Đội ngũ giáo viên các trường mầm non

Một phần của tài liệu Một số giải pháp phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường mầm non huyện chơn thành, tỉnh bình phước (Trang 65)

8. Cấu trúc luận văn

2.2.2.Đội ngũ giáo viên các trường mầm non

Bảng 2.6. Số lượng giáo viên mầm non từ năm 2010 - 2014

Năm học 2010-2011 2011-2012 2012-2013 2013-2014

Số giáo viên 135 167 172 176

Từ bảng 2.6, ta nhận thấy số lượng của đội ngũ giáo viên mầm non tăng nhẹ hàng năm. Đây là một yếu tố thuận lợi để nhà trường đáp ứng yêu cầu đổi mới trong giáo dục mầm non, dạy 2 buổi/ngày, bán trú dễ dàng tổ chức các hoạt động giáo dục mang tính tích hợp theo chương trình GDMN mới và thuận lợi điều động giáo viên dạy thay khi có giáo viên bị bệnh đột xuất hoặc khi có giáo viên nghỉ hậu sản. Mặt khác, đây cũng là điều kiện thuận lợi để ngành thực hiện chủ trương điều động giáo viên luân phiên đi học bồi dưỡng trên chuẩn, hoặc tổ chức các hoạt động chuyên môn nghiệp vụ của ngành, hoạt động kiểm tra chuyên môn các trường của tổ nghiệp vụ, góp phần từng bước nâng cao chất lượng đội ngũ. Đồng thời đòi hỏi CBQL phải quản lý tốt đội ngũ giáo viên để đạt được các mục tiêu đã đề ra.

Nhưng trên thực tế đội ngũ giáo viên vẫn chưa được đồng bộ, Do hậu quả của tình trạng thiếu GV nên những năm học trước UBND tỉnh cho chủ trương tuyển số giáo viên được đào tạo hệ cao đẳng sư phạm và đại học sư phạm các môn: Văn, sử, địa, mỹ thuật, thể dục, âm nhạc, giáo dục công dân, Cao đẳng

và đại học sư phạm tiểu học vào giảng dạy tại các trường mầm non vì vậy số GV này trái ngành, không có phương pháp giảng dạy mầm non, chưa hiểu về tâm lý trẻ … nên chất lượng giảng dạy còn hạn chế dẫn đến chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng trẻ chưa cao. Rõ ràng về mặt này đội ngũ cán bộ QLGD cần thiết có kế hoạch cụ thể để xây dựng, bồi dưỡng đội ngũ GV đáp ứng những yêu cầu mới của GD mầm non.

- Phân bổ giáo viên: Tình hình phân bổ số lượng GV cho các trường được tính bằng số cháu/lớp/GV theo Thông tư 71/2007/TTLT-BGDĐT-BNV

(Lớp có trẻ bán trú: 2 giáo viên phụ trách một lớp có từ 25 đến 30 trẻ; Lớp mẫu giáo nếu nhiều hơn 10 trẻ thì được bố trí thêm một giáo viên). Ở bảng 2.7 dưới đây ta thấy: Tỷ lệ trẻ/lớp và số GV được phân bổ các trường đều sát theo Thông tư 71. Tuy nhiên số GV hợp đồng trong năm ở các trường trong toàn huyện tới 13GV (Do năm học 2013-2014 UBND tỉnh không có chủ trương tuyển dụng viên chức mới) do đó phần nào các trường gặp khó khăn trong công tác phân công chuyên môn, đồng thời ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng và GD trẻ.

Bảng 2.7. Tình hình phân bổ giáo viên mầm non năm học 2013-2014

TT Trường Số nhóm lớp Số trẻ bình

quân/lớp GV biên chếTổng số giáo viênGV hợp đồng 01 MN Sao Mai 15 33 28 03 02 MN Minh Hưng 16 35 29 04 03 MNMinh Thành 9 27 16 02 04 MN Minh Long 9 30 22 0 05 MNMinh Thắng 9 25.5 19 0 06 MN Minh Lập 10 33 19 02 07 MN Nha Bích 9 25 17 0 08 MNQuang Minh 9 20 13 02 Toàn huyện 86 28.6 163 13

Bảng 2.8. Trình độ đào tạo sư phạm của GV mầm non (năm học 2013-2014)

