Thực trạng rủi ro tín dụng tại Vietcombank Nam Sài Gòn

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN CÔNG TÁC PHÂN LOẠI NỢ, TRÍCH LẬP VÀ SỬ DỤNG DỰ PHÒNG RỦI RO TÍN DỤNG TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG NAM SÀI GÒN.PDF (Trang 41)

Vietcombank nói chung và chi nhánh Nam Sài Gòn nói riêng rất chú trọng ñến công tác quản trị rủi ro tín dụng. Để làm tốt công tác quản trị rủi ro tín dụng, Vietcombank ñã xây dựng những quy trình chặt chẽ từ khâu tiếp cận khách hàng, thẩm ñịnh, cấp tín dụng cho khách hàng cho ñến khâu kiểm tra, giám sát sau khi cho vay. Vietcombank Nam Sài Gòn là ñơn vị áp dụng ñầy ñủ và tuân thủ ñúng các quy chế và quy trình cấp tín dụng. Tuy nhiên, rủi ro là một vấn ñề không thể phòng tránh một cách tuyệt ñối. Do ñó, rủi ro tín dụng vẫn có xảy ra rại Vietcombank Nam Sài Gòn trong những năm qua.

Những năm 2004-2006 là thời ñiểm của những rủi ro do cơ chế cho vay các doanh nghiệp nhà nước ñể thực hiện các dự án ñầu tư xây dựng cơ bản. Các doanh nghiệp nhà nước thường yếu kém trong khâu quản lý nên thường ñể xảy ra tình trạng thua lỗ trong kinh doanh, dẫn ñến tình trạng không trả ñược nợ cho ngân hàng. Hơn nữa, ñây là các doanh nghiệp nhà nước nên khi cho vay thường không có tài sản ñảm bảo nên không thu hồi ñược từ nguồn này, kết quả là ñã dẫn ñến những tổn thất xảy ra cho Vietcombank Nam Sài Gòn.

Hệ lụy của những khoản nợ này kéo dài cho ñến những năm sau. Mặc dù ñã dùng Quỹ DPRR tín dụng ñể xử lý nhưng Vietcombank Nam Sài Gòn vẫn thành lập tổ xử lý nợ xấu ñể chuyên trách việc thu hồi các khoản nợ này. Tuy nhiên, việc thu hồi gặp rất nhiều khó khăn và không thể thu hồi hết các khoản nợ. Do ñó, tổn thất thực sự

ñã xảy ra. Năm 2007-2008, Vietcombank Nam Sài Gòn ñã thực hiện bán nợ một số các khoản nợ xấu hết khả năng thu hồi và thực hiện miễn giảm lãi cho các khoản nợ ñã thu hồi ñược nợ gốc.

Sau giai ñoạn khủng hoảng vì những rủi ro tín dụng trên, Vietcombank Nam Sài Gòn ñã có chủ trương phát triển tín dụng theo hướng bán lẻ, tập trung vào ñối tượng thể nhân và doanh nghiệp vừa và nhỏ. Bên cạnh ñó dùng nhiều biện pháp sàn lọc khách hàng trước khi cho vay. Năm 2007-2008, trong tình hình thị trường bất ñộng sản sôi ñộng, các khoản cho vay bất ñộng sản gia tăng rất nhanh. Tuy nhiên, năm 2008 lại xảy ra khủng hoảng tài chính, suy thoái kinh tế toàn cầu nên kinh tế Việt Nam cũng bị ảnh hưởng. Tình hình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn. Thị trường bất ñộng sản sau một thời gian bị thổi phồng lúc bấy giờ cũng bị xì hơi. Do ñó, rất nhiều khách hàng cá nhân của Vietcombank Nam Sài Gòn không trả ñược nợ cho ngân hàng vì không thể bán ñược các bất ñộng sản trong tình hình thị trường ñang xuống dốc, còn các doanh nghiệp cũng khó khăn trong kinh doanh nên khả năng trả nợ cũng giảm sút. Do ñó, tỷ lệ nợ xấu trong giai ñoạn này lại tăng cao. Vietcombank Nam Sài Gòn ñã ráo riết dùng các biện pháp ñể thu hồi nợ xấu. Trong ñó, có biện pháp kết hợp với khách hàng bán tài sản ñể trả nợ. Do các khoản vay này hầu hết là có tài sản ñảm bảo nên dù rủi ro ñã xảy ra nhưng mức ñộ tổn thất cho ngân hàng không nhiều.

Tuy nhiên, cũng có một số khoản vay chưa ñược thu hồi kéo dài cho ñến những năm 2010-2011. Trong năm 2011, Vietcombank Nam Sài Gòn ñã dùng quỹ dự phòng ñể xử lý một số khoản vay ñủ ñiều kiện. Các khoản vay này khả năng gây ra tổn thất cho ngân hàng rất cao.

Từ thực trạng trên, chúng ta có thể thấy hoạt ñộng tín dụng cho dù rất chú trọng ñến công tác phòng ngừa rủi ro thì rủi ro vẫn có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân khách quan. Những rủi ro này có thể gây ra tổn thất cho ngân hàng ở nhiều mức ñộ khác nhau

nên các ngân hàng cần chú trọng ñến công tác phân loại nợ và trích lập DPRR ñểñảm bảo có nguồn tài trợ cho các tổn thất có thể xảy ra.

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN CÔNG TÁC PHÂN LOẠI NỢ, TRÍCH LẬP VÀ SỬ DỤNG DỰ PHÒNG RỦI RO TÍN DỤNG TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG NAM SÀI GÒN.PDF (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)