III. Đánh giá các nhân tố ngoại sinh ảnh hƣởng đến năng lực cạnh tranh của
2.2.2. Chính sách tỷ giá và quản lý ngoại hối
Chính sách tỷ giá hối đoái của nước ta đã có sự thay đổi đáng kể theo hướng phù hợp hơn với sự phát triển của nền kinh tế và quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Thời kỳ trước năm 1999, nước ta áp dụng tỷ giá hối đoái chính thức do Ngân hàng nhà nước công bố. Sau quyết định 64/QĐ - NHNN ngày 25/02/1999, cơ chế tỷ giá của Việt Nam chuyển đổi từ cơ chế can thiệp trực tiếp bằng cách ấn định tỷ giá chính thức sang thông báo tỷ giá giao dịch bình quân liên ngân hàng. Các ngân hàng
55
thương mại được phép xác định tỷ giá mua bán với USD không vượt quá mức +/- 0,1 % so với tỷ giá bình quân liên ngân hàng ngày giao dịch trước đó. Từ ngày 01/07/2002, biên độ này được mở rộng đến mức +/- 0,25 %. Đến tháng 06/2006, Ngân hàng nhà nước lại tiếp tục nâng biên độ dao động tỷ giá lên mức +/- 0,5 %. Việc điều chỉnh này cũng đã có ảnh hưởng tích cực đến nền kinh tế, đặc biệt là các doanh nghiệp xuất khẩu vì các doanh nghiệp xuất khẩu giao dịch trực tiếp bằng đồng USD.
Tuy chính sách tỷ giá hối đoái có những biến đổi theo hướng tích cực và tạo thuận lợi cho doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam nhưng chính sách quản lý ngoại hối vẫn chưa thật sự tạo điều kiện cho doanh nghiệp xuất khẩu hoạt động kinh doanh. Khả năng chuyển đổi ngoại tệ còn hạn chế, kể cả với các giao dịch trên tài khoản vãng lai với thủ tục chưa thuận lợi cho doanh nghiệp. Chính vì thế, nhu cầu về ngoại tệ của doanh nghiệp xuất khẩu chỉ được đáp ứng đầy đủ. Các doanh nghiệp chỉ được mua ngoại tệ để đáp ứng nhu cầu nhất định. Các doanh nghiệp tư nhân không được ưu tiên giải quyết mua ngoại tệ, điều này làm ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.