Qui mô về số lượng, cơ cấu đội ngũ cán bộ quản lý các trường mầm non huyện Chơn Thành

Một phần của tài liệu Một số giải pháp phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường mầm non huyện chơn thành, tỉnh bình phước (Trang 69)

8. Cấu trúc luận văn

2.3.1.Qui mô về số lượng, cơ cấu đội ngũ cán bộ quản lý các trường mầm non huyện Chơn Thành

đã có bước phát triển mới. Tuy nhiên, trong giai đoạn thực hiện đổi mới giáo dục, ngành GD&ĐT huyện Chơn Thành cần phải tập trung giải quyết nhiều vấn đề còn tồn tại. Đội ngũ CBQL các trường mầm non đã có nhiều cố gắng đưa giáo dục mầm non huyện nhà từng bước phát triển, nhưng đồng thời cũng bộc lộ một số hạn chế.

2.3. Thực trạng đội ngũ cán bộ quản lý các trường mầm non huyện Chơn Thành Chơn Thành

2.3.1. Qui mô về số lượng, cơ cấu đội ngũ cán bộ quản lý các trường mầm non huyện Chơn Thành mầm non huyện Chơn Thành

2.3.1.1 Số lượngđội ngũ cán bộ quản lý các trường mầm non

Hiện nay toàn huyện có 08 trường mầm non công lập dưới sự quản lý của 23 CBQL Trong đó số hiệu trưởng là 08 người, số phó hiệu trưởng là 15 người. Theo Thông tư 71/2007/TTLT-BGDĐT-BNV đã cụ thể hoá số lượng

CBQL cho từng hạng trường như sau: Mỗi cơ sở giáo dục mầm non công lập có hiệu trưởng và một số phó hiệu trưởng. Cụ thể: nhà trẻ hạng I có từ 100 trẻ trở lên có một phó hiệu trưởng; trường mẫu giáo, trường mầm non hạng I có hai phó hiệu trưởng; trường mẫu giáo, trường mầm non hạng II có một phó hiệu trưởng.

Bảng 2.11. Thống kê số lượng cán bộ quản lý của các trường mầm non

Tên trường Số lớp Hạng Ban giám hiệu

Hiện có/Nữ/ DTTS Định mức Thiếu MN Sao Mai 15 I 3 / 3 / 0 3 0 MN Minh Hưng 16 I 3 / 3 / 0 3 0 MN Minh Thành 9 I 3 / 3 / 0 3 0 MN Minh Long 9 I 3 / 3 / 0 3 0 MN Minh Thắng 9 I 3 / 3 / 0 3 0 MN Minh Lập 10 I 3 /3 / 0 3 0 MN Nha Bích 9 I 3 / 3 / 0 3 0 MNQuang Minh 9 I 2 / 2 / 0 3 1 Cộng: 86 23 / 23 / 0 24 1

Như vậy, từ bảng 2.11 ta nhận thấy: Số lượng CBQL ở 08 trường đã được bố trí đủ theo qui định. Chỉ có một trường là trường MN Quang Minh khuyết 01 Phó hiệu trưởng đang trong thời gian chờ quyết định bổ nhiệm.

2.3.1.2 Cơ cấu đội ngũ cán bộ quản lý các trường mầm non

Giới tính: có 23/23 CBQL là nữ chiếm tỷ lệ 100% so với tỷ lệ giáo viên nữ của cấp mầm non là 100%, thì tỷ lệ nữ trong đội ngũ CBQL là phù hợp. Do đặc thù của ngành học nên 100% CB-GV trường mầm non là nữ, tuy nhiên trong quá trình đổi mới giáo dục hiện nay, nếu có CBQL trường mầm non là nam cũng rất tốt (Hiện nay trong huyện Chơn Thành đã có 01 CBQL trường mầm non tư thục Hoa Sen là nam giới có trình độ cử nhân quản lý giáo dục và quản lý cũng khá tốt).

