Đổi mới công tác tuyển chọn, bổ nhiệm, miễn nhiệm, sử dụng và luân chuyển đội ngũ cán bộ

Một phần của tài liệu Một số giải pháp phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường mầm non huyện chơn thành, tỉnh bình phước (Trang 108)

8. Cấu trúc luận văn

3.2.4.Đổi mới công tác tuyển chọn, bổ nhiệm, miễn nhiệm, sử dụng và luân chuyển đội ngũ cán bộ

luân chuyển đội ngũ cán bộ quản lý trường mầm non

3.2.4.1. Mục tiêu của giải pháp

Tuyển chọn, bổ nhiệm nhằm bổ sung thêm những cán bộ có đầy đủ trình độ, phẩm chất và năng lực vào đội ngũ CBQL; đồng thời sử dụng hợp lý đội ngũ CBQL để phát huy hết năng lực của đội ngũ CBQL trong nhiệm vụ được giao. Đây là một giải pháp nhằm nâng cao chất lượng hiệu quả đội ngũ cán bộ quản lý, tạo điều kiện để phát triển đội ngũ ở một tầm cao hơn.

3.2.4.2. Nội dung giải pháp

a) Về công tác tuyển chọn đội ngũ cán bộ quản lý

Cần phải mạnh dạn từng bước thay thế hình thức cử tuyển lâu nay bằng hình thức kết hợp cử tuyển với thi tuyển vào vị trí CBQL nhà trường.

Khi tuyển chọn cần phải lựa chọn trong số CBGV đã được quy hoạch nguồn, phải căn cứ vào tiêu chuẩn của người CBQL trường mầm non đã được qui định, phải đảm bảo cơ cấu trong một Ban giám hiệu: Có già, có trẻ; có tính kế thừa; có người thuộc dân tộc thiểu số đối với trường có đông học sinh dân tộc thiểu số.

Phạm vi tuyển chọn không nên bó hẹp trong nội bộ trường, mà mở rộng trong phạm vi huyện, để công tác tuyển chọn đạt hiệu quả cao (Dựa trên quá trình quy hoạch cán bộ đã thực hiện phương châm “động” và “mở”).

Trong tuyển chọn tránh bè phái, cục bộ; phải khách quan, vô tư; có sự lãnh đạo của chi bộ Đảng; phát huy quy chế dân chủ của CBVC trong nhà trường. Tuy nhiên, cũng cần xem xét ý kiến giới thiệu của Hiệu trưởng nhà trường,

b) Về công tác bổ nhiệm cán bộ quản lý

Trước mắt vẫn thực hiện quy trình đề bạt bổ nhiệm như hiện nay. Tiến tới có thể giao quyền bổ nhiệm, miễn nhiệm CBQL cho phòng Giáo dục, nhằm mục đích tăng trách nhiệm cho phòng Giáo dục, đảm bảo tính kịp thời của các quyết định (Theo Điều lệ nhà trường thì Trưởng phòng ra quyết định bổ nhiệm HT & PHT, tuy nhiên do đặc thù riêng của tỉnh Bình Phước nên hiện nay Chủ tịch UBND huyện vẫn là người ký quyết định bổ nhiệm, điều động và luân chuyển HT; PHT các trường).

c) Về công tác sử dụng đội ngũ cán bộ quản lý

Sử dụng CBQL cần phải phát huy được mặt mạnh, hạn chế được mặt yếu kém. Làm cho mỗi CBQL cũng như cả đội ngũ CBQL ngày càng phát triển, phẩm chất và năng lực ngày càng đạt được theo tiêu chuẩn qui định. Muốn

vậy, trong quá trình sử dụng CBQL, cơ quan quản lý giáo dục trực tiếp cần thực hiện tốt các nội dung sau đây:

Điều 16, Điều lệ trường mầm non qui định:

Nhiệm kỳ của Hiệu trưởng nhà trường, nhà trẻ là 5 năm. Sau 5 năm, Hiệu trưởng được đánh giá và có thể bổ nhiệm lại hoặc công nhận lại. Đối với nhà trường, nhà trẻ công lập, mỗi Hiệu trưởng chỉ được giao quản lí một nhà trường hoặc một nhà trẻ không quá hai nhiệm kì.

