0
Tải bản đầy đủ (.doc) (165 trang)

Kết quả thăm dò các giải pháp

Một phần của tài liệu MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ CÁN BỘ QUẢN LÝ TRƯỜNG MẦM NON HUYỆN CHƠN THÀNH, TỈNH BÌNH PHƯỚC (Trang 127 -127 )

8. Cấu trúc luận văn

3.3.2. Kết quả thăm dò các giải pháp

Để thăm dò tính cấp thiết và tính khả thi của các giải pháp đã đưa ra, chúng tôi đã thiết kế phiếu trưng cầu ý kiến (phụ lục kèm theo) 23 cán bộ quản lý của 08 trường mầm non trong huyện, 12 cán bộ phòng giáo dục, 100 cán bộ gồm: Bí thư chi bộ, Chủ tịch công đoàn, Bí thư đoàn, Tổng phụ trách đội, Tổ khối trưởng, Giáo viên của 08 trường mầm non trong huyện.

3.3.2.1. Kết quả trưng cầu ý kiến về các giải pháp

Bảng 3.1. Tổng hợp kết quả khảo sát về tính cấp thiết và tính khả thi của các giải pháp (TSố: 135 phiếu)

Một số giải pháp

phát triển đội ngũ CBQL Tính cấp thiết Tính khả thi

Không cấp thiết % Cấp thiết % Rất cấp thiết % Không khả thi % Khả thi % Rất khả thi % 1. Tăng cường vai trò lãnh đạo

của các cấp ủy Đảng đối với công tác phát triển đội ngũ CBQL trường mầm non 0 (15) 11.1% (120) 88.9% (2) 1.5% (83) 61.5% (50) 37%

2. Nâng cao chất lượng công tác xây dựng quy hoạch đội ngũ cán bộ quản lý các trường mầm non 0 (7) 5.1% (128) 94.8% 0 (10) 7.4% (125) 92.6%

3. Tiếp tục đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ quản lý các trường mầm non 0 (11) 8.1% (124) 91.9% 0 (122) 90.4% (13) 9.6%

4. Đổi mới công tác tuyển chọn, bổ nhiệm, miễn nhiệm, sử dụng và luân chuyển đội ngũ CBQL trường mầm non 0 (85) 63% (50) 37% 0 (46) 34.1% (89) 65.9%

5. Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý đảm bảo các tiêu chí về số lượng, chất lượng, trình độ, cơ cấu, phù hợp với điều kiện cụ thể của các địa bàn ở huyện Chơn Thành 0 (16) 11.9% (119) 88.1% 0 (16) 11.9% (119) 88.1%

6. Xây dựng môi trường quản lý, tạo động lực phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường mầm non huyện Chơn Thành

0 (12) 8.9% (123) 91.1% (7) 5.2% (118) 87.4% (10) 7.4%

3.3.2.2. Tính cấp thiết của các giải pháp

Từ bảng 3.3.2.1, ta có thể đưa ra các nhận xét sau đây:

- 100% các ý kiến đều cho rằng 6 giải pháp được đưa ra đề có tính cấp thiết, Tuy nhiên, mức độ cấp thiết của mỗi giải pháp có khác nhau.

- Giải pháp: “Nâng cao chất lượng công tác xây dựng quy hoạch đội ngũ cán bộ quản lý các trường mầm non” được đánh giá ở mức “Rất cấp thiết” với tỷ lệ cao nhất là 94.8%. Kết quả này là phù hợp. Bởi vì hạn chế của đội ngũ CBQL hiện nay có nguyên nhân là do công tác qui hoạch.

- Giải pháp: “Tiếp tục đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ quản lý các trường mầm non” được đánh giá ở mức “Rất cấp thiết” với tỷ lệ 91.9%. Kết quả này là phù hợp. Bởi vì, thực trạng đội ngũ CBQL hiện nay mặc dù 100% trên chuẩn song còn hạn chế nhiều về năng lực chuyên môn và năng lực quản lý. Một trong những nguyên nhân của các hạn chế này là do công tác đào tạo bồi dưỡng chưa được quan tâm đúng mức, chưa chú trọng chất lượng.

- Giải pháp: “Xây dựng môi trường quản lý, tạo động lực phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường mầm non huyện Chơn Thành” lại được đánh giá là “Rất cấp thiết” với tỷ lệ 91.1%. Kết quả này cho thấy đội ngũ CBQL và CBGV của trường mầm non rất bức xúc về tình hình cơ sở vật chất ở các

trường hiện nay, về kinh phí hoạt động, ngân sách đầu tư cho giáo dục và chế độ đãi ngộ đối với ngành giáo dục nói chung và đội ngũ GVMN nói riêng.