Cơ cấu dân tộc: không có CBQL nào là người dân tộc ít người, trong khi đó tỷ lệ trẻ người dân tộc ít người chiếm khá cao. Những trường thuộc

những xã có đông trẻ dân tộc thiểu số như MN Nha Bích, MN Quang Minh và MN Minh Lập cũng không có CBQL là người dân tộc thiểu số. Vấn đề này cần phải được xem xét.

Cơ cấu theo lứa tuổi:

Bảng 2.12. Thống kê độ tuổi và thâm niên quản lý

Chức danh Độ tuổi Thâm niên quản lý ( năm)

< 35 35- 44 45 - 50 51 - 55 <1-4 5 - 9 10- 14 15-19 ≥ 20

HT 0 3 5 0 3 0 2 3 0 PHT 5 8 2 0 7 5 2 1 0

Tổng (23) 5 11 7 0 10 5 4 4 0

Tỷlệ (%) 21.7 47.8 30.5 0 43.5 21.7 17.4 17.4 0 Nhìn vào bảng 2.12 ta thấy tuổi của HT đa số ở vào tuổi trung niên từ 45 đến 50, tuổi của PHT ở vào độ tuổi 35 đến dưới 45. Tính chung độ tuổi của đội ngũ CBQL là: độ tuổi dưới 35 chiếm tỷ lệ 21,7%; độ tuổi từ 35 đến dưới 45 chiếm tỷ lệ 47,8%; độ tuổi từ 45 đến 50 chiếm tỷ lệ 30,5%. Như vậy độ tuổi của đội ngũ CBQL mầm non huyện Chơn Thành tập trung chủ yếu ở độ tuổi trẻ và trung niên. Cơ cấu độ tuổi trên cho thấy độ chín chắn của người lãnh đạo và thuận cho việc quy hoạch kế thừa.

Từ bảng thống kê ta thấy: dưới 5 năm chiếm tỷ lệ 43.1%; từ 5 năm đến 9 năm chiếm tỷ lệ 21.7%; từ 10 năm đến 14 năm chiếm tỷ lệ 17.4%; từ 15 năm đến 19 năm chiếm tỷ lệ 17.4%. Như vậy, thâm niên quản lý của đội ngũ CBQL phần đông ở mức dưới 10 năm (64.8%). Với tuổi đời và thâm niên công tác như vậy có nhiều thuận lợi cho công tác quản lí.

2.3.2. Trình độ đào tạo, lý luận chính trị, bồi dưỡng kiến thức quản lý giáo dục

Bảng 2.13. Thống kê trình độ học vấn và trình độ đào tạo của CBQL Chức danh Tổng số TĐHV 12/12 Trình độ đào tạo ĐHSP CĐSP THSP HT 08 08 08 0 0 PHT 15 15 13 02 0 Tổng 23 23 21 02 0 Tỷ lệ (% ) 100 100 91.3 8.7 0 Từ bảng 2.13 ta nhận thấy đội ngũ CBQL có trình độ học vấn đạt 100% tốt nghiệp THPT hoặc BTTHPT, về trình độ đào tạo 100% CBQL có trình độ trên chuẩn (trong đó, Đại học: 91.3%; Cao đẳng: 8.7%), đây là nền tảng vững chắc về trình độ học vấn và trình độ chuyên môn. Tuy nhiên xét cụ thể hơn về trình độ học vấn và trình độ đào tạo: trong 23 CBQL có đến 17/23 = 73.9% số CBQL có trình độ văn hóa tốt nghiệp bổ túc THPT (Vì xuất phát điểm của CBQL huyện Chơn Thành tới 22/23 = 95.65% có trình độ đào tạo THSP 9+1; 9+3 và 12+2). Như vậy, để đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục mầm non (mặc dù hầu hết CBQL đã đạt trình độ ĐHSP song vì quá trình đào tạo chắp vá, không chính quy, vừa học vừa làm) thì cần phải có kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên. 2.3.2.2. Trình độ lý luận chính trị Bảng 2.14. Thống kê trình độ LLCT, QLGD, TH (tin học), NN (ngoại ngữ) Chức danh Tổng số TĐLLCT Trung cấp Sơ cấp HT 08 2 6 8 8 8 6 PHT 15 0 13 10 15 15 13 Tổng 23 2 19 20 23 23 19 Tỷ lệ (%) 8.7 82.6 78.26 100 100 82.6

