Nội dung phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường mầm non

Một phần của tài liệu Một số giải pháp phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường mầm non huyện chơn thành, tỉnh bình phước (Trang 49)

8. Cấu trúc luận văn

1.4.3. Nội dung phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường mầm non

1.4.3.1. Quán triệt nhận thức cho các cấp chính quyền, ngành giáo dục và xã hội về vị trí, vai trò của giáo dục mầm non và đội ngũ cán bộ quản lý trường mầm non

Cần đảm bảo tính toàn diện và sự hài hoà trong quan hệ chỉ đạo trực tiếp và gián tiếp của Sở, Phòng giáo dục, các cấp uỷ đảng và chính quyền địa phương…

Đội ngũ cán bộ quản lý trường mầm non phải đảm bảo về chất lượng, đủ về số lượng theo quy định, đồng bộ về cơ cấu, được đào tạo, bồi dưỡng, trao đổi học tập để nâng cao trình độ quản lý đủ chuẩn về chuyên môn nghiệp vụ, trình độ quản lý điều hành, trình độ lý luận Chính trị đúng, đủ theo tiêu chuẩn cán bộ lãnh đạo, quản lý quy định tạo thuận lợi trong công tác bổ nhiệm và cũng giúp cho cá nhân cán bộ không phải lúng túng trong thực hiện chức vụ lãnh đạo, quản lý của mình.

Các ngành các cấp cần quan tâm nhiều đối với đội ngũ cán bộ quản lý trường mầm non vì đa số chưa đạt trình độ quản lý theo quy định trước khi bổ nhiệm, đào tạo bồi dưỡng để có trình độ chuyên môn và chức danh cao, đội ngũ nòng cốt, đầu đàn, tạo môi trường thuận lợi cho sự phát triển, có chế độ chính sách phát triển phù hợp.

Giúp đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục tự đánh giá năng lực nghề nghiệp, từ đó nâng cao ý thức trách nhiệm, vai trò, nghĩa vụ để xây dựng kế hoạch bồi dưỡng, rèn luyện phấn đấu nâng cao trình độ chuyên môn, chính trị và phẩm chất đạo đức đáp ứng kịp thời với yêu cầu đổi mới phương pháp giảng dạy và quản lý giáo dục.

1.4.3.2. Xây dựng quy hoạch đội ngũ cán bộ quản lý trường mầm non

Xây dựng quy hoạch phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường mầm non từ việc đánh giá tác động của môi trường xã hội, thực trạng đội ngũ cán bộ quản lý trường mầm non, dự báo quy mô phát triển để xây dựng chuẩn cán bộ quản lý trường mầm non; Đề ra mục tiêu quy hoạch và tiến trình thực hiện, xây dựng các biện pháp và các đề nghị hoặc kiến nghị cần thiết để thực hiện quy hoạch.

Thực hiện các hoạt động phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường mầm non: Tuyển chọn, bổ nhiệm, đào tạo, bồi dưỡng, đánh giá, thực hiện chính sách cán bộ đối với cán bộ quản lý trường mầm non.

1.4.3.3. Đào tạo, bồi dưỡng, bố trí sử dụng đội ngũ cán bộ quản lý trường mầm non đảm bảo về chất lượng, đủ về số lượng, trình độ chuyên môn, năng lực quản lý và cơ cấu.

Nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục đáp ứng yêu cầu đổi mới phương pháp dạy và học nhằm nâng cao chất lượng giáo dục phấn đấu Giáo dục Chơn Thành luôn giữ vững vị thế Nhất, Nhì, Ba trong phong trào giáo dục của tỉnh Bình Phước.

Đội ngũ cán bộ quản lý phải nâng cao nhận thức, tích cực nỗ lực phấn đấu, không ngừng nâng cao kiến thức, kỹ năng sư phạm và luôn trau dồi đạo đức, nhân cách của người thầy.

Xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý phù hợp với nhu cầu phát triển giáo dục.

Rà soát, đánh giá năng lực quản lý, năng lực chuyên môn, tư cách đạo đức của cán bộ quản lý, nếu không đạt chuẩn theo quy định thì thay đổi vị trí công tác đương nhiệm (sắp xếp, bố trí lại hoặc cho thôi giữ chức vụ).

Từng bước nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên trong đơn vị, phát huy tài năng trí tuệ cán bộ giáo viên, cải thiện chính sách trọng dụng người tài, chủ động tạo nguồn, quy hoạch, đào tạo, bố trí, luân chuyển,….

Những cán bộ quản lý giáo dục chưa đáp ứng kịp yêu cầu đổi mới theo hướng phân cấp nhiệm vụ và quyền hạn mạnh về các đơn vị sự nghiệp sẽ cho thôi giữ chức vụ để bố trí người mới, có năng lực và đảm đương được nhiệm vụ quản lý trong giai đoạn mới.

Đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu: Đối với trường mầm non hạng I phải có đủ một hiệu trưởng và hai phó hiệu trưởng, có các tổ chuyên môn, tổ văn phòng. Đối với trường mầm non hạng II và hạng III phải có đủ một hiệu trưởng và một phó hiệu trưởng, có các tổ chuyên môn, tổ văn phòng.

Đảm bảo công tác đào tạo bồi dưỡng để nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL trường mầm non. Tổ chức thực hiện nghiêm túc chuẩn nghề nghiệp giáo viên và CBQLGD; tổ chức bồi dưỡng, tập huấn nội dung đổi mới trong quản lý giáo dục để cập nhật theo yêu cầu từng giai đoạn cho cán bộ quản lý.

Mỗi cán bộ quản lý phải thường xuyên trau dồi, nâng cao trình độ chuyên môn, cập nhật tri thức và công nghệ mới đáp ứng kịp thời với yêu cầu đổi mới. Ngành giáo dục cần đẩy mạnh hoạt động bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên và đội ngũ CBQLGD thường xuyên và định kỳ để nâng cao năng lực giảng dạy, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ và quản lý điều hành.

1.4.3.4. Thực hiện các điều kiện đảm bảo hoạt động của đội ngũ cán bộ quản lý trường mầm non

Đảm bảo môi trường thuận lợi cho sự phát triển đội ngũ CBQL trường mầm non thông qua các hoạt động có hiệu quả của tổ nghiệp vụ chuyên môn của huyện; đầu tư cải tiến chất lượng hội thảo, hội thi, thao giảng định kỳ; tổ chức tốt hoạt động nghiên cứu khoa học, phong trào tự làm thiết bị - đồ dùng đồ chơi, sáng kiến kinh nghiệm và triển khai - Thực hiện tốt chế độ chính sách đối với GV và CBQLGD; công tác quy hoạch,

bổ nhiệm, sử dụng, kiểm tra, đánh giá cũng như các điều kiện bảo đảm thực hiện các chính sách, chế độ nhằm tạo động lực thu hút động viên đội ngũ GV và CBQLGD toàn tâm, toàn ý phục vụ sự nghiệp giáo dục. Chú trọng đào tạo, bồi dưỡng năng lực chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ GV và CBQLGD theo hướng chuyên nghiệp hóa; bố trí sắp xếp phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ và năng lực cán bộ giáo viên, có cơ chế thay thế khi không đáp ứng yêu cầu.

1.4.3.5. Thực hiện việc kiểm tra, thanh tra, giám sát công tác phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường mầm non

Tăng cường chỉ đạo và quản lý chặt chẽ việc thực hiện dạy học hiệu quả, phù hợp khả năng tiếp thu và tâm lý của trẻ, "Học mà chơi, chơi mà học".

Chú ý thực hiện nghiêm túc kiểm định chất lượng; tăng cường thực hiện đổi mới phương pháp giảng dạy, công tác thanh, kiểm tra nhất là thanh tra chuyên môn và quản lý chất lượng giáo dục; sử dụng thiết bị dạy học, đồ dùng, đồ chơi, thực hiện tốt "dạy thực chất, học thực chất". Cụ thể hóa nội dung, tiêu chí thi đua, tổ chức thực hiện nghiêm túc, khách quan, công bằng tạo đòn bẩy thúc đẩy nâng cao chất lượng dạy và học. Xây dựng quy chế phối hợp giữa "Nhà trường, gia đình, chính quyền và đoàn thể địa phương" để chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ tại cộng đồng, chấm dứt tình trạng bạo hành trẻ và giảm tới mức thấp nhất tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng hàng năm, có chế độ miễn giảm học phí cho trẻ có hoàn cảnh khó khăn theo Nghị định số 49/2010/NĐ- CP của Chính phủ và Nghị định số 74/2013/NĐ-CP ngày 15/7/2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung Nghị định 49/2010/ NĐ-CP, quy định về miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập và cơ chế thu, sử dụng học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân từ năm học 2010 - 2011 đến năm học 2014 - 2015; Đảm bảo hỗ trợ tiền ăn trưa cho trẻ từ 3 đến 5 tuổi theo TT29/2011/TTLT- BGDĐT&BTC và QĐ60/2011/QĐ-TTCP về Quy định

một số chính sách phát triển GDMN giai đoạn 2011-2015; Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác giảng dạy, chỉ đạo điều hành quản lý giáo dục.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường mầm non huyện chơn thành, tỉnh bình phước (Trang 49)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(165 trang)
w