Bán cho các đại lý, cửa hàng:

Một phần của tài liệu Phát triển sản xuất nước mắm của hộ gia đình tại làng nghề truyền thống Ba Làng, xã Hải Thanh, huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa (Trang 98)

Về dọc đường quốc lộ 1A là nơi tập trung dân cư đông sinh sống và chủ yếu hoạt động là buôn bán và kinh doanh, nên có nhiều cửa hàng quán ăn được phát triển do đó đây cũng là một kênh tiêu thụ mà các hộ gia đình sản

xuất lựa chọn hình thức phân phối cho các của hàng đại lý này. Xã Hải Thanh cách xã Hải Hòa 4 km về phắa Đông, đây là điểm du lịch của cả huyện hàng năm thu hút hàng ngàn khách du lịch. Các hộ sản xuất nước mắm trên địa bàn tự đây tiêu thụ tiếp cận và bán cho các đại lý và của hàng với một số lượng lớn. Sau mỗi lần bán thì các đại lý và quán ăn lại đặt hàng cho hộ gia đình để hộ cung cấp hàng cho đại lý, người sản xuất nước mắm phải có uy tắn và chất lượng đảm bảo phải ngon, đạt tiêu chuẩn thì sẽ được đặt hàng thường xuyên và đặt với khối lượng lớn. Việc để bán tiếp cận với các đại lý có sự khác biệt giữa các nhóm hộ.

Đây là kênh tiêu thụ chủ yếu của cả 3 loại hộ. Vì cửa hàng ăn phục vụ khách hàng ngày, còn các đại lý thì ngoài bán nước mắm cho người tiêu dùng còn góp phần vào việc quảng cáo và thay thế khâu tiếp thị cho sản phẩm tương. Đại lý cửa hàng là nơi bán và tiêu thụ nước mắm lượng lớn nhất cho hộ. Do đó đây là một thị kênh tiêu thụ tiềm năng cho các hộ sản xuất nước mắm mà hộ cần sự liên kết lâu dài. Thông qua đây hộ có thẻ nắm bắt được nhu cầu thị trường để có định hướng sản xuất cho hộ.

Một phần của tài liệu Phát triển sản xuất nước mắm của hộ gia đình tại làng nghề truyền thống Ba Làng, xã Hải Thanh, huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa (Trang 98)