Đánh giá chung về thực trạng đội ngũ cán bộ quản lý trường mầm non huyện Chơn Thành

Một phần của tài liệu Một số giải pháp phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường mầm non huyện chơn thành, tỉnh bình phước (Trang 83)

8. Cấu trúc luận văn

2.3.4.Đánh giá chung về thực trạng đội ngũ cán bộ quản lý trường mầm non huyện Chơn Thành

mầm non huyện Chơn Thành

2.3.4.1. Mặt mạnh

Hầu hết đội ngũ CBQL trường mầm non huyện Chơn Thành đều là Đảng viên, có nhận thức sâu sắc về ý thức trách nhiệm, vị trí, vai trò và nhiệm vụ của mình trong đơn vị. Đội ngũ CBQL được bố trí đủ số lượng theo qui định, đồng bộ về cơ cấu; có tuổi đời và thâm niên quản lý phù hợp. Trình độ đào tạo của đội ngũ 100% đạt trên chuẩn theo qui định. 100% đã học qua lớp bồi dưỡng cán bộ quản lý. Đội ngũ CBQL có phẩm chất chính trị tốt, có tinh thần yêu nước, kiên định mục tiêu CNXH mà Đảng và Bác Hồ đã chọn, có bản lĩnh chính trị vững vàng, gương mẫu về đạo đức lối sống, có ý thức tổ chức

kỷ luật, yêu nghề, mến trẻ. Có tinh thần nhiệt tình, có ý thức trách nhiệm trong công tác quản lý, kiên trì vượt mọi khó khăn xây dựng nhà trường phát triển theo mục tiêu và nguyên lý giáo dục của Đảng.

2.3.4.2. Mặt yếu kém

Trình độ đào tạo của đội ngũ CBQL còn có những hạn chế: Tuy 100% CBQL đạt trình độ đào tạo trên chuẩn, song xuất phát điểm chủ yếu là Trung học sư phạm 9+3, trong số đó chỉ có 01 CBQL có bằng Đại học sư phạm mầm non hệ chính quy; Đa số CBQL chưa được bồi dưỡng kiến thức về LLCT; trình độ ngoại ngữ và tin học còn yếu; khả năng dự báo, xây dựng kế hoạch, xây dựng văn hóa nhà trường và tầm nhìn còn hạn chế. Về hiểu biết và năng lực chuyên môn: Phần lớn Hiệu trưởng chỉ tập trung cho công tác quản lý, chưa chú trọng việc bồi dưỡng chuyên môn, nên kiến thức chuyên môn của Hiệu trưởng thường bị mai một. Mặt khác, trong quản lý chuyên môn thường “khoán” cho Phó Hiệu trưởng nên thiếu sâu sát. Để nâng cao trình độ chuyên môn, kiến thức QLGD, LLCT, TH, NN đòi hỏi người CBQL phải có khả năng tự học, tự bồi dưỡng.Việc tự học, tự bồi dưỡng không chỉ hiểu đơn thuần là theo học để lấy bằng đại học, hợp thức hóa mà việc tự học phải hiểu theo nghĩa học tập suốt đời, học kết hợp với tự nghiên cứu, rèn thói quen đọc sách, sưu tầm, sáng tạo, học ở sách vở, học ở bạn bè đồng nghiệp… Nhưng qua kết quả khảo sát, khả năng tự học tự bồi dưỡng của đội ngũ CBQL còn hạn chế. Năng lực quản lý: Trình độ quản lý nhà trường của đội ngũ CBQL còn thiếu tính chuyên nghiệp, chưa ngang tầm với yêu cầu phát triển của giáo dục mầm non trong giai đoạn mới. Đa số CBQL làm việc dựa vào kinh nghiệm cá nhân, chưa có khả năng dự báo, xây dựng kế hoạch chiến lược và kế hoạch hoạt động của nhà trường một cách khoa học; nên trong thực tế thường thụ động thực hiện theo hướng dẫn của cấp trên hoặc rơi vào giải quyết các sự vụ.

