- Trao đổi: Là một khâu trung gian giữa một bên là sản xuất và phân
2.1.2 Lý luận về phát triển sản xuất nước mắm
2.1.2.1 Khái niệm về tăng trưởng và phát triển
Tăng trưởng là sự gia tăng (tăng về quy mô sản lượng, sản phẩm hàng hóa dịch vụ) của nền kinh tế trong một thời gian nhất định (thường là một năm). Nó thể hiện xu thế đi lên, không thể hiên được bản chất của hiện tượng mà chỉ nhìn thấy khi đem so sánh.
Trải qua các mốc lịch sử và thời gian lâu dài đã có nhiều quan niệm khác nhau về sự phát triển. Raaman Weits cho rằng ỘPhát triển là một quá trình thay đổi liên tục làm tăng trưởng mức sống con người và phân phối công bằng những thành quả trong xã hộiỢ (Phạm Ngọc Linh và Nguyễn Thị Kim Dung (2008). Giáo trình kinh tế phát triển , Nhà sản xuất Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội).
Theo Nguyễn Như Ý (1999): Đại từ điển tiếng việt cho rằng ỘPhát triển là sự vận động, tiến triển theo chiều hướng tăng lên: phát triển kinh tế, văn hóa, không ngừng phát triển sản xuấtỢ
Phát triển là quá trình tăng tiến về mọi mặt (biến đổi về chất) của nền kinh tế trong một thời kỳ nhất định theo hướng tiến bộ (không chỉ tăng về quy mô sản lượng mà còn tạo ra sự biến đổi về cơ cấu kinh tế, về xã hội, về dân cư theo hướng tiến bộ) đó là sự gia tăng về chất lượng, mang ý nghĩa định
tắnh, nó bao hàm rộng hơn thuật ngữ tăng trưởng phát triển bao hàm cả tăng trưởng, nó thể hiện về mặt chất của hiện tượng kinh tế. Phát triển là tăng trưởng ổn định và phát triển hài hòa các mối quan hệ.
Theo định nghĩa của Liên hợp quốc: ỘPhát triển bền vững là sự phát triển nhằm thỏa mãn nhu cầu hiện tại mà không xâm phạm tới khả năng thỏa mãn nhu cầu của thế hệ tương laiỢ. Phát triển bền vững là thực tế phát triển của hiện tượng không làm phá vỡ cân bằng sinh thái và có sự chấp nhận của xã hội. (Phạm Vân Đình và Đỗ Kim Chung, 1997)
2.1.2.2 Khái niệm phát triển sản xuất