8. Cấu trúc luận văn
1.4.4. Những yếu tố cần thiết cho công tác phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường mầm non
quản lý trường mầm non
Để có một đội ngũ cán bộ quản lý trường mầm non đủ về số lượng, đảm bảo về chất lượng, đồng bộ về cơ cấu, đạt chuẩn về trình độ đào tạo, có phẩm chất và năng lực đáp ứng yêu cầu thời kỳ hội nhập quốc tế; công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước, đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục quốc dân theo chúng tôi cần phải có các điều kiện sau:
- Các cấp, các ngành từ Trung ương đến địa phương cần nâng cao nhận thức, phải nắm vững và vận dụng đúng đắn các quan điểm chỉ đạo của Đảng về phát triển giáo dục nước ta trong giai đoạn hiện nay là: Giáo dục là quốc sách hàng đầu; giáo dục là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước và của toàn dân; đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho phát triển…
- Phải quán triệt đầy đủ và hiểu sâu sắc tinh thần của Nghị quyết Trung ương III khoá VIII về công tác xây dựng đội ngũ cán bộ trong thời kỳ mới; Chỉ thị 40-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng về xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục; Quyết định số: 149/2006/QĐ-TTg ngày 23/6/2006 của Chính Phủ về việc Phê duyệt Đề án "Phát triển Giáo dục mầm non giai đoạn 2006 - 2015" (là cơ sở pháp lý để ngành và các địa phương thực hiện công tác quy hoạch đội ngũ nhà giáo và đội ngũ cán bộ quản lý trường mầm non) và Nghị quyết số 29 - Hội nghị Trung ương VIII khóa XI về Đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục Việt Nam đến tất cả cấp uỷ Đảng và cán bộ, Đảng viên; Tham mưu với cấp ủy đảng triển khai kế hoạch và xây dựng chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 29 - Hội nghị Trung ương 8 khóa XI.
- Công tác đào tạo, bồi dưỡng: Các hình thức đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý Giáo dục đều có mục đích, nội dung và ý nghĩa tác dụng thiết thực. Thực tế cho thấy, nơi nào quan tâm tốt công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, quản lý cho đội ngũ cán bộ quản lý trường mầm non và giáo viên thì nơi đó chất lượng đào tạo từng bước được nâng cao, đồng thời công tác quản lý sẽ thuận tiện hơn.
- Đầu tư tài lực và vật lực: Hoạt động tài chính cho Giáo dục trong phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường mầm non được coi là hoạt động đầu tư cho sự phát triển nhằm phục vụ công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, xây dựng cơ sở vật chất và các thiết bị phục vụ đào tạo, bồi dưỡng, chế độ chính sách, tiền lương, khen thưởng,… đối với đội ngũ cán bộ quản lý trường mầm non.
- Môi trường phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường mầm non chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố khách quan như nhu cầu, yêu cầu về nhân lực của cộng đồng và xã hội; phong trào xã hội học tập ở địa phương; cơ chế phát triển đội ngũ cán bộ quản lý ở địa phương; đặc biệt là sự nhận thức về ý nghĩa và tầm quan trọng của việc phát triển đội ngũ cán bộ quản lý các trường học.
Tiểu kết chương 1
Trên cơ sở phân tích lý luận về phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường mầm non, chương 1 đã hệ thống hoá và đưa ra một số khái niệm liên quan đến công tác phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường mầm non. Để đạt được các mục tiêu của giáo dục mầm non trong giai đoạn đổi mới thì công tác phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường mầm non là nhiệm vụ tất yếu có tính khách quan, vừa mang tính cấp thiết trước mắt vừa là nhiệm vụ lâu dài. Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường mầm non là quá trình mà các chủ thể quản
lý sử dụng tổng hợp các giải pháp tác động vào đội ngũ CBQL trường mầm non và các cấp lãnh đạo nhằm bảo đảm cho đội ngũ này có đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu và đạt chuẩn về chất lượng đáp ứng với nhu cầu QLGD của ngành và địa phương trong giai đoạn đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục & đào tạo của nước nhà trong giai đoạn hiện nay. Vì vậy, để phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường mầm non cần phải quan tâm đến các vấn đề như: tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng đối với CBQL, Đổi mới công tác quy hoạch CBQL trường mầm non; đổi mới công tác tuyển chọn, bổ nhiệm, miễn nhiệm, sử dụng và đánh giá, phân loại, luân chuyển CBQL trường mầm non; đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ CBQL trường mầm non; tăng cường đầu tư CSVC, trang thiết bị tạo môi trường làm việc thuận lợi cho đội ngũ CBQL; hoàn thiện chế độ, chính sách đối với CBQL;… Đây cũng chính là những tiêu chí để chúng tôi đánh giá thực trạng ở chương 2 cũng như xây dựng các giải pháp để phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường mầm non huyện Chơn Thành ở chương 3 của luận văn.
Chương 2
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ CÁN BỘ QUẢN LÝ TRƯỜNG MẦM NON
HUYỆN CHƠN THÀNH, TỈNH BÌNH PHƯỚC