Trên thực tế, Đội ngũ CBQL các trường nói chung và cấp học mầm non huyện Chơn Thành nói riêng, đa số năng lực và kinh nghiệm còn hạn chế. Trong công tác quản lý chưa thể hiện sự quyết tâm đổi mới, có khi còn mang tính hành chính; bằng mệnh lệnh; một chiều từ trên xuống và đâu đó vẫn còn mang tính tập trung quan liêu bao cấp; Ít quan tâm đến sự đổi mới, ngại “đổi mới”; quản lý theo kinh nghiệm “đường mòn”; đa số chờ đợi sự chỉ đạo từ trên xuống, chưa thực sự năng động, sáng tạo và chủ động trong công tác quản lý, điều hành. Một vài trường vẫn còn tình trạng không thống nhất trong Ban Giám Hiệu nhà trường; Sự buộc tội, đổ lỗi cho nhau; Sự kiểm soát quá chặt chẽ đánh mất quyền tự do và tự chủ của cá nhân; Quan liêu, nguyên tắc một cách máy móc; Thiếu sự động viên khuyến khích; Thiếu sự cởi mở, thiếu sự tin cậy; Thiếu sự hợp tác, thiếu sự chia sẻ học hỏi lẫn nhau; Mẫu thuẫn xung đột nội bộchưa được giải quyết kịp thời.

2.3.4.3. Nguyên nhân của những yếu kém

Do hậu quả của tình trạng thiếu giáo viên mầm non của những năm trước để lại dẫn đến CBQL được đề bạt theo kiểu “So bó đũa chọn cột cờ” nên phần lớn khi đề bạt chưa đảm bảo các tiêu chí. Đa số CBQL còn non trẻ, năng động nhưng kinh nghiệm trong công tác quản lý giáo dục còn hạn chế. CBQL một số trường chưa chủ động trong công tác, chưa thấy rõ trách nhiệm của mình phải làm gì và làm như thế nào để đưa chất lượng giáo dục của nhà trường đi lên, chủ yếu tổ chức thực hiện theo văn bản chỉ đạo từ trên xuống mà thiếu tính năng động và đột phá. Đa số CBQL sau khi bổ nhiệm mới được cử đi học các lớp bồi dưỡng QLGD và nâng cao trình độ đào tạo bằng hình thức học chuyên tu, tại chức để lấy bằng cử nhân nên không bài bản, còn chắp vá, vừa học vừa làm, kinh nghiệm hạn chế, áp lực công việc quá tải dẫn đến CBQL chưa toàn tâm toàn ý trong công việc cũng như trong công tác tự học tự rèn. Bên cạnh đó, chế độ đãi ngộ cho GVMN nói chung và CBQL mầm non nói riêng chưa tương xứng

với thời gian làm việc và công sức lao động (GVMN hầu hết là nữ lại phải đi tới trường đón trẻ từ 6 giờ 30 sáng, làm việc 8 tiếng/ngày mà trách nhiệm của GVMN rất nặng nề vì GV vừa phải dạy vừa phải chăm sóc nuôi dưỡng trẻ, đồng thời tối về gia đình GV lại phải đầu tư soạn giảng, làm đồ dùng dạy học; đồ dùng đồ chơi, trong khi họ còn phải đảm nhận thiên chức làm vợ, làm mẹ trong gia đình) vì vậy một số GV không chịu nổi áp lực công việc, không theo kịp chương trình đổi mới dẫn đến chất lượng giảng dạy của đội ngũ GV và chất lượng của CBQL chưa xứng tầm. Biên chế GVMN còn thiếu nên phải tuyển GV trái ngành, và một số hợp đồng ngoài biên chế; đội ngũ GVMN hầu hết là nữ và đa số trong độ tuổi sinh đẻ vì vậy dẫn đến một số trường GV phải dạy thêm lớp treo, hoặc số cháu trên lớp quá tải cũng đã ảnh hưởng đến chất lượng giảng dạy của đội ngũ GVMN và ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu quả quản lý của đội ngũ CBQL trường mầm non. Công tác quy hoạch, đào tạo bồi dưỡng, bổ nhiệm, sử dụng đãi ngộ, đánh giá đội ngũ CBQL chưa được đổi mới. Một số CBQL chưa tích cực chủ động để nâng cao trình độ chuyên môn và năng lực quản lý, an phận thủ thường, bằng lòng với những gì mình hiện có. Phương tiện làm việc, cơ sở vật chất, kinh phí hoạt động chưa đáp ứng yêu cầu cũng là những nguyên nhân làm hạn chế công tác quản lý. Các cấp uỷ Đảng và Chính quyền các xã - thị trấn có lúc có nơi chưa quan tâm đúng mức tới việc lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng tập thể BGH nhà trường trên địa bàn.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường mầm non huyện chơn thành, tỉnh bình phước (Trang 83)