II. Đánh giá thực trạng một số yếu tố nội sinh cấu thành năng lực cạnh tranh của
1. Nguồn vốn
1.2. Thực trạng vốn của doanh nghiệp xuất khẩu
Hiện nay hầu hết các doanh nghiệp xuất khẩu đều ở trong tình trạng thiếu vốn. Điều này khiến năng lực xuất khẩu của doanh nghiệp bị hạn chế. Quy mô vốn và năng lực tài chính của nhiều doanh nghiệp còn rất nhỏ bé, vừa kém hiệu quả vừa thiếu tính bền vững. Số lượng các doanh nghiệp nhỏ và vừa chiếm tỷ lệ chủ yếu trong các doanh nghiệp nước ta và với doanh nghiệp xuất khẩu cũng chủ yếu là các doanh nghiệp xuất khẩu nhỏ và vừa. Trong một báo cáo tư vấn thực trạng năng lực xuất khẩu của doanh nghiệp Việt Nam giai đoạn 2001- 2007 đã đưa ra con số ước tính có khoảng 260000 doanh nghiệp đã được thành lập trong số đó khoảng 70%
32
đang hoạt động thực chất. Số doanh nghiệp nhỏ và vừa chiếm tới gần 99% số lượng cơ sở sản xuất kinh doanh của cả nước, 25% tổng đầu tư xã hội và thu hút khoảng 77% lực lượng lao động phi nông nghiệp. Số doanh nghiệp có vốn dưới 1 tỷ đồng chiếm tới 44,1%, quy mô lao động dưới 10 người chiếm 46,6%. Có thể thấy từ con số thống kê chung của hệ thống doanh nghiệp Việt Nam thì doanh nghiệp xuất khẩu nước ta có quy mô nhỏ và tình hình tài chính còn hạn chế.
Điều này đã gây hạn chế nhiều cho doanh nghiệp trong việc phát triển sản xuất kinh doanh. Ví dụ như với trường hợp của doanh nghiệp xuất khẩu gạo, thì lượng tiền cần có cho chuyến gạo xuất khẩu là rất lớn và vượt quá nguồn lực tự có của doanh nghiệp. Theo tính toán trung bình vào năm 2006 để thực hiện hợp đồng đã ký với khách hàng có số lượng 1000 tấn, doanh nghiệp cần phải có 4 tỷ đồng tiền vốn, và để gom đủ hàng cho một tàu vận chuyển có trọng tải 15000 tấn để giao cho khách hàng thì doanh nghiệp cần có 60 tỷ đồng. Trừ các tổng công ty lớn thì ít có doanh nghiệp xuất khẩu nào có đủ nguồn vốn này. Chính vì hạn chế về tài chính mà các doanh nghiệp xuất khẩu gặp phải khó khăn và thua thiệt trong quá trình kinh doanh. Việc tiếp cận nguồn vốn ngân hàng cũng không đơn giản vì hiện nay các ngân hàng chưa có cơ chế cho doanh nghiệp vay vốn để mua lúa tạm trữ, mà quy định chỉ cho vay khi đã có hợp đồng xuất khẩu. Do đó chỉ có doanh nghiệp lớn mới có thể dễ dàng vay vốn ngân hàng còn các doanh nghiệp xuất khẩu nhỏ thì gặp khó khăn và bị đẩy vào tình thế để vay được vốn phải ký hợp đồng bằng mọi cách.