Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý đảm bảo các tiêu chí về số lượng, chất lượng, trình độ, cơ

Một phần của tài liệu Một số giải pháp phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường mầm non huyện chơn thành, tỉnh bình phước (Trang 113)

8. Cấu trúc luận văn

3.2.5.Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý đảm bảo các tiêu chí về số lượng, chất lượng, trình độ, cơ

lượng, chất lượng, trình độ, cơ cấu, phù hợp với điều kiện cụ thể của các địa bàn ở huyện Chơn Thành

3.2.5.1. Mục tiêu của giải pháp

Với đặc thù là một huyện công nghiệp trọng điểm của tỉnh, số con em công nhân trong độ tuổi mầm non tăng hàng năm, nhu cầu mở rộng quy mô các loại hình trường lớp là nhu cầu chính đáng, kéo theo phải xây dựng được được đội ngũ CBQL các trường mầm non trong hiện tại và tương lai phải “vừa hồng vừa chuyên”, có đủ phẩm chất và năng lực, đáp ứng yêu cầu của công tác QLGD trong giai đoạn đổi mới hiện nay. Chủ Tịch Hồ Chí Minh đã dạy “Cán bộ là gốc của mọi công việc, muôn việc thành công hay thất bại đều do cán bộ tốt hoặc kém”. Vì vậy theo Người, các cấp lãnh đạo phải trọng dụng nhân tài, trọng cán bộ phải thường xuyên bồi dưỡng, tạo nguồn cán bộ, phải chú trọng bồi dưỡng nâng cao trình độ về mọi mặt cho cán bộ đương nhiệm và đào tạo cán bộ mới, đảm bảo đủ về số lượng, nâng cao chất lượng và đồng bộ về cơ cấu, đặc biệt trong điều kiện mặt trái của nền kinh tế thị trường như hiện nay.

3.2.5.2. Nội dung giải pháp

Nghị quyết Trung ương 3 khóa VIII đã đề cập đến tiêu chuẩn chung của người cán bộ thời kỳ công nghiệp hóa - hiện đại hóa: "Có phẩm chất Chính trị tốt, có tinh thần năng động, sáng tạo, có ý thức tổ chức kỷ luật, có quan hệ mật thiết với nhân dân, có năng lực, trình độ, có phong cách làm việc khoa học đạt hiệu quả thiết thực".

Đảm bảo về số lượng theo Điều lệ trường mầm non: Đối với trường mầm non hạng I phải có đủ một hiệu trưởng và hai phó hiệu trưởng; Đối với trường mầm non hạng II và hạng III phải có đủ một hiệu trưởng và một phó hiệu trưởng, có các tổ chuyên môn, tổ văn phòng, Hội đồng trường, Hội đồng thi đua khen thưởng,… phải đảm bảo cơ cấu tổ chức bộ máy hợp lý trong nhà trường.

Về trình độ: Thực hiện mục 3 điều 16 và mục 3 điều 17 trong Điều lệ trường mầm non để bổ nhiệm cán bộ quản lý cho phù hợp, trình độ chuẩn đào tạo là bằng Trung cấp sư phạm mầm non trở lên, thời gian công tác đối với hiệu trưởng ít nhất 5 năm, phó hiệu trưởng ít nhất 3 năm, đã hoàn thành chương trình bồi dưỡng cán bộ quản lý; có uy tín về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, chuyên môn, nghiệp vụ; có năng lực tổ chức, quản lý nhà trường. Tuy nhiên, do tình hình thực tế hiện nay đội ngũ GVMN của huyện đã có 59.7% đạt trên chuẩn về trình độ đào tạo, vì vậy yêu cầu của huyện đặt ra 100% CBQLMN phải có trình độ đào tạo trên chuẩn.

3.2.5.3. Cách thức thực hiện giải pháp

- Bổ nhiệm cán bộ quản lý phải đảm bảo nguyên tắc “đúng người đúng việc”, Bổ nhiệm đúng cán bộ quản lý sẽ là động lực làm tăng thêm sức mạnh cho đội ngũ, thiết thực góp phần nâng cao chất lượng giáo dục mầm non trong giai đoạn hiện nay. CBQL được bổ nhiệm phải là những nhà giáo tiêu biểu trong trường được mọi người “Tâm phục, khẩu phục” tránh để xảy ra dư luận sau bổ nhiệm sẽ làm giảm uy tín của lãnh đạo và của chính bản thân người được bổ nhiệm.

