Tiếp tục đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho

Một phần của tài liệu Một số giải pháp phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường mầm non huyện chơn thành, tỉnh bình phước (Trang 104)

8. Cấu trúc luận văn

3.2.3.Tiếp tục đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho

chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ quản lý các trường mầm non

3.2.3.1. Mục tiêu của giải pháp

Để đáp ứng yêu cầu của GDMN trong giai đoạn mới, đội ngũ CBQL trường MN của huyện phải được đào tạo, tự đào tạo và bồi dưỡng để nâng cao về trình độ, phẩm chất và năng lực. Chính vì vậy, đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ đội ngũ này là nhiệm vụ cấp bách hiện nay.

Mục tiêu của giải pháp là nhằm nâng cao trình độ, phẩm chất và năng lực của đội ngũ CBQL các trường mầm non đáp ứng yêu cầu giai đoạn đổi mới hiện nay và những năm tiếp theo.

3.2.3.2. Nội dung giải pháp

a) Phân loại đối tượng đào tạo, bồi dưỡng

- Đối với cán bộ đương chức: Cần nghiên cứu phân loại để có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng phù hợp:

+ Đối với CBQL có tuổi đời từ 45 trở lên chưa qua các lớp bồi dưỡng, đào tạo: tham gia các lớp bồi dưỡng ngắn hạn về QLGD, CM, LLCT.

+ Đối với CBQL đã qua lớp bồi dưỡng QLGD quá lâu (từ 10 năm trở lên) đến nay nội dung bồi dưỡng không còn phù hợp với sự đổi mới GDMN và quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, cần được bồi dưỡng lại với thời gian ngắn hạn.

+ Số CBQL còn lại phải có kế hoạch được đào tạo đúng chuẩn theo tiêu chuẩn của CBQL về quản lý giáo dục; chuyên môn; lý luận chính trị, hoặc khuyến khích họ tham gia học lớp Đại học QLGD văn bằng II hoặc lớp Cao học QLGD.

+ Tất cả các CBQL đều được bồi dưỡng qua lớp tin học, ngoại ngữ đạt tối thiểu trình độ A và phải có kỹ năng giao tiếp ngoại ngữ tối thiểu (Vì hiện nay Chơn Thành là khu công nghiệp trọng điểm của tỉnh, thu hút nhiều nhà đầu tư nước ngoài); Phải thành thạo tin học văn phòng căn bản, soạn thảo văn bản, Words, Excel, xử lý phần mềm; mã nguồn mở, gửi, nhận thông tin qua email…(tránh tình trạng có chứng chỉ, bằng cấp mà trên thực tế không biết sử dụng).

- Đối với cán bộ tạo nguồn:

Để từng bước nâng cao chất lượng của đội ngũ CBQL các trường mầm non, khi bổ nhiệm mới CBQL phải đủ các tiêu chuẩn qui định. Vì vậy, ngành cần chú ý ưu tiên đào tạo các cán bộ nguồn về: Quản lý giáo dục; chuyên môn; lý luận chính trị, tin học, ngoại ngữ.

+ Về trình độ đào tạo: Có trình độ từ CĐSP mầm non trở lên. + Về QLGD: Phải được đào tạo cử nhân hoặc cao học.

+ Về LLCT: được qua lớp bồi dưỡng Trung cấp lý luận chính trị.

+ Về TH, NN: Tối thiểu đạt trình độ A và áp dụng vào thực tế công việc tương đối thành thạo.

b) Nội dung chương trình đào tạo, bồi dưỡng đảm bảo tính khoa học, cập nhật và phù hợp với điều kiện thực tế của huyện Chơn Thành

+ Về chuyên môn: Chương trình theo qui định của Bộ Giáo dục và Đào tạo cho từng trình độ chuẩn GVMN, hệ CĐSP tại chức, ĐHSP tại chức, Cao học; tập huấn theo chuyên đề,…

+ Về QLGD: Cần phải được giảng dạy theo khung chương trình, nội dung mới phù hợp với chủ trương đổi mới GDMN và quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong thời kỳ CNH, HĐH và hội nhập quốc tế.

c) Đa dạng, linh hoạt các phương thức đào tạo, bồi dưỡng:

+ Đối với CBQL đương chức: chủ yếu áp dụng phương thức bồi dưỡng ngắn ngày, đào tạo tại chức, từ xa.

+ Đối với cán bộ nguồn: Chủ yếu áp dụng phương thức đào tạo chính qui, tập trung hoặc tại chức (học liên tục trong các tháng hè).

+ Kinh phí đào tạo, bồi dưỡng: Chủ yếu bằng nguồn kinh phí ngân sách nhà nước, người học đóng góp một phần hoặc 50/50.

+ Tổ chức cho đội ngũ CBQL tham quan học tập những điển hình tiên tiến trong và ngoài tỉnh.

