8. Cấu trúc luận văn
1.3.3. Yêu cầu về số lượng, cơ cấu và chất lượng đội ngũ CBQL trường mầm non trong bối cảnh hiện
trường mầm non trong bối cảnh hiện nay
1.3.3.1. Về số lượng
Theo Thông tư 71/2007/TTLT-BGDĐT-BNV ngày 28/11/2007, Hướng dẫn định mức biên chế sự nghiệp trong các cơ sở giáo dục mầm non công lập: Mỗi trường mầm non có 01 Hiệu trưởng và một số Phó hiệu trưởng phụ trách.
+ Trường mầm non hạng I (có 9 nhóm, lớp trở lên) có 02 Phó hiệu trưởng
+ Trường mầm non hạng II (có dưới 9 nhóm, lớp) có 01 Phó hiệu trưởng. [7]
Như vậy, việc bổ nhiệm Hiệu trưởng và số lượng Phó Hiệu trưởng của các trường mầm non phải đảm bảo theo đúng qui định của Nhà nước.
1.3.3.2. Về cơ cấu
Tuy hiện nay chưa có văn bản pháp qui nào qui định về cơ cấu đội ngũ cán bộ quản lý trong nhà trường, nhưng trong thực tế đã cho thấy rằng một tập thể Ban giám hiệu đồng bộ về cơ cấu, có khả năng bổ sung cho nhau thì tạo ra được sức mạnh tổng hợp và quản lý nhà trường hiệu quả hơn. Đó là:
+ Cơ cấu theo lứa tuổi: Có già, có trẻ.
+ Cơ cấu theo giới tính: GV mầm non chủ yếu là nữ; tuy nhiên nếu có CBQL mầm non là nam cũng rất tốt.
+ Cơ cấu theo tộc người: Đối với trường học có tộc người thiểu số, cần chú ý trong Ban giám hiệu nên có người thuộc tộc người đó.
+ Cơ cấu về trình độ chuyên môn: Có người giỏi về khoa học tự nhiên, có người giỏi về khoa học xã hội, hoặc có các năng khiếu về hoạt động xã hội - văn thể...
Tuy nhiên, yêu cầu về cơ cấu đội ngũ cán bộ quản lý nhà trường được nêu trên đây chỉ là yếu tố hỗ trợ, không phải là yếu tố bắt buộc khi lựa chọn bổ nhiệm. Khi bổ nhiệm Phó Hiệu trưởng, điều cần chú ý hơn cả là nên dựa vào ý kiến giới thiệu của Hiệu trưởng, làm sao để tạo được sự đồng thuận trong tập thể cán bộ quản lý.
1.3.3.3. Về chất lượng
Chất lượng của đội ngũ cán bộ quản lý trường mầm non phụ thuộc vào trình độ đào tạo, phẩm chất và năng lực của người cán bộ quản lý.
Người CBQL trường mầm non đồng thời là người cán bộ của Đảng. Vì vậy, để hoàn thành nhiệm vụ được giao, người CBQL trường mầm non phải là sự kết hợp hài hòa, sự hội tụ những phẩm chất và năng lực của nhà chính trị, nhà sư phạm, nhà quản lý, nhà lãnh đạo, nhà tâm lý, nhà hoạt động xã hội và phải giỏi chuyên môn.
Như vậy, trong giai đoạn hiện nay, đặc biệt trong phần nhiệm vụ và giải pháp Nghị quyết 29 Hội nghị Trung ương 8 khóa XI đã đề ra: ...“tiến tới giáo viên tiểu học, THCS, giáo viên, giảng viên các cơ sở giáo dục nghề nghiệp phải có trình độ từ đại học trở lên, có năng lực sư phạm” [18] ; Giải pháp “Phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ QLGD” trong Chiến lược phát triển giáo dục 2011-2020 đã nêu rõ:
“Tiếp tục đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng đội ngũ nhà giáo để đến năm 2020, 100% giáo viên mầm non và phổ thông đạt chuẩn trình độ đào tạo, trong đó 60% giáo viên mầm non, 100% giáo viên tiểu học, 88% giáo viên trung học cơ sở và 16,6% giáo viên trung học phổ thông đạt trình độ đào tạo trên chuẩn; 38,5% giáo viên trung cấp chuyên nghiệp, 60% giảng viên cao đẳng và 100% giảng viên đại học đạt trình độ thạc sỹ trở lên; 100% giảng viên đại học và cao đẳng sử dụng thành thạo một ngoại ngữ“ ” [36]
Như vậy người cán bộ quản lý trường mầm non tiến tới phải có trình độ đào tạo đạt trên chuẩn, có đầy đủ phẩm chất và năng lực theo nội dung Nghị quyết Trung ương III khoá VIII của Đảng và phải đáp ứng kịp thời với yêu cầu đổi mới GD&ĐT trong giai đoạn hiện nay, Cụ thể là:
+ Trình độ đào tạo:
Trình độ chuyên môn: Tốt nghiệp Trung học sư phạm trở lên. (Tuy nhiên với điều kiện thực tế hiện nay đội ngũ GV của huyện đã có 59.7% số GV đạt trình độ trên chuẩn và với một huyện công nghiệp như Chơn Thành thì trình độ chuyên môn của BGH phải từ Cao đẳng sư phạm trở lên).