- Giải pháp: “Tăng cường vai trò lãnh đạo của các cấp ủy Đảng đối với công tác phát triển đội ngũ CBQL trường mầm non” được đánh giá là “Rất cấp thiết” với tỷ lệ khá cao 88.9%, điều này cho thấy nhận thức của CBGV về vai trò lãnh đạo của các cấp ủy đảng đã ngày một thay đổi và được nâng cao về mặt nhận thức. Điều này cũng rất phù hợp với thực tế vì những năm trước đây công tác này chưa được coi trọng, có những trường không có đảng viên và các cấp ủy đảng không mấy mặn mà và chưa thực sự quan tâm tới giáo dục.

- Giải pháp: “Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý đảm bảo các tiêu chí về số lượng, chất lượng, trình độ, cơ cấu, phù hợp với điều kiện cụ thể của các địa bàn ở huyện Chơn Thành”, với 88.1% số người được hỏi cho rằng “Rất cấp thiết”, bởi vì những năm trước tình trạng thiếu GVMN khá trầm trọng nên các cấp lãnh đạo chủ yếu tìm giải pháp tháo gỡ tình trạng thiếu GV, tuy nhiên hiện nay, đội ngũ GVMN cơ bản đã đáp ứng nhu cầu vì vậy giải pháp này cần phải được coi trọng.

- Giải pháp: “Đổi mới công tác tuyển chọn, bổ nhiệm, miễn nhiệm, sử dụng và luân chuyển đội ngũ CBQL trường mầm non” đánh giá ở mức “Khá cấp thiết” với tỷ lệ khá cao là 63%. Điều này cũng đễ hiểu. Bởi vì phần lớn nội dung của biện pháp này còn mới mẻ, mới được áp dụng năm đầu tiên trong thực tế.

Từ kết quả trên, ta có thể sắp xếp lại thứ tự các giải pháp theo mức độ cấp thiết từ cao xuống thấp như sau:

1. Nâng cao chất lượng công tác xây dựng quy hoạch đội ngũ cán bộ quản lý các trường mầm non

2. Tiếp tục đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ quản lý các trường mầm non.

3. Xây dựng môi trường quản lý, tạo động lực phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường mầm non huyện Chơn Thành

4. Tăng cường vai trò lãnh đạo của các cấp ủy Đảng đối với công tác phát triển đội ngũ CBQL trường mầm non

5. Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý đảm bảo các tiêu chí về số lượng, chất lượng, trình độ, cơ cấu, phù hợp với điều kiện cụ thể của các địa bàn ở huyện Chơn Thành

6. Đổi mới công tác tuyển chọn, bổ nhiệm, miễn nhiệm, sử dụng và luân chuyển đội ngũ CBQL trường mầm non.

3.3.2.3. Tính khả thi của các giải pháp

Từ bảng 3.3.2.1, ta có thể đưa ra các nhận xét sau đây:

- Gần 100% các ý kiến được hỏi đều cho rằng 06 giải pháp đưa ra đều có tính khả thi. Nhưng mức độ khả thi của mỗi giải pháp có khác nhau.

- Giải pháp: “Nâng cao chất lượng công tác xây dựng quy hoạch đội ngũ cán bộ quản lý các trường mầm non” được đánh giá ở mức “Rất khả thi” với tỷ lệ 92,6%.

- Giải pháp: “Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý đảm bảo các tiêu chí về số lượng, chất lượng, trình độ, cơ cấu, phù hợp với điều kiện cụ thể của các địa bàn ở huyện Chơn Thành” được đánh giá ở mức “Rất khả thi ” với tỷ lệ thấp hơn là 88.1%

- Giải pháp: “Đổi mới công tác tuyển chọn, bổ nhiệm, miễn nhiệm, sử dụng và luân chuyển đội ngũ CBQL trường mầm non” đánh giá ở mức “Rất khả thi” với tỷ lệ khiêm tốn 65.9%, điều này cho thấy một giải pháp mới mẻ rất cần được sự đồng thuận và quyết tâm vào cuộc của cả hệ thống, phải mạnh dạn vượt qua những “rào cản” đặc biệt trong công tác “bổ nhiệm” “miễn nhiệm” và “luân chuyển”, tránh tình trạng “con ông cháu cha” và những tiêu

cực trong ngành giáo dục, một lĩnh vực hết sức nhạy cảm và đang là mối quan tâm của toàn xã hội đối với ngành giáo dục hiện nay.

