Xây dựng môi trường quản lý, tạo động lực phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường mầm non

Một phần của tài liệu Một số giải pháp phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường mầm non huyện chơn thành, tỉnh bình phước (Trang 116)

8. Cấu trúc luận văn

3.2.6.Xây dựng môi trường quản lý, tạo động lực phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường mầm non

cán bộ quản lý trường mầm non huyện Chơn Thành

3.2.6.1Mục tiêu của giải pháp

Xây dựng môi trường quản lý thuận lợi là một trong những yếu tố góp phần nâng cao hiệu quả quản lý trong nhà trường. Thực hiện công tác quy hoạch, đổi mới công tác đào tạo bồi dưỡng, đổi mới quy trình tuyển chọn, bổ nhiệm, sử dụng hợp lý đội ngũ CBQL là những giải pháp quản lý nhằm phát triển về số lượng, cơ cấu, chất lượng của đội ngũ CBQL. Xây dựng môi trường quản lý tốt cũng là một giải pháp nhằm tạo điều kiện cho đội ngũ CBQL phát huy phẩm chất và năng lực của mình để nâng cao hiệu quả quản lý các trường mầm non của huyện trong giai đoạn mới.

Mục tiêu của giải pháp là xây dựng các yếu tố môi trường thuận lợi, kết hợp hài hoà giữa nội lực và ngoại lực, tạo điều kiện cho đội ngũ CBQL phát huy hết năng lực của mình trong thực hiện nhiệm vụ được giao.

3.2.6.2 Nội dung giải pháp

a) Tăng cường đầu tư con người, cơ sở vật chất và trang thiết bị dạy học cho nhà trường

+ Nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên, nhân viên nhà trường

Đối với đội ngũ giáo viên, trước hết phải từng bước tuyển dụng đủ giáo viên theo biên chế, tham mưu đề xuất UBND huyện thuận chủ trương tuyển 01 biên chế GV âm nhạc cho mỗi trường mầm non, đồng thời có kế hoạch đưa số GV tuyển trái ngành trở về dạy ở cấp học đã được đào tạo (do những năm trước thiếu GVMN nên đã tuyển dụng GVTH; GVTHCS xuống dạy mầm non) và cần ưu tiên cho các trường đang xây dựng chuẩn quốc gia. Tạo điều kiện cho đội ngũ GV trái ngành được học bồi dưỡng chuyên môn mầm non hoặc theo học CĐSPMN, hoặc ĐHSPMN (nếu có nhu cầu công tác lâu dài với ngành học mầm non). Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng, đào tạo giáo viên trên chuẩn với các Trình độ: CĐSP, ĐHSP, Cao học theo phương thức tại chức. Tổ chức tốt các lớp bồi dưỡng chuyên đề, bồi dưỡng thường xuyên hoặc bồi dưỡng chu kỳ hàng năm. Tăng cường dự giờ, thăm lớp, đẩy mạnh hoạt động của tổ nghiệp vụ mầm non, tổ chức thao giảng theo cụm và toàn huyện, triển khai những SKKN của GVMN trong và ngoài huyện đã được công nhận ở cấp tỉnh, huyện để GV tham khảo, vận dụng vào quá trình giảng dạy, góp phần nâng cao chất lượng đáp ứng yêu cầu của chương trình giáo dục mầm non mới. Duy trì hội thi giáo viên dạy giỏi các cấp với các vòng thi: Lý thuyết ; Sáng kiến kinh nghiệm và thực hành. Thường xuyên phát động phong trào thi đua trong toàn ngành, tổ chức tổng kết rút ra bài học kinh nghiệm cho công tác chỉ đạo.

Đối với nhân viên hành chính, cần tuyển dụng hoặc hợp đồng đủ các nhân viên với các chức danh còn thiếu theo qui định. Đối với nhân viên đang công tác, nếu chưa có chuyên môn phù hợp thì cần có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng. Tham mưu đề xuất UBND tỉnh thuận chủ trương tăng 01 hợp đồng theo NĐ 68 đối với nhân viên điện nước trong các trường mầm non.

