8. Cấu trúc luận văn
3.2.2. Nâng cao chất lượng công tác xây dựng quy hoạch đội ngũ cán bộ quản lý các trường mầm non
bộ quản lý các trường mầm non
3.2.2.1. Mục tiêu của giải pháp
Nghị quyết hội nghị TW3 khóa VIII đã xác định việc quy họach cán bộ là một nội dung trọng yếu của công tác cán bộ. Chính vì vậy, để đội ngũ CBQL trường mầm non ngày càng phát triển, đáp ứng yêu cầu giai đoạn đổi mới thì cần phải thực hiện giải pháp về quy hoạch đội ngũ cán bộ quản lý.
Mục tiêu của giải pháp là chuẩn bị một đội ngũ cán bộ kế cận hội tụ đủ các tiêu chuẩn qui định, phù hợp với yêu cầu thực tế sự nghiệp GD&ĐT của
huyện để bổ sung vào đội ngũ CBQL các trường mầm non giai đoạn 2015 - 2020 và những năm tiếp theo.
3.2.2.2. Nội dung giải pháp
a) Quán triệt quan điểm xây dựng quy hoạch:
- Phải quán triệt đường lối của Đảng trong công tác quy hoạch đội ngũ CBQL trong thời kỳ đổi mới. Tuân thủ sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng trong công tác quy hoạch cán bộ.
- Phải dựa trên cơ sở chiến lược phát triển giáo dục chung và giáo dục mầm non của huyện.
- Phải có tính chiến lược lâu dài, theo từng giai đoạn 5 - 10 năm, phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
b) Đảm bảo các nội dung liên quan đến số lượng, cơ cấu quy hoạch đội ngũ cán bộ quản lý trường mầm non:
- Đảm bảo đủ số lượng: Ứng với mỗi chức danh cần phải quy hoạch từ 2-3 cán bộ kế cận.
- Có cơ cấu phù hợp và có tính kế thừa: Độ tuổi của cán bộ kế cận phải dưới 35, lưu ý ưu tiên cơ cấu cán bộ là người dân tộc thiểu số.
c) Quy hoạch đội ngũ cán bộ đảm bảo yêu cầu chất lượng
- Chất lượng ngày càng nâng lên, tạo được sự đồng thuận trong đội ngũ đáp ứng yêu cầu của ngành trong giai đoạn mới.
- Xây dựng tiêu chuẩn cụ thể của người CBQL trường mầm non trong giai đọan mới phù hợp với địa phương: Trình độ học vấn, Trình độ đào tạo, Trình độ QLGD, Trình độ LLCT, Trình độ tin học, ngoại ngữ, Thâm niên công tác trong ngành Giáo dục, Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, Phẩm chất chính trị - đạo đức, Năng lực quản lý - điều hành.
d) Tạo nguồn phát triển đội ngũ cán bộ quy hoạch
- Cần phải xác định rõ nguồn để quy hoạch đội ngũ CBQL kế cận trong các trường mầm non, họ phải là người đạt một số tiêu chuẩn cơ bản đã nêu
trên, bước đầu đạt một số tiêu chí trong bộ đánh giá chuẩn hiệu trưởng và phó hiệu trưởng trong các lĩnh vực, phải được rèn luyện qua thực tiễn phong trào, có thành tích, có uy tín với đồng nghiệp, với cấp trên, với PHHS và nhân dân địa phương. Đó là: Những GV dạy giỏi, bí thư Chi bộ Đảng, chủ tịch Công đoàn, bí thư Đoàn thanh niên, tổ - khối trưởng chuyên môn, Chiến sĩ thi đua các cấp… và phải là đảng viên hoặc đã qua lớp bồi dưỡng phát triển đảng.
3.2.2.3. Cách thức thực hiện giải pháp
- Quán triệt nghị quyết của các cấp ủy Đảng về công tác cán bộ và quy hoạch cán bộ. Trên cơ sở các nghị quyết của Trung ương, Tỉnh, Huyện, và tham mưu kiến nghị đề xuất của ngành Giáo dục, Đảng ủy các xã (thị trấn) có nghị quyết về công tác cán bộ của địa phương. Chi bộ các trường đề ra nghị quyết về công tác quy hoạch cán bộ đến năm 2015 và tầm nhìn đến năm 2020.
