- Trao đổi: Là một khâu trung gian giữa một bên là sản xuất và phân
c. Nhóm yếu tố về thị trường
2.2.2. Tình hình phát triển sản xuất làng nghề truyền thống ở Việt Nam
Quá trình phát triển của các làng nghề Việt Nam nói chung và làng nghề Ba Làng nói riêng có thể chia thành nhiều giai đoạn với sự phát triển khác nhau:
a, Thời kì trước đổi mới (1975 Ờ 1985)
Năm 1975, đất nước thống nhất, sự nghiệp xây dựng kinh tế được triển khai trên phạm vi cả nước, nhưng đây là thời kì đất nước vẫn phải đương đầu với những khó khăn, lúc này làng nghề cũng đình đốn, giá trị sản lượng giảm. Thời kì này xuất hiện nhiều mâu thuẫn và những yếu kém vốn có của làng nghề, đó là mâu thuẫn giữa lợi ắch của người thợ với quyền lợi của tập thể, tập
chung chủ yếu của người thợ có tay nghề cao, có vốn, có khả năng sản xuất, nhưng bị gò ép vào hợp tác xã, phải chịu sự quản lý kém cỏi của ban quản lý.
Trước những khó khăn trên, Nghị quyết đại biểu toàn quốc lần thứ V của Đảng đã nhấn mạnh: ỘTrước mắt, coi trọng giải quyết tốt việc tăng cường trang bị kỹ thuật và cải tiến kỹ thuật, sản xuất và cung ứng nguyên liệu sử dụng các đòn bẩy kinh tế, khuyến khắch thắch đáng các tập thể và cá nhân người lao động, để phát triển mạnh mẽ tiểu thủ công nghiệp, từ ngành nghề cổ truyền tới ngành nghề mới xuất hiệnỢ.
Tóm lại, giai đoạn này là giai đoạn mà ngành nghề thủ công truyền thống có sự phát triển chậm và khó khăn, nhất là 5 năm đầu sau khi đất nước được thống nhất, nhưng sau đó làng nghề đã được quan tâm phát triển. Từ những khó khăn và thực tiễn trên buộc ta phải đổi mới cách tư duy để phát triển các làng nghề nói riêng và nền kinh tế nói chung.
b, Thời kỳ đổi mới (1986 Ờ 1992)
Đại hội Đảng VI (12 Ờ 1986) đã quyết định tiến trình đổi mới, đánh dấu bước ngoặt vĩ đại sâu sắc và toàn diện trong đời sống kinh tế xã hội nước ta. Chủ trương phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần vận động theo cơ chế thị trường có sự quản lý và điều tiết của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, đây là một điểm tựa để phát triển làng nghề. Đại hội Đảng lần VII (1991) đã khẳng định sự đúng đắn của Đại hội Đảng lần VI và nhấn mạnh: Nhà nước thực hiện nhất quán chắnh sách kinh tế nhiều thành phần không phân biệt đối xử, không tước đoạt tài sản hợp pháp, không gò ép tập thể hóa tư liệu sản xuất, không áp đặt hình thức kinh doanh, khuyến khắch các hoạt động có ắch trong kinh tế dân sinh.
Trên những cơ sở của chủ trương và chắnh sách của Đảng, sản xuất kinh doanh trong các làng nghề đã bắt đầu khởi sắc, sản lượng ngày càng lớn, đây là thời kì phát triển của tiểu thủ công nghiệp và các làng nghề truyền thống với phong trào thi đua sáng tạo đã làm cho không khắ làng nghề sôi động lên. Sau một thời gian hoạt động theo cơ chế kinh tế mới, nhiều hợp tác
xã tiểu thủ công nghiệp đã bộc lộ những thiếu sót về mặt quản lý kinh doanh do yếu kém trong quản lý, nên sản xuất bắt đầu giảm sút, chât lượng sản phẩm thấp, đời sống nhân dân khó khăn.
Từ 1990, tình hình trong nước và trên thế giới có nhiều biến động, đặc biệt là sự tan rã của hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và các nước Đông Âu đã tác động trực tiếp tới tiểu thủ công nghiệp ở nước ta. Thị trường xuất khẩu hầu như không còn nữa, trong đó thị trường mới chưa kịp thiết lập. Việc mở rộng quan hệ đối ngoại với các nước trên thế giới đã tạo điều kiện cho hàng ngoại tràn vào Việt Nam. Mặc dù hàng thủ công mỹ nghệ của nước ta có sự phát triển nhưng do hàng ngoại tràn vào với nhiều kiểu dáng đẹp, chủng loại phong phú, giá rẻ, thêm vào đó cạnh trang hàng trốn thuế, làm cho các hàng hóa nói chung và hàng thủ công mỹ nghệ nói riêng gặp nhiều khó khăn trong vấn đề tiêu thụ.
Có thể nói trong những năm 1990 Ờ 1992 là những năm phát triển khó khăn nhất của ngành thủ công mỹ nghệ, nhiều hợp tác xã đã phải giải theer chuyên sang hình thức sở hữu tư nhân và do tư nhân điều hành. Thời kì này là thời kì có nhiều biến động với nền kinh tế nói chung và tiểu thủ công nghiệp nói riêng.
c, Thời kì 1993 tới nay
Sau một thời gian giảm sút, nhiều địa phương đã vươn lên tìm kiếm thị trường để tiêu thụ sản phẩm của mình. Thị trường quốc tế và các nước trong khu vực dần được thiết lập. Các hình thức sản xuất kinh doanh ngày càng phong phú và đa dạng, sản xuất tại các làng nghề dần được khôi phục. Nhiều làng nghề làm ăn mới đã và đang được hình thành với cách làm ăn mới và nắm bắt thông tin thị trường, áp dụng các tiến bộ khoa học vào sản xuất. Các sản phẩm sản xuất ra phù hợp với nhu cầu thị hiếu của người tiêu dùng. Từ đó các làng nghề có điều kiện sản xuất kinh doanh, thị trường từng bước được mở rộng các công ty tìm được nhiều bạn hàng. Các sản phẩm của làng nghề
xuất hiện ở những nước trong khu vực và trên thế giới như: Pháp, Đài Loan, Đan Mạch, ..
Sản phẩm của các làng nghề đã tăng lên, kim ngạch xuất khẩu hàng triệu USD/năm. Trong những năm gần đây, đời sống dân cư được nâng dần lên, nhu cầu các mặt hàng chế biến lương thực thực phẩm cũng tăng lên tương ứng. Do đó, các làng nghề thủ công liên quan đến chế biến sản phẩm được phát triển. Sự phát triển này dẫn đến sự tăng thu nhập của các làng nghề, thu nhập của các làng nghề ngày càng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng thu nhập của người dân.