+ Tổ chức hội thảo, chuyên đề, triển khai những sáng kiến kinh nghiệm được công nhận ở cấp huyện, tỉnh; trao đổi kinh nghiệm quản lý, nhân điển hình tiên tiến; Hàng năm tổ chức hội thi “Người cán bộ quản lý giỏi trường mầm non” để động viên khuyến khích và vinh danh những CBQL giỏi cấp huyện.

d) Khuyến khích tự đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ

“Học tập thường xuyên, học tập suốt đời”; “Xây dựng một xã hội học tập” là một chủ trương lớn của Đảng ta, là xu thế của nhân loại ở thế kỷ 21. Đối với người CBQLGD trước yêu cầu đổi mới giáo dục, không thể đứng ngoài xu thế đó. Hơn nữa ngành Giáo dục đang phát động cuộc vận động

“Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương về đạo đức, tự học và sáng tạo” vì vậy, sau khi được dự những khóa đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn và nghiệp vu, người CBQL cần đặt ra cho mình một kế hoạch tự học, tự rèn, tự đào tạo bồi dưỡng theo khả năng của mình. Trong điều kiện ngân sách nhà nước còn hạn hẹp vì vậy BGH và công đoàn các trường cần khuyến khích đội ngũ GV,

CBQL tự đào tạo và bồi dưỡng, tự túc kinh phí tham gia học tập nâng cao trình độ mà không ỷ lại, trông chờ vào sự hỗ trợ của ngân sách nhà nước.

Đối với phòng Giáo dục phải có một chủ trương động viên khuyến khích đội ngũ CBQL tự đào tạo, bồi dưỡng, hiện nay lợi thế của huyện là 91.3% CBQLMN đã có bằng Đại học vì vậy cần có cơ chế khuyến khích đội ngũ này tham gia học Cao học QLGD (hiện nay đã có 01 HT trường Mầm non Minh Long đang theo học lớp Cao học QLGD), điều này cũng phù hợp với đề án quy hoạch phát triển nguồn nhân lực của tỉnh và của huyện đến năm 2015 và tầm nhìn đến năm 2020. Hoạt động tự đào tạo, bồi dưỡng phải được xem là một tiêu chuẩn thi đua của năm học.

3.2.3.3. Cách thức thực hiện giải pháp

a) Tổ chức tốt việc nhận thức về công tác đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ

Làm cho đội ngũ CBQL và GV trong toàn ngành nhận thức đầy đủ về tiêu chuẩn người CBQL và mục đích yêu cầu của công tác đào tạo, bồi dưỡng trong giai đoạn mới. Từ đó mỗi CBGV xác định được nhiệm vụ học tập là hết sức quan trọng đối với bản thân mình, tự giác tham gia học tập và tự học tập để nâng cao trình độ về mọi mặt xoá bỏ tư tưởng “an phận” bằng lòng với những gì mình hiện có; cần phải khơi dậy trong đội ngũ CBQL niềm tự hào, lòng yêu nghề và ý thức trách nhiệm, coi việc tự học, tự rèn là nhiệm vụ của bản thân.

b) Xây dựng kế hoạch về đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ cán bộ quản lý ở các đối tượng khác nhau.

Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng phải dựa trên cơ sở thực trạng trình độ, công tác quy hoạch đội ngũ CBQL, phù hợp với điều kiện thực tế của người học. Thực hiện “đào tạo theo đơn đặt hàng”, “theo địa chỉ”.

Kế hoạch cần phải có tính khả thi, bao gồm: Mục đích yêu cầu, nội dung chương trình khóa học, đối tượng tham gia, thời gian khóa học, địa điểm học,

nơi giảng dạy, phương thức đào tạo bồi dưỡng, nguồn kinh phí, chế độ chính sách đối với người học, phê duyệt của cấp có thẩm quyền.

- Đối với kế hoạch dài hạn cho cả giai đoạn 2015 - 2020: Đảm bảo 100% CBQL đương chức và đội ngũ CB kế cận được đào tạo bồi dưỡng đạt trình độ trên chuẩn; Đại học QLGD văn bằng II hoặc Cao học QLGD.

- Đối với kế hoạch ngắn hạn cho mỗi năm: Kế hoạch cần phải cụ thể cho từng đối tượng được đào tạo bồi dưỡng theo những nội dung học phù hợp.

c) Triển khai thực hiện kế hoạch một cách đồng bộ, hiệu quả, phù hợp với thực tiễn của huyện Chơn Thành.

Sau khi kế hoạch được phê duyệt, phòng Giáo dục cần tổ chức triển khai kế hoạch cụ thể cho các trường, cho người học. Tạo điều kiện thuận lợi nhất về thời gian, chế độ chính sách để người học yên tâm trong quá trình học tập.

d) Kiểm tra đánh giá, rút kinh nghiệm về công tác đào tạo, bồi dưỡng.

Sau mỗi khóa học cần được tổng kết, đánh giá rút kinh nghiệm cụ thể về mức độ chuyên cần, ý thức tổ chức kỷ luật, kết quả học tập. Đầu mỗi năm học mới và kết thúc giai đoạn của kế hoạch, phòng Giáo dục kiểm tra đánh giá công tác đào tạo bồi dưỡng thời gian qua, rút ra bài học kinh nghiệm, tiếp tục chỉ đạo thực hiện tốt hơn trong thời gian tới.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường mầm non huyện chơn thành, tỉnh bình phước (Trang 104)