Hiện nay trong đội ngũ CBQL mới chỉ có 8.7% có trình độ Trung cấp lý luận chính trị và 82.6% được công nhận ở trình độ sơ cấp (Do phiên qua từ trình độ đào tạo Đại học sư phạm). Điều này cho thấy đội ngũ CBQL còn hạn chế các kiến thức lý luận về Chủ nghĩa Mác - Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh, về Nhà nước và Pháp luật, về quản lý Nhà nước, về các lĩnh vực Kinh tế - Văn hóa - Xã hội…

2.3.2.3. Bồi dưỡng kiến thức quản lý giáo dục

Trong đội ngũ CBQL hiện nay 78.26% đã qua lớp bồi dưỡng QLGD, đây là một yêu tố khá thuận lợi và mặt mạnh của đội ngũ CBQL huyện nhà. Như vậy, đội ngũ CBQL thực hiện nhiệm vụ không chỉ bằng lòng nhiệt tình và kinh nghiệm thực tiễn mà có cả kiến thức cơ bản về lý luận QLGD. Tuy nhiên hầu hết CBQL được bổ nhiệm sau đó mới đi học bồi dưỡng. Đây cũng là một trong những nguyên nhân làm hạn chế năng lực quản lý của đội ngũ CBQL (vì nếu nguồn cán bộ quy hoạch được đưa đi học bồi dưỡng kiến thức QLGD sau đó về trường áp dụng trong quá trình giữ các chức vụ tổ khối trưởng rồi mới bổ nhiệm chức danh CBQL thì sẽ tốt hơn rất nhiều vì họ sẽ được kinh qua thực tế trong thời gian quản lý tổ khối).

2.3.2.4. Trình độ tin học và ngoại ngữ: Có 100% đội ngũ CBQL có chứng chỉ Tin học và Ngoại ngữ. Tuy nhiên khả năng vận dụng còn rất hạn chế. Trong tình hình thực tế hiện nay, nếu thiếu kiến thức Tin học sẽ làm hạn chế hiệu quả chỉ đạo của đội ngũ CBQL nhằm thực hiện chủ trương phổ cập Tin học, ứng dụng CNTT trong việc đổi mới PPGD, tổ chức, thiết kế hệ thống thông tin, quản lý luồng thông tin trong nhà trường từ nhiều kênh khác nhau trong đó có giải pháp quản lý trên cơ sở ứng dụng công nghệ thông tin và các phần mềm quản lý hiện nay (như PMIS, V.EMIS,...) Thiếu kiến thức ngoại ngữ người CBQL sẽ gặp khó khăn trong quá trình tự học, tự nghiên cứu để bổ sung thêm hiểu biết và nâng cao năng lực quản lý, đặc biệt trong

bối cảnh thực tế Chơn Thành là một huyện công nghiệp trọng điểm của tỉnh Bình Phước đang thu hút nhiều nhà đầu tư trong đó có rất nhiều nhà đầu tư nước ngoài, vì vậy trình độ ngoại ngữ tối thiểu để giao tiếp đối với GV nói chung và GVMN huyện Chơn Thành nói riêng hiện nay là cần thiết.

2.3.2.5. Số lượng CBQL là đảng viên: Mới có 82.6% CBQL là Đảng viên, còn tới 17.4% chưa phải là Đảng viên. Đây cũng là một yếu tố kém thuận lợi để thực hiện vai trò lãnh đạo của Đảng trong trường học (đặc biệt còn 02 đ/c hiệu trưởng không phải là đảng viên nên rất khó trong khâu chỉ đạo, điều hành nhà trường. Thực tế cho thấy nếu HT đồng thời là Bí thư chi bộ sẽ thuận lợi rất nhiều trong công tác lãnh đạo và điều hành nhà trường)

Một phần của tài liệu Một số giải pháp phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường mầm non huyện chơn thành, tỉnh bình phước (Trang 69)