Tổng số giáo viên

Tổng % Tổng % Tổng %

176 28 15.9 77 43.8 71 40.3

Từ bảng 2.8 ta thấy 100% GV mầm non huyện Chơn Thành đạt chuẩn đào tạo trở lên. Mặc dù trong những năm qua ngành giáo dục huyện đã quan tâm đến công tác xây dựng đội ngũ, tham mưu với UBND huyện, thuận chủ trương để trường CĐSP Bình Phước liên kết với trường Đại học sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh mở lớp Đại học sư phạm mầm non tại chức đặt tại huyện để tạo điều kiện cho CBGV học gần nhà, tuy nhiên, đến nay trình độ đào tạo của đội ngũ GV mới có 15.9% số giáo viên đạt trình độ đại học và 43.8% số giáo viên đạt trình độ cao đẳng.

Đây là vấn đề đặt ra cho các nhà quản lý cần phải xem xét có giải pháp đào tạo, bồi dưỡng tạo điều kiện cho GV được học tập để nâng cao tỷ lệ trên chuẩn trong thời gian tới:

- Chất lượng đội ngũ giáo viên

Bảng 2.9. Kết quả xếp loại chuẩn GVMN theo QĐ02/BGD&ĐT (2010-2014)

Năm học T.số GV

Xếp loại giáo viên

Xuất sắc Khá Trung bình Kém TS % TS % TS % TS % 2010 -2011 135 39 28.89 73 54.07 23 17.04 0 2011- 2012 167 48 28.74 91 54.49 28 16.77 0 2012 -2013 172 46 26.74 93 54.07 33 19.19 0 2013-2014 176 Chưa có kết quả

Từ bảng 2.9, ta thấy trong 3 năm qua tỉ lệ GV được xếp loại xuất sắc và khá ổn định, tỉ lệ GV được xếp loại trung bình lại tăng, Đến năm học 2012- 2013 vẫn còn tới 33 GV (19.19 %) GV xếp loại trung bình. Đây là những GV còn có những hạn chế về nhiệm vụ được giao như: Thực hiện nền nếp chuyên môn chưa tốt, hồ sơ giáo án còn sơ sài, kết quả tiết dạy chỉ đạt yêu cầu, chưa đảm bảo ngày giờ công… Nguyên nhân là do bản thân GV chưa

nhận thức đầy đủ vai trò trách nhiệm của mình, chưa có tinh thần phấn đấu trong tự học tự rèn để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ nên chưa đáp ứng kịp thời chương trình GDMN mới. Mặt khác, đây cũng thể hiện hiệu quả QL hoạt động chuyên môn của đội ngũ CBQL trong nhà trường còn thấp, thiếu sâu sát, thiếu sự yêu cầu cao đối với GV, công tác chỉ đạo GV tự học tự rèn để nâng cao tay nghề của CBQL các trường còn hạn chế.

Bảng 2.10. Kết quả thi đua 03 năm học (2010-2011 đến 2012-2013) Năm học Tổng

số GV

GVDG cấp Tỉnh GVDG cấp Huyện GVDG cấp Trường

Số lượng % Số lượng % Số lượng %

2010-2011 135 6 4.44 Không tổ chức 55 40.74 2011-2012 167 Không tổ chức 26 15.6 68 40.12 2012-2013 172 Không tổ chức Không tổ chức 83 47.42 2013-2014 176 12 6.82 64 36.36 85 48.32 Năm học Tổng số GV CSTĐ cơ sở CSTĐ cấp tỉnh GV đạt LĐTT

Số lượng % Số lượng % Số lượng %

2010-2011 135 8 12.59 1 0.74 87 64.44

2011-2012 167 12 14.97 3 1.80 123 73.65

2012-2013 172 36 20.57 5 2.85 135 78.49

2013-2014 176 Chưa xét thi đua

Từ bảng 2.10 ta rút ra nhận xét về chất lượng đội ngũ giáo viên mầm non hiện nay như sau: số GV đạt danh hiệu giáo viên dạy giỏi các cấp năm học 2012-2013 đạt khá cao; số GV được xếp loại thi đua năm học 2012-2013 đạt danh hiệu lao động tiên tiến trở lên là 78.49%

Một phần của tài liệu Một số giải pháp phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường mầm non huyện chơn thành, tỉnh bình phước (Trang 65)