- Xây dựng đề án Phát triển Giáo dục, quy hoạch nguồn nhân lực và đề án Xây dựng trường chuẩn quốc gia của huyện giai đoạn 2011 - 2015, tầm nhìn đến 2020. Trên cơ sở các đề án trên, ngành Giáo dục xây dựng đề án quy hoạch và phát triển đội ngũ CBQL giáo dục của huyện giai đoạn 2011 - 2015 và tầm nhìn đến 2020.
- Từng trường mầm non, phòng GD&ĐT dự báo nhu cầu đội ngũ CBQL trường mầm non đến năm 2015 và tầm nhìn đến 2020: Đảm bảo yêu cầu thay thế cán bộ về hưu, cán bộ kém phẩm chất và năng lực; đáp ứng nhu cầu phát triển thêm trường mới, nhu cầu quy mô học sinh tăng sẽ lên hạng trường, nhu cầu tạo nguồn…
- Công tác quy hoạch đội ngũ cán bộ quản lý các trường mầm non cũng phải thực hiện nghiêm túc, đúng các nguyên tắc, phương châm và quy trình quy hoạch cán bộ, phải thưc hiện phương châm “động” và “mở” nhằm khắc phục những biểu hiện cục bộ khép kín trong từng trường, từng địa phương (thực tế một số cấp ủy đảng và nhà trường có tâm lý muốn đội ngũ CBQL là
người của trường mình và người địa phương, trong khi nếu bản thân nhà trường không có nguồn thì cần phải quy hoạch “mở” để có thể bổ nhiệm hoặc điều động CBGV từ trường khác về).
- Tổ chức cho đội ngũ cán bộ của phòng GD&ĐT và BGH cùng đội ngũ GV các trường mầm non nhận thức đầy đủ về chủ trương quy hoạch đội ngũ CBQL các trường mầm non đến năm 2015 và tầm nhìn đến 2020.
- Phát huy quy chế dân chủ trong nhà trường trong công tác quy hoạch: Sau mỗi năm học, phòng GD&ĐT chỉ đạo cho các trường thực hiện công tác quy hoạch cán bộ kế cận cho các chức danh HT, PHT nhà trường. Quy trình này phải được thực hiện theo nguyên tắc: Hội nghị chi bộ Đảng cử Đảng viên của chi bộ vào danh sách tạo nguồn (đối với trường có tỷ lệ học sinh dân tộc thiểu số cao, cần chú ý ưu tiên phát triển CBQL là người dân tộc thiểu số); Hội nghị liên tịch gồm Bí thư Chi bộ, Hiệu trưởng, chủ tịch Công đoàn, Bí thư Đoàn, Thanh tra, Tổ- Khối trưởng chuyên môn xem xét thống nhất danh sách; Hiệu trưởng tổ chức họp HĐSP lấy ý kiến góp ý của CBGV trong trường cho từng người, lấy phiếu tín nhiệm cho từng người được đề cử; công khai kết quả bỏ phiếu; lập hồ sơ gửi phòng Giáo dục, đồng thời yêu cầu nhà trường mạnh dạn đề xuất đưa ra khỏi nguồn những cán bộ không còn đủ tiêu chuẩn (Như: vi phạm những điều trong Quy định 16/QĐ-BGD&ĐT quy định về đạo đức nhà giáo; Vi phạm những điều GV không được làm đã quy định trong Điều lệ trường MN; Sinh con thứ 3; Không có ý thức tự học tự rèn; Mất uy tín trước đồng nghiệp và PHHS; Vi phạm quy định về dạy thêm học thêm…).
- Hàng năm phòng GD&ĐT tổ chức họp Chi ủy, lãnh đạo phòng và thông qua chi bộ để xét duyệt quy hoạch đội ngũ kế cận cho từng trường và toàn ngành, lập hồ sơ lưu. Xây dựng kế hoạch đào tạo bồi dưỡng để từng bước đề bạt thay thế, bổ sung vào đội ngũ CBQL của ngành. Quá trình rà soát, bổ sung, hoàn chỉnh quy hoạch cán bộ phải đảm bảo tính khoa học và
khả thi nhằm góp phần nâng cao chất lượng công tác quy hoạch nguồn cán bộ quản lý các trường đáp ứng yêu cầu của Đảng và của ngành trong giai đoạn hiện nay.
- Tổ chức tốt việc kiểm tra đánh giá; vào đầu năm học và kết thúc giai đoạn, phòng GD&ĐT cần tổ chức hội nghị chuyên đề nhằm đánh giá rút kinh nghiệm để thực hiện tốt hơn ở thời gian tiếp theo.