Vị trí, vai trò của đội ngũ cán bộ quản lý trường mầm non

Một phần của tài liệu Một số giải pháp phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường mầm non huyện chơn thành, tỉnh bình phước (Trang 34)

8. Cấu trúc luận văn

1.3.1. Vị trí, vai trò của đội ngũ cán bộ quản lý trường mầm non

Đất nước ta đang bước vào giai đoạn hết sức quan trọng và mang tính quyết định, giai đoạn đổi mới giáo dục phổ thông theo tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ X, Nghị quyết 40 của Quốc hội, Chỉ thị 14 của Thủ tướng Chính phủ và Nghị quyết 29 - Hội nghị Trung ương 8 khóa XI. Một vấn đề được đặt ra: Để tiến tới đổi mới căn bản và toàn diện Giáo dục & Đào tạo và để thực hiện được mục tiêu giáo dục là: “Đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện có đạo đức, tri thức, sức khoẻ, thẩm mỹ và nghề nghiệp; trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” (Luật Giáo dục) thì đất nước, xã hội và ngành Giáo dục - Đào tạo cần có những nhà giáo nói chung và nhà quản lý giáo dục nói riêng như thế nào?

Tại Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá IX đã khẳng định vai trò của nhà giáo và nêu rõ chủ trương: “Đặc biệt quan tâm xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục đủ sức, đủ tài cùng với đội ngũ nhà giáo và toàn xã hội chấn hưng nền giáo dục nước nhà”.

Đến Đại hội X của Đảng lại một lần nữa thể hiện những quan điểm chỉ đạo cụ thể về Giáo dục, trong đó có đoạn viết: “Ưu tiên hàng đầu cho việc nâng cao chất lượng dạy và học, đổi mới nội dung chương trình, phương pháp giảng dạy. Nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên và tăng cường cơ sở vật chất, phát huy khả năng độc lập suy nghĩ của học sinh, sinh viên. Coi trọng việc bồi dưỡng về bản lĩnh, phẩm chất, chính trị và lối sống cho thế hệ trẻ”. [14]

Chiến lược phát triển giáo dục 2011-2020 đã đề ra mục tiêu của giáo dục mầm non là hoàn thành mục tiêu phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi

vào năm 2015; đến năm 2020, có ít nhất 30% trẻ trong độ tuổi nhà trẻ và 80% trong độ tuổi mẫu giáo được chăm sóc, giáo dục tại các cơ sở giáo dục mầm non; tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng trong các cơ sở giáo dục mầm non giảm xuống dưới 10%. [36]

Nghị quyết số 29 của Hội nghị trung ương 8 (khóa XI) đã xác định mục tiêu của giáo dục mầm non là giúp trẻ phát triển thể chất, tình cảm, hiểu biết, thẩm mỹ, hình thành các yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị tốt cho trẻ bước vào lớp 1; hoàn thành phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi vào năm 2015, nâng cao chất lượng phổ cập trong những năm tiếp theo và miễn học phí trước năm 2020; từng bước chuẩn hóa hệ thống các trường mầm non; phát triển GDMN dưới 5 tuổi có chất lượng phù hợp với điều kiện của từng địa phương và cơ sở giáo dục. [18]

Để đáp ứng yêu cầu giai đoạn hiện nay, giáo dục Mầm non đã và đang thực hiện những nhiệm vụ mới đó là: Đổi mới mục tiêu, nội dung, phương pháp, chương trình chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ; Dạy trẻ theo chương trình giáo dục mầm non mới; Phát triển đội ngũ nhà giáo và CBQLGD; Phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi; Xây dựng trường Mầm non đạt chuẩn quốc gia; Đánh giá chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non; chuẩn hiệu trưởng, phó hiệu trưởng trường mầm non; Đánh giá chất lượng trường mầm non; Đổi mới quản lý giáo dục.

Song, để thực hiện được các mục tiêu và những chủ trương, nhiệm vụ đó, bên cạnh sự lãnh đạo về chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước và của ngành GD thì rất cần sự tự thân, nỗ lực phấn đấu của mỗi CBGV nói riêng và mỗi nhà trường nói chung, trong đó đội ngũ CBQL các trường MN đóng vai trò rất quan trọng.