Sau mỗi năm học, mỗi nhiệm kì công tác, Hiệu trưởng nhà trường, nhà trẻ được cán bộ, giáo viên trong trường và cấp có thẩm quyền đánh giá về công tác quản lí các hoạt động và chất lượng giáo dục của nhà trường theo quy định.

Như vậy, phòng GD&ĐT phải thực hiện đúng theo qui định của Điều lệ, cần tiến hành đánh giá phẩm chất và năng lực, sức khoẻ của Hiệu trưởng sau mỗi nhiệm kỳ để có quyết định có tiếp tục bổ nhiệm lại hay không, tránh tình trạng nể nang ảnh huởng đến hiệu quả quản lý.

Khi CBQL hết nhiệm kỳ cần phải điều động luân chuyển đến trường khác. Tuy nhiên, khi thực hiện cần phải quán triệt tư tưởng của đội ngũ Hiệu trưởng, phải hợp tình hợp lý, công bằng, không nên để xảy ra hiện tượng phải gò ép hoặc cá nhân không chấp hành quyết định của cấp trên.

d) Về việc điều động, luân chuyển cán bộ quản lý

Khi xuất hiện nơi thừa, nơi thiếu CBQL cần thiết phải điều tiết lại. Điều động tăng cường cán bộ nơi thừa cho nơi thiếu. Để thay đổi môi trường công tác nhằm mang lại hiệu quả cao hơn hoặc khi cần rèn luyện thử thách thì phòng Giáo dục thực hiện luân chuyển cán bộ. Đây là chủ trương mới, còn xa lạ đối với đội ngũ CBQL và ngay cả với cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương. Vì vậy, cần phải có thời gian để chủ trương này đi vào thực tiễn. Công tác điều động, luân chuyển CBQL phải thực hiện có kế hoạch, đúng quy

trình, công khai minh bạch, tránh lợi dụng luân chuyển để trù dập cá nhân, vụ lợi và phải thấu tình, đạt lý.

3.2.4.3. Cách thức thực hiện giải pháp

Căn cứ Luật Giáo dục, Điều lệ trường mầm non và thực tế địa phương, phòng Giáo dục huyện xây dựng tiêu chuẩn cụ thể các chức danh HT, PHT trường mầm non trong giai đoạn mới. Triển khai rộng rãi tiêu chuẩn trong ngành giáo dục.

Xây dựng quy trình tuyển chọn và bổ nhiệm HT, PHT một cách khoa học, khách quan, theo hướng tăng quyền hạn cho HT, Trưởng phòng GD&ĐT.

Xây dựng các tiêu chí đánh giá hiệu quả quản lý Nhà trường của HT, PHT

TIÊU CHUẨN HIỆU TRƯỞNG, PHÓ HIỆU TRƯỞNG CÁC TRƯỜNG MẦM NON HUYỆN CHƠN THÀNH

Lĩnh vực Yêu cầu Phẩm chất chính trị

1- Yêu nước sâu sắc, kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, trung thành với Đảng Cộng sản Việt Nam; Kiên định đường lối đổi mới đổi mới của Đảng và Nhà nước.

2- Hiểu biết và gương mẫu thực hiện đúng đường lối, chủ trương của Đảng, pháp luật của nhà nước.

3- Bản lĩnh chính trị vững vàng, biết phân tích đúng, sai, bảo vệ quan điểm, đường lối. Đoàn kết, dân chủ, có tinh thần thẳng thắn, trung thực trong đấu tranh tự phê bình và phê bình, được tập thể tín nhiệm.

4- Có tinh thần trách nhiệm, hiệu quả công tác cao; Nhạy bén với tình hình, ủng hộ cái mới tiến bộ, kiên quyết đấu tranh với những hành vi tiêu cực, sai trái, bảo vệ lẽ phải.

