Tuyển chọn, bổ nhiệm và sử dụng cán bộ quản lý

Một phần của tài liệu Một số giải pháp phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường mầm non huyện chơn thành, tỉnh bình phước (Trang 87)

8. Cấu trúc luận văn

2.4.2. Tuyển chọn, bổ nhiệm và sử dụng cán bộ quản lý

2.4.2.1. Cơ chế tuyển chọn CBQL

Nhìn chung cơ chế tuyển chọn CBQL trong thời gian qua còn thực hiện theo kiểu “So bó đũa chọn cột cờ”. Mặc dù, hàng năm các trường có thực hiện lựa chọn CBGV ưu tú bổ sung vào đội ngũ CB kế cận, nhưng đội ngũ kế cận này cũng chưa được đào tạo hoặc bồi dưỡng để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ QLGD, LLCT…, nên CBQL mới được đề bạt thường là chưa đủ tiêu chuẩn theo qui định. Chính vì vậy, chất lượng của CBQL không đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ được giao.

Qui trình bổ nhiệm CBQL: Việc bổ nhiệm CBQL trường học từ Mầm non đến THCS đều được thực hiện đúng qui trình, thủ tục, có trách nhiệm phối kết hợp giữa quản lý ngành, quản lý theo lãnh thổ và sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng. Mỗi khi bổ nhiệm một CBQL trường học đều có sự thống nhất giữa chi bộ Đảng, ban giám hiệu, các tổ chức đoàn thể và sự tín nhiệm của hội đồng sư phạm nhà trường. Có sự thống nhất giữa lãnh đạo Phòng Giáo dục và Đảng ủy, UBND các xã, thị trấn.

Công tác đánh giá, kiểm tra và đánh giá, khen thưởng, xử lý các hoạt động quản lý ở các trường mầm non trên địa bàn huyện đã được Phòng Giáo dục xây dựng thành kế hoạch cụ thể cho từng năm học. Thông qua công tác thanh tra toàn diện trường học (trước đây) và thanh tra hành chính, chuyên ngành (Theo NĐ42 hiện nay), thanh tra chuyên đề, công tác quản lý, kế hoạch kiểm tra nội bộ của hiệu trưởng, kết quả giáo dục toàn diện mà nhà trường đạt được trong năm học để làm cơ sở đánh giá phẩm chất và năng lực của từng CBQL.

Việc khen thưởng CBQL trước đây được gắn với thành tích của nhà trường, tuy nhiên hiện nay theo luật thi đua khen thưởng mới bổ sung thì bản thân người CBQL ngoài thành tích chung của nhà trường đòi hỏi họ phải đạt thành tích cá nhân thì mới được khen thưởng và ngược lại nếu cá nhân đạt thành tích song trường không đạt Tập thể Lao động tiên tiến thì thành tích cá nhân cũng không đạt (VD: Cá nhân CBQL có đề tài SKKN đạt loại A cấp huyện nếu trường đạt TTLĐTT thì cá nhân CBQL đó mới được tặng danh hiệu Chiến sĩ thi đua cấp cơ sở và ngược lại, ngoài những tiêu chí để Tập thể đạt LĐTT thì còn cần 01 tiêu chí đó là: BGH có ít nhất 01 CSTĐCS) chính điều này đã phát huy được nội lực của mỗi cá nhân (không còn tình trạng ỷ lại, “ăn theo”); mỗi CBQL đã xác định được vai trò, trách nhiệm của mình trong nhà trường đồng thời phát huy được tinh thần trách nhiệm của họ đối với nhiệm vụ được giao. Trong những năm qua cũng đã có nhiều CBQL đạt được các danh hiệu chiến sỹ thi đua cấp cơ sở và cấp tỉnh.

Việc thi hành kỷ luật đối với CBQL rất ít xảy ra do đội ngũ CBQL mặc dù năng lực có hạn chế nhưng về cơ bản có phẩm chất đạo đức tốt, có tinh thần trách nhiệm cao trong nhiệm vụ được giao. Tuy nhiên, kết quả kiểm tra và đánh giá vẫn còn thiên về tình cảm, chủ yếu mang tính chất tư vấn thúc đẩy, giúp đỡ, nhắc nhở rút kinh nghiệm là chính, chưa quy về trách nhiệm cá

nhân, nên chưa được dùng làm cơ sở để bề bạt, miễn nhiệm. Việc khen thưởng chủ yếu là giá trị tinh thần, giá trị vật chất chưa tương xứng với công sức đóng góp nên chưa có tác dụng động viên, khuyến khích CBQL trong nhiệm vụ được giao.

Điều động, luân chuyển: Việc điều động, luân chuyển trong CBQL mới bắt đầu thực hiện từ đầu năm học 2013-2014, tuy nhiên quá trình thực hiện bước đầu gặp nhiều khó khăn, do đa số CBQL có cuộc sống ổn định tại địa phương nơi họ công tác. Mặt khác, khi điều động hoặc luân chuyển theo yêu cầu của tổ chức thì CBQL sẽ gặp khó khăn rất lớn trong cuộc sống gia đình cũng như trong quan hệ công tác ở địa bàn mới. Đây là vấn đề cần phải được nhận thức đầy đủ hơn và cần phải làm tốt công tác xây dựng kế hoạch luân chuyển, công tác tư tưởng nâng cao nhận thức từ cấp ủy đảng, chính quyền địa phương đến mỗi chi bộ trường học và bản thân CBQL để thấy rằng công tác luân chuyển cán bộ là một chủ trương đúng đắn và một việc làm diễn ra thường xuyên hàng năm.

Thực hiện qui định bổ nhiệm theo nhiệm kỳ: Hiện nay việc đánh giá CBQL để bổ nhiệm lại theo nhiệm kỳ 5 năm còn mang tính hình thức, chưa căn cứ vào hiệu quả QL (mặc dù đã dựa trên kết quả đánh giá chuẩn hiệu trường và phó hiệu trưởng hàng năm). Việc điều động, luân chuyển đối với CBQL đã giữ chức vụ hiệu trưởng 2 nhiệm kỳ ở một trường mới năm đầu tiên thực hiện song gặp nhiều khó khăn với các lý do đã nêu ở trên. Điều này cũng là một trong những nguyên nhân làm hạn chế hiệu quả công tác QL.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường mầm non huyện chơn thành, tỉnh bình phước (Trang 87)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(165 trang)
w