Phương pháp phân tắch

Một phần của tài liệu Phát triển sản xuất nước mắm của hộ gia đình tại làng nghề truyền thống Ba Làng, xã Hải Thanh, huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa (Trang 60)

- Trao đổi: Là một khâu trung gian giữa một bên là sản xuất và phân

c. Nhóm yếu tố về thị trường

3.2.3 Phương pháp phân tắch

3.2.3.1 Phương pháp thống kê mô tả

Phương pháp thống kê mô tả là phương pháp sử dụng các chỉ tiêu số tuyệt đối, số tương đối, số trung bình dựa trên việc phân chia tổng thể nghiên cứu thành các nhóm khác nhau dựa trên một tiêu thức, tiêu chắ nào đó để phân tắch theo hướng mô tả kỹ, sâu sắc thực trạng vấn đề.

Để phân tắch các thông tin có được chúng tôi dự kiến sử dụng phương pháp thống kê mô tả dựa trên việc phân tắch việc sản xuất sản phẩm nước mắm truyền thống tại xã Hải Thanh, theo các nhóm hộ khác nhau để khái quát một các sâu sắc nhất thực trạng phát triển sản xuất của các hộ gia đình trong sản xuất nước mắm truyền thống tại xã Hải Thanh.

3.2.3.2 Phương pháp so sánh

Phương pháp so sánh là phương pháp chủ yếu được sử dụng rộng rãi nhất để phân tắch các hiện tượng tự nhiên xã hội, để đánh giá được các mặt phát triển hay kém phát triển, hiệu quả hay không hiệu quả, từ đó tìm ra được các định hướng và giải pháp tối ưu trong mỗi trường hợp cụ thể. Khi so sánh phải xác định số gốc để tiến hành do vậy có nhiều dạng so sánh khác nhau.

Thấy được sự khác biệt giữa các nhóm hộ trong hoạt động phát triển sản xuất nước mắm truyền thống trên địa bàn về quy mô sản xuất, giá trị sản xuất, chất lượng, thị trường, đầu tư sản xuất ở các nhóm hộ để thấy rõ mức độ phát triển của thực trạng sản xuất cũng như tiêu thụ để rút ra những điểm giống và khác nhau về tình hình sản xuất và tiêu thụ cũng như có cơ sở để đánh giá tình hình sản xuất cũng như tiêu thụ sản phẩm nước mắm truyền thống của xã Hải Thanh. Từ đó rút ra những nguyên nhân, tồn tại, hạn chế, khó khăn của tình hình sản xuất ấy để có được những định hướng và giải pháp phù hợp nhằm nâng cao, phát triển sản xuất sản phẩm nước mắm truyền thống Ba Làng trong việc mang lại thu nhập, nâng cao đời sống đời sống của nhân dân nơi đây.

- So sánh việc sản xuất nước mắm đóng góp vào thu nhập của hộ cùng với việc sản xuất kinh doanh khác ở các nhóm hộ

- So sánh việc sản xuất nước mắm của các nhóm hộ tăng hay giảm theo không gian và thời gian

- So sánh chi phắ sản xuất của các nhóm hộ

- So sánh kết quả sản xuất nước mắm trong các hộ gia đình

3.2.3.3 Phân tắch ma trận SWOT

Ma trận SWOT là ma trận kết hợp giữa phân tắch và dự báo bên trong với bên ngoài về tình hinhg sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nước mắm trên địa bàn nghiên cứu.

Cách xây dựng ma trận thuận chiều với tiếp cận từ bên trong (nội tại của các hộ sản xuất nước mắm của xã), có nghĩa là điểm khởi đầru của ma trận sẽ được bắt đầu bằng S (thuận lợi) và W (khó khăn), rồi mới đến các yếu tố thuộc môi trường bên ngoài, cụ thể là O (cơ hội) và T (thách thức). Kết quả của quá trình phân tắch tổng hợp là cơ sở để xây dựng phương hướng phát triển sản xuất chủ yếu.

Bảng 3.6 Ma trận SWOT

Phân tắch Môi trường bên ngoài

Cơ hội (O) Thách thức (T) Nội bộ trong

Điểm mạnh (S) Phối hợp (S/O) Phối hợp (S/T) Điểm yếu (W) Phối hợp (W/O) Phối hợp (W/T) Cách kết hợp của ma trận SWOT:

- Phối hợp S/O: thu được từ sự kết hợp giữa các thuận lợi chủ yếu với các cơ hôi của việc sản xuất nước mắm.

- Phối hợp W/O: là sự kết hợp giữa mặt khó khăn của việc sản xuất nước mắm với cơ hội. Sự kết hợp này mở ra cho việc sản xuất nươc mắm khả năng vượt qua khó khăn để phát triển.

- Phối hợp W/T: là sự kết hợp giữa các mặt yếu và nguy cơ của việc sản xuất nước mắm. Sự kết hợp này đặt ra yêu cầu cho việc sản xuất nước mắm cần phải có các biện pháp để giảm bớt mặt yếu và tránh được nguy cơ bằng cách đề ra các giải pháp để phát triển cả về diện tắch, sản lượng, chất lượng nước mắm và thị trường tiêu thụ sản phẩm.

- Phối hợp S/T: thu được từ sự kết hợp giữa các thuận lợi với thách thức của việc sản xuất nước mắm. Sự kết hợp này giúp cho việc sản xuất

nước mắm vượt qua những thách thức bằng cách tận dụng những điểm thuận lợi để phát triển.

Một phần của tài liệu Phát triển sản xuất nước mắm của hộ gia đình tại làng nghề truyền thống Ba Làng, xã Hải Thanh, huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa (Trang 60)