Trình độ lý luận chính trị: Sơ cấp trở lên (Yêu cầu hiện nay của huyện: TCLLCT)
Trình độ quản lý giáo dục: Đã qua đào tạo hoặc bồi dưỡng Trình độ Tin học: Chứng chỉ A trở lên
Trình độ Ngoại ngữ: Chứng chỉ A
+ Thời gian trực tiếp giảng dạy theo qui định của điều lệ trường mầm non
Hiệu trưởng phải có ít nhất 5 năm công tác liên tục trong giáo dục mầm non. (không kể thời gian tập sự)
Phó hiệu trưởng phải có ít nhất 3 năm công tác liên tục trong giáo dục mầm non (không kể thời gian tập sự)
*. Phẩm chất chính trị
+ Yêu nước sâu sắc, kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.
+ Hiểu biết và gương mẫu thực hiện nghiêm túc đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước (ưu tiên và đưa vào dự nguồn những giáo viên là đảng viên khi đã hội tụ các điều kiện về năng lực và phẩm chất).
+ Nắm vững những nguyên lý của chủ nghĩa Mác- Lê Nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, nhất là về vấn đề giáo dục.
+ Bản lĩnh chính trị vững vàng, biết phân tích đúng, sai, bảo vệ quan điểm, đường lối.
+ Nhạy bén với tình hình, ủng hộ cái mới tiến bộ, kiên quyết đấu tranh với những hành vi tiêu cực, sai trái, bảo vệ lẽ phải.
+ Có tầm nhìn rộng, có tính quyết đoán, biết nắm bắt và xử lý các thông tin đúng đắn, chính xác, kịp thời.
+ Sống và làm theo hiến pháp và pháp luật.
* Phẩm chất đạo đức
+ Gương mẫu về đạo đức, lối sống; có uy tín đối với tập thể sư phạm và cấp trên; gắn bó mật thiết với quần chúng, được cán bộ, giáo viên nhân viên, học sinh và mọi người quý mến, tôn trọng.
+ Biết quý trọng con người, quan tâm đến đời sống vật chất, tinh thần của cán bộ giáo viên, nhân viên và học sinh.
+ Phong cách lãnh đạo dân chủ, công bằng và nhân ái. + Trung thực trong báo cáo với cấp trên, đánh giá cấp dưới.
+ Tận tụy, có trách nhiệm đối với công việc; Có ý thức tổ chức kỷ luật, không quan liêu, tham nhũng, thực hành tiết kiệm chống lãng phí.
- Nhóm năng lực
* Hiểu biết và Năng lực chuyên môn
+ Trình độ hiểu biết về chuyên môn và khả năng chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ ở bậc mầm non ở mức độ khá, giỏi.
+ Có khả năng chỉ đạo chuyên môn. Nắm vững nội dung chương trình, phương pháp giáo dục đặc thù khi tổ chức các hoạt động trong trường mầm non.
+ Am hiểu đời sống văn hóa và tình hình phát triển kinh tế xã hội ở địa phương (đặc biệt là phong tục tập quán ở vùng dân tộc thiểu số).
+ Nắm vững luật giáo dục, điều lệ, quy định về quản lý nhà trường, quản lý giáo dục ở bậc học mầm non.
+ Có trình độ cơ bản về tin học, ngoại ngữ, đáp ứng yêu cầu của ngành trong giai đoạn hiện nay; Có khả năng tự học, tự bồi dưỡng để nâng cao trình độ đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục mầm non.
+ Có khả năng tổng kết kinh nghiệm, nâng cao tay nghề cho đội ngũ giáo viên, nhân viên trong việc giảng dạy cũng như chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ.
* Năng lực quản lý
+ Có khả năng vận dụng lý luận vào thực tiễn để thực hiện tốt chủ trương đổi mới quản lí giáo dục; Nắm chắc các văn bản pháp quy liên quan đến quản lý nói chung và quản lý trường mầm non nói riêng.
+ Có khả năng xác định mục tiêu, định hướng, dự báo, lập kế hoạch. Có tầm nhìn trong việc xây dựng văn hóa và xây dựng chiến lược phát triển nhà trường.
+ Có tính năng động sáng tạo, bản lĩnh, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm, quyết đoán trong công việc.
+ Có khả năng khích lệ tập thể sư phạm thực hiện đổi mới PPDH, áp dụng KNGD tiên tiến vào quá trình giáo dục.
+ Biết kết hợp chặt chẽ các lực lượng trong và ngoài nhà trường để quản lý các hoạt động giáo dục, thực hiện tốt công tác xã hội hóa giáo dục.
Những yêu cầu về cơ cấu, trình độ đào tạo, phẩm chất và năng lực của người CBQL được đề ra ở trên là những tiêu chí để phát triển đội ngũ CBQL