5-Sống và làm theo hiến pháp và pháp luật; gương mẫu chấp hành pháp luật, nội quy, quy chế của cơ quan và địa phương nơi cư trú.

Phẩm chất đạo đức

1- Gương mẫu về đạo đức, lối sống; có uy tín đối với tập thể sư phạm, cấp trên và PHHS; gắn bó mật thiết với quần chúng; trung thực, tận tâm với nghề nghiệp và có trách nhiệm trong quản lý nhà trường.

2- Biết quý trọng con người, thương yêu trẻ, quan tâm đến đời sống vật chất, tinh thần của CB, GV và HS. Sống nhân ái, độ lượng, bao dung.

học, dân chủ, sư phạm; biết lắng nghe, tôn trọng ý kiến của quần chúng để cải thiện lề lối, tác phong làm việc.

4-Trung thực trong báo cáo với cấp trên, đánh giá cấp dưới. 5-Ý thức tổ chức kỷ luật cao, không tham nhũng, không lãng phí.

Năng lực chuyên

môn

1-Trình độ hiểu biết về chuyên môn và khả năng giảng dạy các hoạt động giáo dục mầm non ở mức độ khá, giỏi; có trình độ đào tạo trên chuẩn.

2- Nắm vững chủ trương Đổi mới chương trình giáo dục mầm non mới, sách giáo khoa, phương pháp giáo dục ở bậc học mầm non.

3- Am hiểu đời sống văn hóa và tình hình phát triển kinh tế xã hội ở địa phương. 4- Nắm vững luật giáo dục, điều lệ, quy định về quản lý nhà trường, quản lý giáo dục ở bậc học.

5- Có khả năng tự học, tự bồi dưỡng để nâng cao trình độ đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục mầm non

Năng lực quản lý

1. Có khả năng vận dụng lý luận vào thực tiễn, tổng kết thực tiễn phân tích, dự báo và đề xuất các giải pháp đổi mới phương thức quản lý nhà trường để thực hiện tốt chủ trương Đổi mới quản lí giáo dục.

2. Có tầm nhìn trong việc dự báo và xây dựng chiến lược phát triển nhà trường; xây dựng văn hoá nhà trường.

3. Có bản lĩnh, kinh nghiệm trong quản lý, điều hành đơn vị; khả năng quy tụ, thuyết phục, đoàn kết tập hợp quần chúng thực hiện nghiêm chỉnh đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước về lĩnh vực giáo dục và đào tạo ở địa phương. Mạnh dạn đổi mới, đột phá, năng động sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm và quyết đoán trong công việc.

4. Có khả năng khích lệ tập thể sư phạm thực hiện đổi mới PPDH, áp dụng KNGD tiên tiến vào quá trình giáo dục

5. Biết kết hợp chặt chẽ các lực lượng trong và ngoài nhà trường, công tác tham mưu với cấp trên để quản lý các hoạt động giáo dục, thực hiện xã hội hóa giáo dục.

Yêu cầu khác

1. Trình độ chuyên môn nghiệp vụ : Cao đẳng sư phạm mầm non trở lên. Thực hiện chính sách chọn nhân tài, ưu tiên chọn người có trình độ cao hơn.

2. Được bồi dưỡng về nghiệp vụ quán lý giáo dục, quản lý Nhà nước và pháp luật, Trung cấp lý luận Chính trị trở lên.

3. Có thời gian trực tiếp đứng lớp hoặc làm tổ trưởng chuyên môn ít nhất 05 năm. 4. Tuổi đời: không quá 45 tuổi.

5. Có sức khỏe tốt để đảm đương công việc được giao.

6. Không bị xử lý kỷ luật hay kiểm điểm thời gian ít nhất là 03 năm tính đến thời điểm xem xét bổ nhiệm.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường mầm non huyện chơn thành, tỉnh bình phước (Trang 108)