- Trao đổi: Là một khâu trung gian giữa một bên là sản xuất và phân
b. nghĩa của phát triển sản xuất nước mắm
- Góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng công nghiệp hóa: tạo ra cơ cấu kinh tế mới hợp lý hiện đại ở nông thôn, cơ cấu kinh tế này mang những đặc điểm, tắnh chất của quá trình công nghiệp hóa đáp ứng được yêu cầu đặt ra của quá trình công nghiệp hóa. Sự phát triển sản xuất ngành nghề nông thôn còn có tác dụng chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nội bộ ngành nông sản, đó là khi sản xuất nước mắm phát triển, yêu cầu nguyên liệu từ nông sản phải nhiều hơn, đa dạng hơn và chất lượng cao hơn.
- Góp phần giải quyết việc làm tăng thu nhập cho người lao động nông thôn đó là vấn đề quan trọng ở nước ta hiện nay số người trong độ tuổi lao động luôn tăng qua từng năm, số người thất nghiệp ngày càng nhiều ở nông thôn thì vấn đề giải quyết việc làm cho lao động ở nông thôn cần được chú trọng.
- Tăng giá trị sản phẩm hàng hóa: Sự phục hồi và phát triển sản xuất ngành nghề nông thôn có ý nghĩa rất quan trọng đối với sự phát triển kinh tế- xã hội nông thôn. Với quy mô nhỏ bé nhưng được phân bố rộng khắp các vùng nông thôn, hàng năm làng nghề sản xuất ra khối lượng sản phẩm hàng
hóa lớn, đóng góp đáng kể cho thu nhập của từng vùng địa phương, từng hộ sản xuất.
- Thu hút vốn nhàn rỗi, tận dụng thời gian và lao động, hạn chế di dân tự do: khác với sản xuất nông nghiệp và một số ngành khác, nghề chế biến nước mắm không đòi hỏi số vốn đầu tư quá lớn.
Tóm lại phát triển sản xuất nước mắm góp pần huy động lượng vốn đầu tư khá lớn trong dân để đầu tư phát triển. Lượng vốn này sẽ làm cho dòng lưu thông tài chắnh của khu vực sản xuất nước mắm đạt hiệu quả hơn, thu hút một lượng lớn việc làm của lao động tại địa phương. Nếu sản xuất nước mắm càng phát triển thì quy mô, sản lượng nước mắm càng tăng mạnh, mặt khác làm giảm số lượng lao động tại địa phương di chuyển đi nơi khác giúp giảm sức ép cho các Thành Phố lớn. Việc phát triển sản xuất nước mắm còn góp phần khai thác một cách hiệu quả nhất diện tắch đất sử dụng. Diện tắch đất được sử dụng một cách có hiệu quả hơn được sử dụng làm khu nhà kho, sân phơi cá, cửa hàng...Không có thời gian đất để không như một số ngành nghề khác.
2.1.2.4 Các yếu tố ảnh hưởng tới phát triển sản xuất nước mắm
Quá trình phát triển sản xuất các ngành nghề nông thôn nói chung và sản xuất nước mắm nói riêng chịu tác động của rất nhiều yếu tố. Những yếu tố có sự biến đổi trong từng thời kỳ và theo chiều hướng khác nhau. Chúng có thể là những nhân tố thúc đẩy nhưng ngược lại cũng có thể là những nhân tố kìm hãm sự phát triển sản xuất, sau đây là một số yếu tố: