ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CÔNG TÁC PHÂN LOẠI NỢ CỦA

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN CÔNG TÁC PHÂN LOẠI NỢ, TRÍCH LẬP VÀ SỬ DỤNG DỰ PHÒNG RỦI RO TÍN DỤNG TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG NAM SÀI GÒN.PDF (Trang 73)

VIETCOMBANK NAM SÀI GÒN

3.1.1. Định hướng của NHNN về công tác phân loại nợ, trích lập và sử dụng DPRR tín dụng trong thời gian qua

Vấn ñề nợ xấu không chỉ là nỗi lo riêng của các NHTM mà còn là mối quan tâm ñặc biệt của chính phủ và các cơ quan quản lý. Vì nó ảnh hưởng ñến sự an toàn của từng NHTM cũng như là sự an toàn của toàn hệ thống Ngân hàng và của toàn bộ nền kinh tế. Vì vậy, qua từng thời kỳ, NHNN ñã ñưa ra những chính sách về ñảm bảo an toàn trong hoạt ñộng kinh doanh ngân hàng, trong ñó có những chính sách về quản lý rủi ro tín dụng. Trong thời gian qua NHNN ñã rất nỗ lực ñưa ra nhiều quy ñịnh vềñảm bảo an toàn trong hoạt ñộng ngân hàng như Quyết ñịnh 457/2005/QĐ-NHNN và gần ñây nhất là Thông tư 13/2010/TT-NHNN quy ñịnh về các tỷ lệ bảo ñảm an toàn trong hoạt ñộng của TCTD. Điều này cho thấy NHNN cũng luôn rất chú trọng ñến an toàn hoạt ñộng của các ngân hàng và dần hướng ñến áp dụng các thông lệ quốc tế trong việc giám sát hoạt ñộng của các ngân hàng. Trong ñó, ñặc biệt vấn ñề quản lý rủi ro tín dụng rất ñược quan tâm. Về vấn ñề này, trong những năm gần ñây, NHNN ñã có QĐ 493 và QĐ 18 về ban hành Quy ñịnh về phân loại nợ và trích lập DPRR. QĐ 18 ra ñời ñể sửa ñổi QĐ 493 sau 2 năm thực hiện. Điều này thể hiện sự quan tâm, theo dõi công tác phân loại nợ của NHNN ñối với các NHTM, từ ñó có những ñiều chỉnh sửa ñổi ñể phù hợp với tình hình chung của hệ thống ngân hàng nước ta.

Ngoài ra, NHNN còn thường xuyên có những chỉ ñạo các NHTM tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát rủi ro tín dụng. Các cơ quan thanh tra giám sát ngân hàng thường xuyên kiểm tra tình hình phân loại nợ của các TCTD ñể kịp thời khuyến cáo

các ngân hàng và có biện pháp xử lý ñối với các ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu cao.

Trong công tác phân loại nợ, NHNN cũng thường xuyên có những chỉ ñạo về chủ trương ñể các TCTD thực hiện nhằm ñảm bảo an toàn cho hệ thống ngân hàng trong hoạt ñộng tín dụng. Ngày 23/04/2012, NHNN ñã ra quyết ñịnh số 780/QĐ- NHNN về việc phân loại nợ ñối với nợ ñược ñiều chỉnh kỳ hạn trả nợ, gia hạn nợ. Quyết ñịnh này mở ra cho các NHTM hướng giải quyết ñối với các khoản nợ quá hạn tạm thời nhưng tình hình kinh doanh của khách hàng vẫn tốt, và không nhằm mục ñích che dấu nợ xấu. Và gần ñây nhất là văn bản số 7789/NHNN-TTGSNH ngày 27/11/2012 về việc trích lập dự phòng và sử dụng dự phòng ñể xử lý rủi ro. Trong văn bản này, NHNN yêu cầu các NHTM rà soát, ñánh giá lại khả năng phát mại của tài sản bảo ñảm, giá trị thị trường của tài sản bảo ñảm ñể xác ñịnh hợp lý giá trị và tỷ lệ khấu trừ của tài sản bảo ñảm, trích lập tối ña DPRR, tạo nguồn ñể xử lý nợ xấu bằng DPRR ngay trong năm 2012; tích cực phân loại nợñầy ñủ và chủ ñộng sử dụng dự phòng cụ thể ñể xử lý nợ xấu, ñặc biệt là nợ nhóm 5; chủ ñộng phối hợp với khách hàng ñể xem xét cơ cấu lại nợ, thu hồi nợñến hạn và quá hạn; tích cực xử lý tài sản bảo ñảm; ñồng thời áp dụng các biện pháp quản lý, giám sát chặt chẽ các khoản nợñã ñược xử lý bằng DPRR ñược theo dõi ngoại bảng cân ñối kế toán ñể thu hồi vốn theo ñúng quy ñịnh của pháp luật.

Cùng với sự phát triển ngày càng nhanh, mạnh và hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng của hệ thống ngân hàng Việt Nam, các quy ñịnh hiện hành về phân loại nợñã bộc lộ một số ñiểm hạn chế trong việc quản lý rủi ro tín dụng của các TCTD Việt Nam. NHNN ñang xem xét, sửa ñổi bổ sung các quy ñịnh quản trị rủi ro của các TCTD cho phù hợp với tình hình mới. Hiện tại, NHNN ñang có dự thảo thông tư mới quy ñịnh về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập DPRR và việc sử dụng dự phòng ñể xử lý rủi ro trong hoạt ñộng của TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Thông tư mới này sẽ thay thế cho QĐ 493 hiện hành. Trong dự thảo thông tư mới này, NHNN

bắt buộc các TCTD phải ban hành Quy ñịnh nội bộ về cấp tín dụng, quản lý tiền vay và Chính sách DPRR cho riêng mình. Điều này thể hiện sự ñề cao vai trò của việc DPRR trong hoạt ñộng của TCTD.

Trong dự thảo thông tư mới, NHNN cũng quy ñịnh cụ thể, chi tiết hơn về các loại tài sản có rủi ro cần ñược phân loại và trích lập dự phòng. Đồng thời có sửa ñổi bổ sung một số quy ñịnh về phân loại nợ theo phương pháp ñịnh lượng. Trong quy ñịnh về các nhóm nợ xấu, thông tư lần này ñưa ra thêm một số tiêu chí về thông tin cơ bản của khoản vay chứ không chỉ ñơn thuần là tình trạng quá hạn hoặc gia hạn của khoản vay như quy ñịnh hiện hành. Cụ thể như quy ñịnh về nhóm nợ cho các khoản cấp tín dụng ñược ñảm bảo bằng chính cổ phiếu của TCTD hoặc cho vay ñể góp vốn vào TCTD khác trên cơ sở nhận tài sản ñảm bảo bằng cổ phiếu của chính TCTD nhận góp vốn; hoặc các khoản cấp tín dụng vi phạm quy ñịnh hoặc vượt quá các tỷ lệ giới hạn theo quy ñịnh. Ngoài ra, thời gian thử thách cũng thay ñổi từ 6 tháng thành 3 tháng ñối với các khoản nợ trung dài hạn và từ 3 tháng thành 1 tháng ñối với các khoản nợ ngắn hạn. Về phương pháp phân loại nợ ñịnh tính, NHNN khuyến khích các TCTD áp dung phương pháp này, ñồng thời buộc các TCTD phải xây dựng hệ thống XHTDNB cho riêng mình ñể ñáp ứng nhu cầu của quản trị rủi ro tín dụng. Hệ thống XHTDNB này phải ñược NHNN chấp thuận về nội dung. Đặc biệt, trong khoản 6 Điều 11 của dự thảo thông tư mới này, NHNN yêu cầu các TCTD ñược chấp thuận phương pháp phân loại nợ ñịnh tính phải ñồng thời thực hiên phân loại nợ theo phương pháp ñịnh lượng. Nếu kết quả phân loại nợ của hai phương pháp khác nhau thì khoản nợ sẽ ñược phân vào nhóm nợ có mức ñộ rủi ro cao hơn. Thời gian thực hiện ñồng thời hai phương pháp phải tối thiểu 5 năm kể từ khi TCTD ñược chấp thuận phương pháp phân loại nợ ñịnh tính.

Dự thảo thông tư mới này cho thấy ñịnh hướng của NHNN trong việc nâng cao chất lượng tín dụng, chất lượng phân loại nợ, trích lập DPRR ñầy ñủ, từng bước kiểm

soát ñược nợ xấu của các TCTD, góp phần ổn ñịnh nền kinh tế của quốc gia.

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN CÔNG TÁC PHÂN LOẠI NỢ, TRÍCH LẬP VÀ SỬ DỤNG DỰ PHÒNG RỦI RO TÍN DỤNG TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG NAM SÀI GÒN.PDF (Trang 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)