ khác ở nông thôn phát triển. Làng nghề phát triển sẽ trở thành trung tâm, tụ điểm kinh tế của địa phương, của vùng; không những tận dụng được lao động tại chỗ mà còn thu hút lao động ở các nơi khác cùng tham gia sản xuất ở địa phương.

- Thay đổi tập quán sản xuất, tư duy sản xuất

Khi người dân làng nghề tham gia vào sản xuất, sản phẩm của họ làm ra là sản phẩm hàng hóa nên họ phải chủ động trong mọi khâu của quá trình sản xuất, đặc biệt là khâu tiêu thụ hàng hóa. Họ không còn tư tưởng sản xuất tự cung tự cấp của người nông dân. Chắnh vì vậy mà người dân các làng nghề trở nên năng động hơn, linh hoạt trong việc bố trắ, tổ chức sản xuất.

- Tăng đóng góp cho ngân sách địa phương

Phát triển sản xuất ngoài tăng thu nhập cho chắnh hộ gia đình còn tăng thêm thu nhập quốc dân, tăng nguồn thu cho ngân sách địa phương bằng việc đóng thuế, giải quyết vấn đề việc làm,...

- Góp phần bảo tồn và phát huy bản sắc dân tộc

Vì làng nghề tạo nên những sản phẩm truyền thống với trình độ kỹ thuật, mĩ thuật cao, kết tinh tài hoa của những nghệ nhân qua nhiều thế hệ, nhiều sản phẩm không chỉ có ý nghĩa kinh tế mà còn phản ánh một cách sinh động lối sộng và ước vọng của người lao động, thấm đẫm tâm hồn người Việt, tắnh cách dân tộc Việt và được truyền từ đời này sang đời khác cho đến ngày nay và mãi mãi về sau.

Một phần của tài liệu Phát triển sản xuất nước mắm của hộ gia đình tại làng nghề truyền thống Ba Làng, xã Hải Thanh, huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(117 trang)
w