Nhân tố trong nước

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp xuất khẩu việt nam trong tiến trình hội nhập (Trang 27)

II. Năng lực cạnh tranh

3. Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp xuất khẩu

3.3.2. Nhân tố trong nước

- Kinh tế: bao gồm các yếu tố tốc độ tăng trưởng kinh tế, lãi suất, tỷ giá hối đoái của tiền tệ, lạm phát…

Lãi suất ngân hàng ảnh hưởng tới lãi suất cho vay tín dụng xuất khẩu của doanh nghiệp xuất khẩu. Khi lãi suất cho vay cao thì doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc huy động tài chính cho hoạt động kinh doanh của mình.

Tỷ giá hối đoái cũng có ảnh hưởng lớn đến hoạt động của doanh nghiệp. Khi đồng nội tệ lên giá tương đối so với ngoại tệ thì hàng hóa xuất khẩu sang thị trường nước ngoài bị giảm sức cạnh tranh, từ đó doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn.

Tốc độ tăng trưởng kinh tế cũng tác động đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp bởi khi nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng cao thì sẽ tác động tốt đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và ngược lại.

- Yếu tố chính trị pháp luật: Khi cơ chế, chính sách rõ ràng thì môi trường kinh doanh sẽ minh bạch, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp làm ăn và phát triển.

21

- Trình độ khoa học công nghệ: có vai trò quyết định đến giá bán và chất lượng sản phẩm, từ đó ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.

- Môi trường ngành: theo lý thuyết của Micheal Porter có năm nhân tố quyết định đến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trong phạm vi ngành. Đó là: đe dọa từ đối thủ cùng ngành hiện có trên thị trường, nguy cơ từ đối thủ tiềm tàng sắp gia nhập ngành, đe dọa từ phía nhà cung cấp, đe dọa từ phía người mua và nguy cơ từ mức thay thế của sản phẩm tương tự.

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp xuất khẩu việt nam trong tiến trình hội nhập (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)