- Phải đáp ứng được tiêu chuẩn như quy định Nghị quyết Trung ương và Điều lệ trường mầm non. Trường hợp cán bộ quản lý có trình độ chuyên môn nghiệp vụ yếu kém, có biểu hiện suy thoái đạo đức cần phải xử lý kịp thời; cán bộ quản lý vì yếu sức khoẻ, hoàn cảnh khó khăn cần tạo điều kiện cho họ từ chức hoặc phân công chuyên môn hợp lý hoặc nghỉ hưu trước tuổi…

- Thực hiện các quy định đánh giá cán bộ lãnh đạo, quản lý định kỳ hàng năm vào cuối năm học theo “Quy chế đánh giá, xếp loại giáo viên mầm non và giáo viên phổ thông công lập” được ban hành kèm theo Quyết định số 06/2006/QĐ -BNV ngày 21/3/2006 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ và Công văn số 3040/BGD&ĐT-TCCB ngày 17/4/2006 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc

Hướng dẫn một số điều trong “Quy chế đánh giá, xếp loại giáo viên mầm non và giáo viên phổ thông công lập” hàng năm; Chuẩn hiệu trưởng mầm non theo Thông tư số 17/2011/TT-BGDĐT; và chuẩn phó hiệu trưởng theo công văn số: 630/BGDĐT-NGCBQLGD, ngày 16/02/2012 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc hướng dẫn đánh giá, xếp loại phó hiệu trưởng các trường mầm non, phổ thông và phó giám đốc Trung tâm Giáo dục thường xuyên; Tổ chức lấy ý kiến nhận xét cán bộ quản lý trường học qua ý kiến nhận xét của Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn, giáo viên, viên chức các trường; trên cơ sở các kênh thông tin trên để Phòng Giáo dục và Đào tạo đánh giá xếp loại HT; PHT các trường hàng năm đồng thời qua đó lập kế hoạch sắp xếp, điều động, luân chuyển, bổ nhiệm và bổ nhiệm lại đội ngũ quản lý các trường cho năm học tiếp theo. Đồng thời phải làm tốt công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức trong đội ngũ CBQL và GV để họ hiểu công tác điều động, luân chuyển CBQL là việc làm thường xuyên hàng năm trong công tác tổ chức cán bộ, qua đó giúp cho cán bộ quản lý trường mầm non được luân chuyển có nhận thức đúng đắn, hiểu được ý nghĩa, tầm quan trọng, yêu cầu của công tác điều động, luân chuyển. Từ đó, phấn đấu khắc phục khó khăn của bản thân, gia đình sớm tiếp cận và ổn định với môi trường mới, an tâm công tác, chủ động, quyết tâm thực hiện hoàn thành tốt nhiệm vụ.

- Đổi mới công tác quản lý nhà nước về nâng cao chất lượng nguồn nhân lực: chủ động tham mưu cho Huyện ủy, Ủy ban nhân dân huyện cụ thể hoá các chương trình về giáo dục của tỉnh trên địa bàn huyện, phối hợp tốt với các ban ngành, đoàn thể kiểm tra việc thực hiện các nhiệm vụ giáo dục tại các xã, thị trấn. Triển khai đề án phát triển nguồn nhân lực của huyện đến năm 2015 và tầm nhìn đến năm 2020; Giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho các trường, khuyến khích hiệu trưởng các trường năng động, sáng tạo và mạnh dạn đề xuất những giải pháp mang tính mới, đột phá nhằm nâng cao chất

lượng quản lý, chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ trong nhà trường. Ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý, dạy và học cần đẩy mạnh góp phần nâng cao hiệu quả công tác điều hành, quản lý, phục vụ tốt cho hoạt động dạy và học.

- Nhà nước cần ưu tiên đầu tư ngân sách cho giáo dục mầm non, tạo điều kiện và hỗ trợ kinh phí cho đội ngũ CBQL tham gia học tập nâng cao trình độ; thực hiện tốt chương trình mục tiêu quốc gia, triển khai có hiệu quả đề án phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi, đầu tư CSVC, trang thiết bị, đồ dùng đồ chơi đặc biệt phải đảm bảo tuyển dụng viên chức kịp thời để ổn định đủ đội ngũ GVMN, có như thế mới tạo điều kiện để đội ngũ CBQL lãnh đạo và điều hành hệ thống đạt kết quả.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường mầm non huyện chơn thành, tỉnh bình phước (Trang 113)