Phát triển sản xuất nước mắm

Một phần của tài liệu Phát triển sản xuất nước mắm của hộ gia đình tại làng nghề truyền thống Ba Làng, xã Hải Thanh, huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa (Trang 29)

- Trao đổi: Là một khâu trung gian giữa một bên là sản xuất và phân

b. Phát triển sản xuất nước mắm

Trong phát triển sản xuất nước mắm cũng như phát triển sản xuất khác có thể diễn ra theo hai xu hướng là phát triển sản xuất theo chiều rộng và phát triển sản xuất theo chiều sâu.

Phát triển sản xuất nước mắm theo chiều rộng là nhằm tăng sản lượng nước mắm bằng cách mở rộng quy mô sản xuất, với cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho phát triển sản xuất không đổi, sử dụng kỹ thuật, quy trình công nghệ tiên tiến, kết quả phát triển sản xuất nước mắm đạt được theo chiều rộng chủ yếu nhờ tăng diện tắch sản xuất, áp dụng thành công những kỹ thuật, quy trình công nghệ tiên tiến.

Phát triển sản xuất nước mắm theo chiều rộng bao gồm mở rộng diện tắch sản xuất trong cả vùng, có thể bao gồm việc tăng số hộ gia đình sản xuất nước mắm hoặc tăng quy mô sản xuất của mỗi hộ gia đình hoặc cả hai.

=> Tăng quy mô sản xuất: Tăng về sản lượng nước mắm sản xuất trong các hộ gia đình theo không gian và thời gian.

=> Tăng số hộ: muốn gia tăng về số hộ tham gia vào sản xuất đòi hỏi Nhà nước có các chắnh sách hỗ trợ khuyến khắch sản xuất và sản xuất nước mắm phải thực sự đem lại hiệu quả kinh tế cho người sản xuất.

Phát triển sản xuất nước mắm theo chiểu sâu bao gồm đầu tư nhằm nâng cao năng suất lao động và hiệu quả sử dụng các nguồn lực trong sản xuất, ứng dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ mới, xây dựng cơ sở hạ tầng

phát triển sản xuất nước mắm phù hợp điều kiện sản xuất thực tế của hộ gia đình. Như vậy phát triển sản xuất nước mắm theo chiều sâu là làm tăng sản lượng và hiệu quả kinh tế sản xuất nước mắm trên một diện tắch bằng cách nâng cao nguồn nguyên liệu (cá), đầu tư thêm vốn, kỹ thuật, quy trình công nghệ tiên tiến và lao động.

Trong điều kiện hiện này, những nhân tố phát triển theo chiều rộng đang cạn dần, cuộc cách mạng khoa học Ờ kỹ thuật trên thế giới ngày càng phát triển mạnh với những tiến bộ mới về điện tử và tin học, công nghệ chế biến lương thực, thực phẩm là yêu cầu tất yếu thúc đẩy sản xuất nước mắm chuyển sang phát triển theo chiều sâu. Nhằm đạt được các chỉ tiêu: tăng hiệu quả kinh tế, tăng năng suất lao đông, giảm giá thành sản phẩm, giảm dàn hàm lượng vật tư và tăng hàm lượng chất xám, nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng thu nhập cho người dân.

Vì vậy, việc phát triển sản xuất nước mắm phải thực hiện đồng thời nhiều nội dung khác nhau , trong đó tập trung vào các nội dung chủ yếu là phát triển các hình thức tổ chức sản xuất tiên tiến, phương thức khai thác và sử dụng các yếu tố nguồn lực, tổ chức các hoạt động dịch vụ đầu vào, đầu ra cho phát triển sản xuất nước mắm. Do đó khi đánh giá sự phát triển sản xuất nước mắm chủ yếu tập trung xem xét kết quả tạo ra của quá trình sản xuất như quy mô diện tắch, sản lượng, giá trị sản xuất, doanh thu. Phân tắch sự tăng trưởng, chuyển dịch trong nội bộ của các yếu tố đó theo thời gian, đồng thời đánh giá chất lượng tăng trưởng bằng các hệ thống chỉ tiêu hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường.

2.1.2.3 Vai trò và ý nghĩa của phát triển sản xuất nước mắm

Một phần của tài liệu Phát triển sản xuất nước mắm của hộ gia đình tại làng nghề truyền thống Ba Làng, xã Hải Thanh, huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(117 trang)
w