Sự cần thiết phải phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường mầm non

Một phần của tài liệu Một số giải pháp phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường mầm non huyện chơn thành, tỉnh bình phước (Trang 46)

8. Cấu trúc luận văn

1.4.1.Sự cần thiết phải phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường mầm non

Xuất phát từ vị trí, vai trò của đội ngũ CBQL trường MN, đặc biệt trong bối cảnh hội nhập quốc tế, và trong quá trình tiến tới đổi mới căn bản và toàn diện GD&ĐT, đồng thời hiện nay chúng ta đang khuyến khích công tác xã hội hóa giáo dục. Tuy nhiên trong mặt trái của nền kinh tế thị trường, ngoài trường công lập thì hệ thống trường MN tư thục cũng phát triển rất mạnh, đây là tín hiệu tốt song khâu QLGD nói riêng và quản lý nhà nước nói chung chưa chặt chẽ dẫn đến nhiều hậu quả khó lường trong đó nổi lên sự suy giảm về đạo đức nhà giáo, về chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ, từ đó làm dư luận xã hội lên án, làm giảm niềm tin trong nhân dân và PHHS ở cả hệ thống trường MN công lập và tư thục.

Theo Quyết định số: 149/2006/QĐ-TTg ngày 23/6/2006 của Chính Phủ về việc Phê duyệt Đề án "Phát triển giáo dục mầm non giai đoạn 2006 - 2015", đã nêu rõ quan điểm chỉ đạo [35]:

- Giáo dục mầm non là cấp học đầu tiên của hệ thống giáo dục quốc dân, đặt nền móng ban đầu cho sự phát triển về thể chất, trí tuệ, tình cảm, thẩm mỹ của trẻ em Việt Nam. Việc chăm lo phát triển giáo dục mầm non là trách

nhiệm chung của các cấp chính quyền, của mỗi ngành, mỗi gia đình và toàn xã hội dưới sự lãnh đạo của Đảng và sự quản lý của Nhà nước.

- Quản lý tốt việc chăm sóc, giáo dục trẻ mầm non phải được thực hiện với sự phối hợp, gắn kết chặt chẽ giữa nhà trường, gia đình và xã hội. Coi trọng việc nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ cho các bậc phụ huynh nhằm thực hiện đa dạng hoá phương thức chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ em.

- Xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên mầm non theo từng giai đoạn ở mỗi địa phương; củng cố, quy hoạch lại các cơ sở đào tạo giáo viên mầm non phù hợp với quy hoạch mạng lưới chung;

- Xây dựng chương trình, kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên, đào tạo đạt chuẩn và nâng chuẩn trình độ đối với giáo viên mầm non theo yêu cầu của từng vùng, từng địa phương;

- Chỉ đạo thực hiện các chế độ, chính sách đối với giáo viên mầm non theo đúng quy định của Nhà nước, đặc biệt là chế độ Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế, tiền lương, chế độ trực trưa, tăng giờ...; xây dựng các chính sách tạo sự bình đẳng giữa giáo viên công tác ở các loại hình cơ sở GDMN công lập và tư thục.

- Nâng cao năng lực và phẩm chất của CBQL trường mầm non, ngang tầm với yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới. Trong đó nâng cao năng lực quản lý giáo dục, trình độ trí tuệ và khả năng xây dựng, triển khai và tổ chức thực hiện các Nghị quyết, các chỉ đạo của các cấp, xây dựng đơn vị (trường học) vững về chính trị, tư tưởng, mạnh về tổ chức và nâng cao hiệu quả hoạt động về chuyên môn nghiệp vụ.

Nghị quyết số 29-NQ/TW Hội nghị lần thứ 8, Ban Chấp hành Trung ương khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định

hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế đã đánh giá tình hình GD&ĐT trong đó nêu: “Quản lý giáo dục và đào tạo còn nhiều yếu kém. Đội ngũ nhà giáo và cán bộ QLGD bất cập về chất lượng, số lượng và cơ cấu; một bộ phận chưa theo kịp yêu cầu đổi mới và phát triển giáo dục, thiếu tâm huyết, thậm chí vi phạm đạo đức nghề nghiệp ”.[18]

Vì vậy hơn bao giờ hết, công tác phát triển đội ngũ CBQL, đội ngũ GV nói chung và đội ngũ CBQL trường MN nói riêng là vô cùng quan trọng và cần thiết.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường mầm non huyện chơn thành, tỉnh bình phước (Trang 46)