+ Tăng cường cơ sở vật chất, thiết bị dạy học ở các trường mầm non huyện Chơn Thành. Từng bước tăng ngân sách cho giáo dục, tăng cường cơ sở vật chất theo hướng chuẩn hóa, kiên cố hóa, hiện đại hóa; xây dựng cơ sở vật chất nhà trường theo qui định của trường chuẩn quốc gia. Đối với những trường trong diện thực hiện “Đề án xây dựng trường chuẩn quốc gia huyện Chơn Thành giai đoạn 2011 - 2015, tầm nhìn đến năm 2020” cần quy hoạch đủ diện tích đất xây dựng phòng học, phòng chức năng và sân chơi đạt chuẩn qui định tại Thông tư số 02/2014/TT-BGDĐT Ban hành quy chế công nhận trường mầm non đạt chuẩn quốc gia. Đối với những trường còn lại cần phải đảm bảo các yêu cầu của Điều lệ trường mầm non và phải đạt cấp độ I của Thông tư 07/20011/TT-BGDĐT Ban hành quy định và tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường mầm non để có cơ sở phấn đấu xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia vào những năm sau. Tham mưu UBND huyện sớm phân bổ ngân sách XD trường mầm non Tuổi Thơ xã Thành Tâm. Làm tốt công tác xã hội hoá giáo dục, khuyến khích các tổ chức cá nhân đầu tư CSVC, tài lực, vật lực và trí lực cho ngành giáo dục, tham gia giám sát các hoạt động của ngành giáo dục; khuyến khích thành lập các Cơ sở mầm non, Trường mầm non tư thục để tránh quá tải các cháu đối với trường mầm non công lập. Tham mưu với UBND huyện kiến nghị đề xuất với Ban quản lý khu công nghiệp của tỉnh đặt trên địa bàn huyện kêu gọi nhà đầu tư xây dựng trường mầm non tại khu công nghiệp cho con em công nhân, tạo điều kiện để họ yên tâm công tác và cũng tránh được tình trạng quá tải đối với các trường công lập (vì hiện nay đội ngũ gần 2000 công nhân trên địa bàn đa phần là trẻ và đang trong độ tuổi sinh đẻ).

+ Trang bị các phương tiện đáp ứng yêu cầu của công tác quản lý của đội ngũ cán bộ quản lý các trường mầm non. Hiệu quả của công tác quản lý còn phụ thuộc vào các điều kiện như: các phương tiện làm việc, nguồn kinh phí chi cho họat động quản lý,… Cần phải trang bị đầy đủ các phương tiện phục

vụ cho công tác quản lý như: Ti vi, máy tính, máy in, máy photocopy, điện thoại, phương tiện nghe - nhìn, đèn chiếu, nối mạng nội bộ trong ngành giáo dục, nối mạng Internet, tiến tới thành lập Website riêng của từng trường; các phần mềm phục vụ quản lý và giảng dạy. Tăng thêm nguồn ngân sách chi cho hoạt động quản lý như: Công tác phí, sinh hoạt phí của nhà trường,… giao quyền chủ động về tài chính cho Hiệu trưởng theo Quyết định số 561/QĐ-UBND ngày 19/3/2014 của UBND huyện Chơn Thành về việc giao quyền tự chủ, tụ chịu trách nhiệm về tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập theo Nghị định 43/2006 NĐ-CP của Chính phủ .

+ Tăng ngân sách đầu tư cho giáo dục. Cần tăng tỷ lệ ngân sách đầu tư cho giáo dục để có điều kiện xây dựng cơ sở vật chất trường học, mua sắm các thiết bị dạy học, tăng lương cho ngành giáo dục để nâng mức sống của đội ngũ CBGV ngang với mức trung bình trong xã hội.

b) Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra công tác xây dựng môi trường quản lý, tạo động lực phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường mầm non huyện Chơn Thành

Thực hiện có chất lượng nề nếp kiểm tra sẽ giúp cho cán bộ, cho cơ sở nhìn nhận đúng năng lực của bản thân, tránh cách làm việc thiếu nguyên tắc, tùy tiện, thiếu hiệu quả. Vì vậy, Việc tăng cường đi cơ sở với mục đích nắm bắt tình hình, động viên, chia sẻ, tháo gỡ khó khăn, sẽ giúp các trường điều chỉnh kịp thời những sai sót. Tuy nhiên, việc kiểm tra, thanh tra nếu sa vào hình thức, chiếu lệ, “cưỡi ngựa xem hoa”, thì sẽ làm cho công tác quản lý thêm khó khăn, phức tạp, gây nên tâm lý e ngại, đối phó của cơ sở khi có kế hoạch thanh tra, kiểm tra.

Để công tác thanh kiểm tra và đánh giá CBQL trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được giao có kết quả khách quan, trung thực, là căn cứ đáng tin cậy để cấp QLGD xét khen thưởng hàng năm, phòng giáo dục cần phải làm tốt các công việc sau đây:

- Phải đánh giá một cách khách quan trong các tiêu chí đánh giá chuẩn hiệu trưởng và phó hiệu trưởng, với những minh chứng cụ thể và phải lưu ý đến điều kiện của từng trường, đặc điểm từng vùng: Dựa trên tiêu chuẩn về phẩm chất và năng lực của người CBQL trường mầm non đã trình bày ở trên, dựa vào kết quả nhà trường đạt được. Phải chú trọng công tác quản lý, công tác kiểm tra nội bộ của hiệu trưởng.

