III. Đánh giá các nhân tố ngoại sinh ảnh hƣởng đến năng lực cạnh tranh của
2.2.1. Những chính sách và luật pháp liên quan trực tiếp đến sản xuất kinh
và xuất khẩu
Hệ thống luật pháp và chính sách liên quan đến kinh doanh của nước ta trong giai đoạn gần đây đã có nhiều sửa đổi mới theo hướng minh bạch hơn, đáp ứng được yêu cầu mở cửa hội nhập của đất nước và tạo điều kiện thuận lợi. Nhiều bộ luật mới như Luật Đầu tư 2005, Luật Thương mại 2005, Luật Hải quan 2005, Luật Thuế xuất nhập khẩu, Luật Thương mại điện tử… đã ra đời và tạo ra những thuận lợi mới cho hoạt động của doanh nghiệp xuất khẩu.
Các chính sách vĩ mô của nhà nước trong lĩnh vực kinh doanh xuất nhập khẩu cũng đã có nhiều thay đổi và ngày càng phù hợp hơn với luật pháp và thông lệ quốc tế, tiến dần tới những quy định thương mại khu vực và thế giới. Điều đó có thể thấy trong một số chính sách tiêu biểu như sau:
- Gia công cho nước ngoài, uỷ thác xuất khẩu:
Luật Thương mại quy định mọi thương nhân không phân biệt thành phần kinh tế đều được phép nhận gia công cho nước ngoài đối với những mặt hàng không thuộc danh mục cấm xuất nhập khẩu mà không hạn chế số lượng chủng loại hàng. Quy định này đã giúp cho các doanh nghiệp xuất khẩu nước ta dễ dàng hơn trong việc nhận gia công hàng hóa cho nước ngoài.
Về việc ủy thác xuất nhập khẩu, theo điều 17 chương IV của Nghị định số 12/2006/NĐ-CP ngày 23/01/2006 đã có quy định rõ ràng về đối tượng mặt hàng được ủy thác và nhận ủy thác xuất nhập khẩu: “Thương nhân được ủy thác cho thương nhân khác xuất khẩu, nhập khẩu hoặc được nhận ủy thác xuất khẩu, nhập khẩu từ thương nhân khác các loại hàng hóa, trừ hàng hóa thuộc Danh mục cấm xuất khẩu, tạm ngừng xuất khẩu, hàng hóa thuộc Danh mục cấm nhập khẩu, tạm ngừng nhập khẩu”. Quy định này đã được điều chỉnh đối tượng hàng hóa được ủy thác xuất khẩu một cách khá rộng rãi và thông thoáng theo hướng đáp ứng được xu thế tự do hóa trong thương mại.
- Giấy phép xuất khẩu: Việc cấp giấy phép xuất nhập khẩu là một trong những trở ngại cho việc thực hiện chính sách tự do hóa thương mại của Việt Nam. Trước đây nước ta vẫn thực hiện chính sách cấp giấy phép xuất nhập khẩu cho các doanh
54
nghiệp muốn kinh doanh xuất nhập khẩu, nhưng hiện nay chính sách này đã được cải thiện và đã tạo điều kiện thuận lợi hơn cho doanh nghiệp muốn tham gia hoạt động xuất nhập khẩu. Hiện nay, theo nghị định 12/2006/NĐ-CP, với một số hàng hóa xuất khẩu nhập khẩu theo giấy phép thì thương nhân muốn xuất khẩu, nhập khẩu phải có giấy phép của Bộ Thương mại hay các Bộ quản lý chuyên ngành.
- Chính sách thuế xuất khẩu và các loại thuế liên quan: Trong những năm gần đây, nhiều sửa đổi và quy định mới về thuế xuất nhập khẩu đã được đưa ra để hoàn thiện dần chính sách thuế theo hướng hội nhập. Hầu hết các mặt hàng xuất khẩu nước ta đều chịu mức thuế suất 0% hay được miễn thuế. Một số mặt hàng áp dụng thuế xuất khẩu với lý do là để duy trì nguồn thu ngân sách, đảm bảo nguyên liệu sản xuất phục vụ cho các ngành công nghiệp trong nước và bảo tồn tài nguyên thiên nhiên. Một số mặt hàng bị áp thuế bao gồm: hạt điều thô, dầu thô, gỗ rừng tự nhiên, đá quý…trong đó dầu thô áp dụng mức thuế suất 20%. Có thể thấy thuế xuất khẩu của nước ta đã tạo điều kiện thuận lợi để giảm chi phí một cách tối đa về thuế xuất khẩu cho doanh nghiệp, khuyến khích xuất khẩu.
- Thủ tục hải quan xuất nhập khẩu hàng hóa: Sau nhiều năm đổi mới, ngành hải quan đã có những tiến bộ lớn trong việc ban hành chính sách và quy định hải quan, đã rút ngắn được thời gian kiểm tra và thông quan hàng hóa, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động xuất khẩu. Nước ta cũng đã ký kết được với nhiều nước trên thế giới về công nhận kiểm tra chất lượng hàng hóa xuất nhập khẩu. Tuy nhiên thủ tục hải quan của nước ta vẫn còn một số hạn chế nhất định. Biểu thuế hàng hóa xuất nhập khẩu của nước ta còn quy định chưa rõ ràng nên các cơ quan hải quan phải tốn nhiều thời gian hơn để xem xét và áp mã thuế.