Vai trò và trách nhiệm của Cán bộ quản lý giáo dục được quy định rõ trong điều 16 - Luật giáo dục 2005 đó là: Cán bộ quản lý giáo dục giữ vai trò

quan trọng trong việc tổ chức, quản lý, điều hành các hoạt động giáo dục; Cán bộ quản lý giáo dục phải không ngừng học tập, rèn luyện, nâng cao phẩm chất đạo đức, trình độ chuyên môn, năng lực quản lý và trách nhiệm cá nhân… [31].

Như vậy, đối với người GV nói chung và các cô giáo Mầm non nói riêng thì sự phấn đấu không mệt mỏi để cập nhật kiến thức chuyên môn và kiến thức văn hóa, sự rèn luyện nỗ lực không ngừng để nâng cao nghiệp vụ sư phạm trong việc dạy chữ, dạy người, trong việc chăm sóc nuôi dưỡng và giáo dục trẻ có ý nghĩa quan trọng nếu không nói là quyết định đối với quá trình phát triển của bản thân họ. Song để mỗi giáo viên đạt loại xuất sắc theo Chuẩn nghề nghiệp giáo viên Mầm non (Quyết định số 02/2008/QĐBGD- ĐT), ngoài sự tu dưỡng đạo đức, phấn đấu vươn lên của bản thân GV thì rất cần đến sự hỗ trợ của nhà trường, sự lãnh đạo, chỉ đạo và quản lý của Ban Giám hiệu nhà trường trong việc tổ chức bồi dưỡng để nâng cao trình độ chuyên môn cho GV một cách khoa học và hiệu quả ….

Chúng ta biết rằng, vai trò của người quản lý trong các trường học, cấp học là vô cùng quan trọng, muốn đáp ứng được nhu cầu giáo dục và nâng cao chất lượng giáo dục, thì điều tất yếu là phải nâng cao vai trò quản lý. Thực tế cho thấy, không một trường học, một cơ quan nào có thể đoàn kết cùng nhau xây dựng một tập thể lớn mạnh mà người quản lý lại yếu kém, thiếu năng nổ nhiệt tình và thiếu đi tính phấn đấu vì tập thể, vì lợi ích chung. Có thể nói rằng, người quản lý trong các cơ quan ban ngành nói chung và đơn vị trường học nói riêng chính là nhân tố thúc đẩy sự phát triển của cơ quan, đơn vị. Có thể ví họ như một trục trung tâm để tạo ra thế cân bằng và gắn kết các yếu tố trong các hoạt động của cơ quan, trường học, nếu trục kia không vững thì chắc chắn mọi hoạt động sẽ bị chệch choạc, thiếu đi sự đồng bộ, dẫn đến kết

quả không tốt. Vì vậy, muốn đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục thì trước tiên phải nâng cao chất lượng quản lý cả về chất và lượng.

Hơn ai hết Chủ tịch Hồ Chí Minh thấy rất rõ vị trí, vai trò của cán bộ. Người chỉ rõ: “Cán bộ là cái gốc của mọi công việc”. “Muôn việc thành công hoặc thất bại, đều do cán bộ tốt hoặc kém”. “Bất cứ chính sách, công tác gì nếu có cán bộ tốt thì thành công, tức là có lãi. Không có cán bộ tốt thì hỏng việc, tức là lỗ vốn”[28, tr269]. Cán bộ quản lý trường mầm non là cán bộ quản lý giáo dục đảm nhận trách nhiệm làm hiệu trưởng hoặc phó hiệu trưởng trường mầm non - “là người chịu trách nhiệm quản lý các hoạt động của nhà trường, do cơ quan nhà nước có thẩm quyền bổ nhiệm, công nhận” cán bộ quản lý trường mầm non ngoài vai trò là một nhà giáo, hiệu trưởng hay phó hiệu trưởng nhà trường còn có vai trò kép là nhà lãnh đạo và nhà quản lý.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường mầm non huyện chơn thành, tỉnh bình phước (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(165 trang)
w