- Giải pháp: “Tăng cường vai trò lãnh đạo của các cấp ủy Đảng đối với công tác phát triển đội ngũ CBQL trường mầm non” được đánh giá ở mức “Rất khả thi” là 37%; “Khả thi” với tỷ lệ 61,5% và 1,5% cho rằng giải pháp này “Không khả thi”. Điều này đòi hỏi sự tham mưu nỗ lực của ngành giáo dục đối với các cấp ủy đảng về công tác này.

- Giải pháp: “Xây dựng môi trường quản lý, tạo động lực phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường mầm non huyện Chơn Thành” chỉ được đánh giá ở mức “Khả thi” với tỷ lệ 87.4% và có tới 7.4% số người được hỏi cho rằng giải pháp này “Không khả thi”. Kết quả này cho thấy khi thực hiện giải pháp này ngành Giáo dục cần có sự nỗ lực cao, tranh thủ được sự quan tâm chỉ đạo của các cấp lãnh đạo, có sự đồng tình của các lực lượng trong xã hội.

- Giải pháp: “ Tiếp tục đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ quản lý các trường mầm non” được đánh giá ở mức “Khả thi” với tỷ lệ 90.4%, trong khi 91.9% số người được hỏi cho rằng đây là giải pháp “Rất cấp thiết”, điều này cho thấy tầm quan trọng của giải pháp, tuy nhiên để thực hiện giải pháp này một cách có hiệu quả không phải đơn giản, nó đòi hỏi tinh thần “tự học, tự rèn”, sự nỗ lực, ý thức tự giác và nhận thức của mỗi người CBGV, đồng thời rất cần sự quan tâm của các cấp lãnh đạo và cả hệ thống giáo dục nước nhà.

Từ kết quả trên, ta sắp xếp thứ tự các giải pháp theo mức độ khả thi từ cao xuống thấp như sau:

1. Nâng cao chất lượng công tác xây dựng quy hoạch đội ngũ cán bộ quản lý các trường mầm non

2. Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý đảm bảo các tiêu chí về số lượng, chất lượng, trình độ, cơ cấu, phù hợp với điều kiện cụ thể của các địa bàn ở huyện Chơn Thành

3. Đổi mới công tác tuyển chọn, bổ nhiệm, miễn nhiệm, sử dụng và luân chuyển đội ngũ CBQL trường mầm non

4. Tăng cường vai trò lãnh đạo của các cấp ủy Đảng đối với công tác phát triển đội ngũ CBQL trường mầm non

5. Xây dựng môi trường quản lý, tạo động lực phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường mầm non huyện Chơn Thành

6 Tiếp tục đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ quản lý các trường mầm non

Tiểu kết chương 3

Công cuộc đổi mới của toàn Đảng, toàn dân và sự nghiệp CNH-HĐH đất nước đòi hỏi phải đổi mới cách tổ chức, quản lý, tư duy, trí tuệ của đội ngũ cán bộ. Yêu cầu này được đặt ra như một vấn đề then chốt. Đối với sự nghiệp giáo dục nước nhà, để thực hiện thành công nghị quyết 29/NQ-TW của hội nghị Trung ương đảng lần thứ 8 khóa XI về “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”, hơn lúc nào hết toàn Đảng, toàn dân và toàn xã hội đang quan tâm, trông chờ và kỳ vọng ở ngành giáo dục nhằm góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, phấn đấu đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Đó cũng chính là đòi hỏi đối với công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ và phát triển đội ngũ. Trong điều kiện hội nhập, toàn cầu hóa, vừa phải đảm bảo sự hợp tác quốc tế rộng rãi, có hiệu quả, vừa phải đảm bảo phát huy được nội lực, giữ gìn được môi trường văn hoá dân tộc và những giá trị truyền thống tốt đẹp. Vì vậy, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ nói chung và CBQL giáo dục nói riêng không thể chỉ chú trọng đến kiến thức nghiệp vụ, kiến thức quản lý mà cả kiến thức chính trị, kiến thức kinh tế, ngoại ngữ, tin học. Phải đào tạo

toàn diện, và cần có sự quan tâm vào cuộc của cả hệ thống chính trị, đồng thời coi trọng tính hiệu quả. Các cơ quan quản lý giáo dục cần làm cho đội ngũ CBQL giáo dục nói chung, CBQL trường mầm non nói riêng ý thức đầy đủ rằng không đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao trình độ, năng lực thì không thể hoàn thành được nhiệm vụ của người CBQL trường mầm non trước những yêu cầu phát triển của sự nghiệp Giáo dục và Đào tạo trong giai đoạn đổi mới hiện nay.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ CÁN BỘ QUẢN LÝ TRƯỜNG MẦM NON HUYỆN CHƠN THÀNH, TỈNH BÌNH PHƯỚC (Trang 127 -127 )

×