- Công tác thanh kiểm tra phải tuân thủ các nguyên tắc: Tính thiết thực, tính khách quan, tính hiệu quả, tính hệ thống, tính công khai. Sau kiểm tra phải quy trách nhiệm rõ ràng cho từng CBQL và phải quan tâm đến việc phúc tra hoặc xử lý sau thanh tra, tránh tình trạng “phát mà không động”, “đánh trống bỏ dùi”.

- Cán bộ thực hiện nhiệm vụ thanh kiểm tra phải là cán bộ có phẩm chất chính trị và đạo đức tốt, khách quan, công tâm, có năng lực chuyên môn và năng lực quản lý khá, có nghiệp vụ thanh kiểm tra.

- Ngoài công tác thanh kiểm tra, sau mỗi năm học phòng giáo dục cần tổ chức cho HĐSP của từng trường tham gia góp ý kiến cho CBQL của trường mình một cách khách quan, trung thực mang tính chất xây dựng, việc góp ý xây dựng này được thực hiện trong quá trình đánh giá, xếp loại hiệu trưởng và phó hiệu trưởng theo đánh giá chuẩn và được thực hiện vào cuối năm học; đồng thời xin ý kiến nhận xét của cấp ủy và ủy ban nhân dân xã (thị trấn) đối với CBQL nhà trường trên địa bàn. Từ đó, lãnh đạo phòng Giáo dục tổ chức đánh giá phân loại từng CBQL, công khai kết quả xếp loại CBQL trên Website của phòng GD&ĐT; lưu kết quả vào hồ sơ cán bộ để làm cơ sở khen thưởng, kỷ luật, đề bạt,..

c) Tiếp tục đổi mới, hoàn thiện chính sách cán bộ, các chế độ đãi ngộ hợp lý đối với đội ngũ cán bộ quản lý trường mầm non huyện Chơn Thành

Các chế độ tiền lương, tiền thưởng thỏa đáng, các chính sách ưu đãi hợp lý đối với CBQL sẽ là nguồn động viên, kích thích sự nỗ lực, huy động sức sáng tạo của người CBQL, nâng cao hiệu quả trong công tác.

Ngoài ra, chế độ chính sách đối với cán bộ nói chung, cán bộ quản lý trường mầm non nói riêng là một nhân tố có ý nghĩa quyết định trực tiếp đến chất lượng cán bộ. Chế độ, chính sách đảm bảo, hợp lý có tác dụng là động lực thúc đẩy tính tích cực, tài năng, sáng tạo, nhiệt tình, trách nhiệm của đội ngũ cán bộ, giáo viên. Động lực ấy được tạo nên bởi sự kết hợp hài hoà giữa lợi ích vật chất và tinh thần, phù hợp với bản chất nhân văn của chế độ và điều kiện phát triển chung của xã hội, đem lại sự công bằng và bình đẳng hơn; thể hiện rõ sự quan tâm, của Đảng, Nhà nước, xã hội..., đối với cán bộ. Vì vậy, việc phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường mầm non phải gắn liền với việc thực hiện các chế độ, chính sách hợp lý nhằm thực hiện mục tiêu: Khuyến khích về vật chất, động viên tinh thần phù hợp với trình độ phát triển kinh tế của địa phương và đảm bảo công bằng xã hội, khuyến khích những người làm việc có năng suất, chất lượng và hiệu quả, phát huy tài năng của đội ngũ CBQL.

Chế độ, chính sách đúng, hợp lý sẽ thúc đẩy, tạo động lực cho sự phát triển, khuyến khích tính tích cực, sự hăng hái, phấn khởi, cố gắng, yên tâm với công việc, nâng cao tinh thần trách nhiệm của cán bộ, phát huy được sáng tạo, thu hút được nhân tài, làm cho nội bộ đoàn kết nhất trí, mọi người đồng tâm hiệp lực. Ngược lại, chế độ chính sách không hợp lý hoặc sai lầm sẽ kìm hãm, triệt tiêu động lực, cản trở sự phát triển, nội bộ mất đoàn kết, nảy sinh nhiều tiêu cực.

d) Thực hiện dân chủ hóa trong việc xây dựng môi trường quản lý, tạo động lực phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường mầm non

- Đối với nhà trường, thực hiện cơ chế Đảng lãnh đạo, Ban Giám Hiệu quản lý, giáo viên nhân viên làm chủ. Phát huy vai trò giám sát của các tổ chức Công đoàn; Đoàn thanh niên, Đội thiếu niên, Ban thanh tra nhân dân trong quá trình tổ chức hoạt động nhà trường.

