Chiến lược giá

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp xuất khẩu việt nam trong tiến trình hội nhập (Trang 85)

III. Nhóm giải pháp vi mô từ phía doanh nghiệp

1.2.Chiến lược giá

1. Tăng cường hiệu quả hoạt động marketing xuất khẩu

1.2.Chiến lược giá

Chiến lược giá phù hợp, định giá đúng cho sản phẩm trong kinh doanh xuất khẩu quyết định lớn đến sự thành công khi doanh nghiệp đã chiếm giữ, khống chế thị trường một cách tương đối ổn định. Việc định giá cho sản phẩm xuất khẩu là yếu tố quan trọng khi doanh nghiệp bắt đầu thâm nhập vào thị trường và mở rộng thị phần.

Theo lý thuyết marketing có rất nhiều cách thức định giá và xây dựng chiến lược giá khác nhau nhưng quy trình định giá xuất khẩu thông thường tuân theo năm bước trong bảng dưới đây:

79

Xác định mục tiêu cho việc định giá xuất khẩu

Phân tích tình hình thị trường và hành vi của người tiêu dùng để định giá

Doanh nghiệp xuất khẩu cần chú ý một số điều sau để xây dựng được chiến lược giá phù hợp và hiệu quả:

- Việc xác định đúng giá phải dựa vào quan hệ cung cầu trên thị trường. Để xác định đúng giá sản phẩm xuất khẩu, đảm bảo tính cạnh tranh trên thị trường các nước doanh nghiệp cần nghiên cứu mức độ co giãn cung cầu theo giá biến động của từng mặt hàng trên thị trường từng nước. Từ nghiên cứu đó, doanh nghiệp có thể đưa ra quyết định nâng giá hay hạ giá sản phẩm xuất khẩu phù hợp với tình hình thị trường một cách linh hoạt.

- Công tác nghiên cứu, khảo sát giá trên thị trường nước xuất khẩu cũng cần được chú trọng. Các doanh nghiệp thành công trong kinh doanh xuất khẩu hầu hết đều phải có bộ phận chuyên trách làm công tác nghiên cứu giá và thường xuyên khảo sát giá trên thị trường quốc tế và thị trường từng nước xuất khẩu cụ thể. Việc nghiên cứu giá có thể đưa ra kết quả đánh giá tình hình giá cả hiện tại và dự báo giá trong tương lai để công ty có cơ sở quyết định mức giá xuất khẩu phù hợp với thị trường hay điều chỉnh giá xuất khẩu phù hợp.

- Để có được mức giá hợp lý, doanh nghiệp xuất khẩu cũng cần chú ý giảm thiểu các chi phí trong hoạt động sản xuất kinh doanh xuất khẩu. Nỗ lực giảm các chi phí cấu thành trong giá xuất khẩu được coi là việc trọng tâm trong công tác quản trị kinh doanh của doanh nghiệp xuất khẩu hiện nay vì một trong các yêu cầu cơ bản

Tính toán chi phí đầy đủ khoa học để định giá

Thiết lập các khung giá mục tiêu

80

đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp xuất khẩu nước ta là giảm chi phí và tăng giá trị gia tăng trên mỗi đơn vị sản phẩm xuất khẩu. Trong việc cắt giảm chi phí thì chi phí thu mua huy động hàng và chi phí lưu thông là chi phí có thể được cắt giảm nhiều nhất vì nó phụ thuộc chủ yếu vào doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp xuất khẩu việt nam trong tiến trình hội nhập (Trang 85)