Mặc dù công tác phân loại nợ và trích lập DPRR tại Vietcombank có nhiều thành công, nhưng vẫn còn tồn tại không ít những mặt hạn chế sau ñây:
Đối với khách hàng có quan hệ tín dụng với nhiều TCTD thì theo quy ñịnh phải phân loại cùng một nhóm nợ có mức ñộ rủi ro cao nhất ñối với tất cả các khoản nợ tại tất cả các TCTD ñó. Tuy nhiên, việc cập nhật thông tin về nhóm nợ của khách hàng tại các TCTD khác không ñược thực hiện thường xuyên. Thông tin này ñược cung cấp bởi Trung tâm thông tin tín dụng của NHNN (CIC), nhưng cán bộ khách hàng chỉ thu thập thông tin tại thời ñiểm xét cấp tín dụng cho khách hàng, chưa cập nhật kịp thời ñể phục vụ công tác phân loại nợ.
Khi thực hiện phân loại nợ theo ñịnh tính, Hệ thống XHTDNB của Vietcombank cần rất nhiều thông tin về tài chính và phi tài chính của khách hàng. Nhưng hiện tại, những thông tin này cán bộ khách hàng chỉ thu thập ñược từ khách hàng cung cấp, nhiều khi chưa phản ánh ñúng thực tế hoạt ñộng của doanh nghiệp nhưng cán bộ khách hàng ít có cơ sở ñểñối chiếu và kiểm chứng. Do ñó sẽ ảnh hưởng
trực tiếp ñến kết quả XHTDNB của khách hàng, làm sai lệch kết quả phân loại nợ. Việc chuyên môn hóa trong công tác phân loại nợ có ưu ñiểm riêng của nó nhưng cũng có mặt hạn chế. Phòng Quản lý nợ là phòng thực hiện việc nhập thông tin vào hệ thống XHTDNB và thực hiện công tác phân loại nợ nhưng hầu như ít nắm rõ về khách hàng. Thông tin chủ yếu là do phòng Khách hàng cung cấp. Tuy nhiên, sự phối hợp giữa các phòng ban chưa thật sự tốt nên cán bộ Quản lý nợ chưa nắm nhiều thông tin về khách hàng, trong khi cán bộ Khách hàng thì chưa quan tâm ñúng mức tới công tác dự báo phân loại nợ. Chỉ khi nào có kết quả phân loại nợ ñưa ra thì mới quan tâm ñến các khoản nợ có vấn ñề là tìm hướng giải quyết. Do ñó, công tác dự báo còn hạn chế là do cả nguyên nhân về năng lực cán bộ và nguyên nhân sự phối hợp chưa tốt giữa các phòng ban.
Trong công thức, số tiền trích lập dự phòng cụ thể không chỉ phụ thuộc vào giá trị khoản vay và tỷ lệ trích lập dự phòng mà con phụ thuộc vào giá trị tài sản ñảm bảo ñược khấu trừ. Việc cập nhật giá trị tài sản bảo ñảm ñưa vào tính trích lập DPRR vẫn chưa ñược thực hiện thường xuyên, kịp thời. Tại Vietcombank Nam Sài Gòn, nhiều tài sản bảo ñảm nhiều năm chưa ñược ñánh giá lại, ñặc biệt là các tài sản là máy móc thiết bị hay nhà xưởng có giá trị giảm dần qua thời gian sử dụng. Vì vậy, khi tính giá trị tài sản bảo ñảm ñểñưa vào khấu trừ vẫn lấy theo giá trị tài sản nhập ngoại bảng ban ñầu. Điều này chưa phản ánh ñúng giá trị cũng như tính thanh khoản của tài sản và vì vậy không ñảm bảo tính chính xác của số tiền trích lập dự phòng cụ thể.
Tóm lại, phân loại nợ và trích lập DPRR tín dụng là một vấn ñề hết sức quan trọng trong công tác quản trị rủi ro trong hoạt ñộng ngân hàng. Mặc dù biết rằng, việc trích lập DPRR là ảnh hưởng trực tiếp ñến lợi nhuận của ngân hàng nhưng các ngân hàng luôn phải phân loại nợñúng bản chất của các khoản cấp tín dụng ñể kịp thời theo dõi, xử lý. Đồng thời phải trích ñúng, trích ñủ các khoản DPRR tín dụng ñể có nguồn xử lý khi nợ xấu xảy ra ñể không ảnh hưởng ñến hoạt ñộng kinh doanh của ngân hàng.