- Đối với Ngành Giáo dục huyện, thực hiện công khai, dân chủ trong công tác đánh giá, thi đua khen thưởng, kỷ luật, điều động, đề bạt, luân chuyển. Phát huy dân chủ của đội ngũ CBQL trong quá trình thực hiện nhiệm vụ; xây dựng phong cách làm việc của người cán bộ QLGD và môi trường làm việc thân thiện, tích cực.

Để góp phần xây dựng môi trường quản lý thuận lợi, tạo động lực phát triển cho đội ngũ CBQL các trường nói chung trường mầm non nói riêng thì ngoài nội lực của cá nhân người CBQL, của đội ngũ CBGVNV, sự quan tâm ủng hộ của địa phương, còn phải có sự quan tâm chỉ đạo và khuyến khích động viên tạo động lực của lãnh đạo và chuyên viên ngành Phòng GD&ĐT. Cán bộ QLGD ở PGD&ĐT phải luôn là tấm gương và tạo điều kiện cho cán bộ, giáo viên được nâng cao trình độ nhận thức, lý luận chính trị, chuyên môn và nghiệp vụ, khuyến khích sự sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm của cấp dưới, nhân rộng gương điển hình tiên tiến. Luôn luôn khuyến khích, tạo điều kiện đề xuất những biện pháp, kinh nghiệm có hiệu quả trong thực tiễn công tác quản lý. Cùng bàn bạc, chia sẻ, góp ý cởi mở chân thành, hạn chế việc chỉ đạo áp đặt, mệnh lệnh, quan liêu từ trên xuống, xây dựng môi trường công tác thân thiện.

Cùng với những khó khăn về kinh tế - xã hội của huyện Chơn Thành, Ngành Giáo dục có những khó khăn riêng. Vì vậy, cần động viên cán bộ, chuyên viên trong cơ quan cũng như đội ngũ CBQL và GV toàn ngành khắc phục khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ. Thực hiện phong cách làm việc của người cán bộ QLGD luôn luôn “trung thành, tận tụy, sáng tạo, gương mẫu”,

thực hiện “dân chủ, kỷ cương, tình thương, trách nhiệm” trong quan hệ công tác, quan hệ đồng nghiệp, với mọi người. “Trường học thân thiện, học sinh tích cực” cũng phải được thể hiện trong cơ quan QLGD. Thực hiện tốt quy chế cơ quan, giao tiếp ứng xử nơi công sở; tạo bầu không khí cởi mở, dân chủ. Tôn trọng, cổ vũ sự nỗ lực hoàn thành công việc, sự sáng tạo, đổi mới, thành công của mỗi người. Tăng cường đối thoại và hợp tác, làm việc nhóm, chia sẻ kinh nghiệm QLGD.

e) Thực hiện tốt chủ trương xã hội hóa giáo dục trong việc xây dựng môi trường quản lý, xây dựng động lực phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường mầm non

Thực hiện tốt chủ trương xã hội hóa (XHH) giáo dục sẽ huy động được các nguồn lực tập trung cho Giáo dục, tạo điều kiện cho Giáo dục phát triển. Trước mắt cần phát huy tốt chức năng của Hội khuyến học huyện, Hội khuyến học và Trung tâm học tập cộng đồng của các xã (thị trấn) để góp phần nâng cao chất lượng phong trào thi đua “Hai tốt” trong các nhà trường, đẩy nhanh tiến độ phổ cập GDMN cho trẻ 5 tuổi trong toàn huyện; khuyến khích các tổ chức và cá nhân đầu tư cho giáo dục thành lập các Cơ sở và trường mầm non tư thục để con em nhân dân có cơ hội đến trường đồng thời tránh áp lực quá tải đối với trường công lập trong điều kiện ngân sách nhà nước còn hạn hẹp, quy mô mạng lưới trường, lớp mầm non chưa đáp ứng nhu cầu của nhân dân.

3.2.6.3 Cách thức thực hiện giải pháp

- Phòng Giáo dục & Đào tạo xây dựng đề án nâng cao chất lượng đội ngũ GVMN và nhân viên hành chính đến 2015 và tầm nhìn đến năm 2020. Tham mưu và đẩy nhanh tiến độ thực hiện đề án xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia giai đoạn 2011 - 2015, tầm nhìn đến năm 2020.

- Ngành Giáo dục cần có những tham mưu đề xuất với huyện ủy, UBND huyện, để có những văn bản cụ thể hóa chủ trương XHH của Đảng, hướng dẫn các địa phương, các nhà trường thực hiện.

- Kiến nghị các cấp thực hiện đầy đủ các chế độ về lương và các loại phụ cấp theo quy định hiện hành; Đầu tư thích đáng cho việc đào tạo, bồi dưỡng

Một phần của tài liệu Một số giải pháp phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường mầm non huyện chơn thành, tỉnh bình phước (Trang 116)