Nâng cao trình độ công nghệ

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp xuất khẩu việt nam trong tiến trình hội nhập (Trang 97)

III. Nhóm giải pháp vi mô từ phía doanh nghiệp

5. Nâng cao trình độ công nghệ

Để nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp xuất khẩu về phương diện công nghệ thì doanh nghiệp xuất khẩu cần chú ý đến các vấn đề sau:

- Doanh nghiệp xuất khẩu phải xác định có kế hoạch thay thế công nghệ cũ, nhập các thiết bị công nghệ nguồn từ các nước phát triển như Mỹ, Châu Âu, Nhật Bản, giảm tối đa việc nhập khẩu công nghệ lại từ các nước vẫn còn đang phát triển như các nước ở Châu Á và ASEAN.

- Doanh nghiệp cũng có thể cải tiến công nghệ thiết bị hiện đang sử dụng phù hợp với hoàn cảnh của nước ta.

- Về đội ngũ cán bộ quản lý công nghệ, doanh nghiệp cũng cần tinh giảm tổ chức bộ máy nhân sự và bổ sung nhân lực am hiểu công nghệ mới, nhanh nhạy và có tay nghề kỹ thuật cao, đủ sức đáp ứng yêu cầu khắt khe của cạnh tranh xuất khẩu trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế.

- Năng lực tự nghiên cứu phát minh và các phương thức giữ gìn bí quyết là yếu tố quan trọng tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Vì hoạt động nghiên cứu và triển khai ứng dụng đòi hỏi chi phí tốn kém và có độ rủi ro cao nên doanh nghiệp xuất khẩu có khả năng tài chính và quy mô lớn có thể cố gắng thành lập các phòng nghiên cứu ngay tại doanh nghiệp và có nhân lực trình độ phát minh cao và triển khai nghiên cứu hiệu quả. Còn với các doanh nghiệp chưa đủ tiềm lực thì có thể sử dụng hình thức chuyển giao công nghệ từ tổ chức khác và cải tiến theo hướng phù hợp với doanh nghiệp mình. Để chuyển giao công nghệ hiệu quả, doanh nghiệp xuất khẩu cần phải có kinh nghiệm và kỹ năng hoạt động trên thị trường công nghệ thế giới, có đội ngũ người lao động sáng tạo và có môi trường làm việc khuyến khích sáng tạo. Ngoài ra doanh nghiệp cần có chính sách khuyến khích nhân viên phát huy sáng kiến cá nhân trong công việc của họ để đóng góp ý tưởng cải tiến mẫu mã sản phẩm.

91

Ngày nay khi thương mại điện tử đã phát triển và lợi ích của thương mại điện tử ngày càng tỏ ra rõ rệt thì việc doanh nghiệp xuất khẩu ứng dụng thương mại điện tử để nâng cao năng lực cạnh tranh của mình là điều cần thiết. Sử dụng thương mại điện tử giúp doanh nghiệp tăng năng suất do đạt hiệu quả cao hơn trong việc quản lý mua sắm và dữ trữ do cải thiện được hệ thống phân phối, tiết kiệm chi phí, giảm bớt rào cản, quảng cáo trực tiếp với khách hàng trên thế giới.

Doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam cần tích cực và chủ động áp dụng và phát triển thương mại điện tử. Việc triển khai thương mại điện tử có thể tiến hành từng bước, từ thấp đến cao. Ban đầu doanh nghiệp có thể triển khai chủ yếu ở khâu xúc tiến hoạt động kinh doanh dưới hình thức xây dựng trang web và hoạt động quảng cáo trên mạng các sản phẩm và doanh nghiệp mình, tìm kiếm thông tin về thị trường trên mạng. Sau đó khi đã có điều kiện cơ sở hạ tầng kỹ thuật và cơ sở pháp lý cho phép thì doanh nghiệp có thể bán hàng trên mạng, tiến hành các giao dịch trước khi ký hợp đồng và sử dụng cho các mục địch quản trị bên trong doanh nghiệp, rồi ký kết hợp đồng và thực hiện thanh toán trên mạng.

92

KẾT LUẬN

Nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam là một tất yếu khách quan và cũng là một đòi hỏi cấp thiết trong quá trình phát triển kinh tế thị trường và hội nhập với kinh tế thế giới của nước ta. Trong giai đoạn gần đây (từ năm 2000 đến năm 2007) năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam đã được cải thiện đáng kể về các phương diện như chất lượng sản phẩm, trình độ khoa học công nghệ, hoạt động nghiên cứu và phát triển thị trường xuất khẩu… Tác động của các nhân tố bên ngoài như các chính sách của nhà nước và các bộ ngành cũng đã tạo điều kiện thuận lợi hơn cho doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam nâng cao năng lực cạnh tranh của mình. Tuy nhiên năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp xuất khẩu vẫn còn một số điểm yếu cần khắc phục như sự hạn chế về năng lực tài chính, việc xây dựng và tạo lập thương hiệu, năng lực quản lý trong doanh nghiệp, khả năng đổi mới và nâng cao chất lượng sản phẩm. Chính vì vậy, để có thể đứng vững và phát triển trên thị trường nước ngoài, các doanh nghiệp xuất khẩu cần phải cố gắng hơn nữa để khắc phục những hạn chế, nâng cao năng lực cạnh tranh của mình. Bên cạnh những nỗ lực từ phía bản thân doanh nghiệp để nâng cao năng lực cạnh tranh như tăng cường hiệu quả của hoạt động marketing xuất khẩu, cắt giảm chi phí trong sản xuất kinh doanh xuất khẩu, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực… thì nhà nước và chính phủ cũng cần phải đóng vai trò tích cực trong việc tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh của mình.

Nâng cao năng lực cạnh tranh là yếu tố sống còn với sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp cũng như của quốc gia. Trong thời gian tới cùng với nỗ lực từ phía bản thân doanh nghiệp xuất khẩu và sự hỗ trợ từ phía nhà nước, năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp xuất khẩu, của hàng hóa xuất khẩu Việt Nam sẽ được chú trọng và cải thiện không ngừng. Từ đó, doanh nghiệp xuất khẩu có thể phát huy hơn nữa khả năng của mình để đóng góp cho sự phát triển kinh tế chung của đất nước trong thời kỳ hội nhập và hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam đạt được hiệu quả, đem lại nguồn lợi ích lớn cho nhà nướcvà cho doanh nghiệp.

93

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Một số sách tham khảo

1. CIEM và MPI Sida (2006), Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu trên cơ

sở cắt giảm chi phí, NXB Tài chính.

2. CIEM và UNDP (2003), Năng lực cạnh tranh quốc gia, NXB Giao thông vận tải.

3. GS.TS. Chu Văn Cấp, PGS.TS. Trần Bình Trọng( đồng chủ biên) (2004),

Giáo trình Kinh tế chính trị, Nhà xuất bản chính trị quốc gia.

4. PTS Lê Đăng Doanh, Ths Nguyễn Thị Kim Dung, PTS Trần Hữu Vân (1998), Nâng cao năng lực cạnh tranh và bảo hộ sản xuất trong nước, NXB Lao động.

5. TS Phạm Thu Hương (2007), Xúc tiến xuất khẩu của Việt Nam cơ hội và

thách thức khi hội nhập WTO, NXB Lý luận chính trị.

6. Đỗ Trọng Khanh (Vụ trưởng vụ phương pháp chế độ) (2008), Báo cáo nghiên cứu năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp xuất khẩu nhỏ và vừa của

Việt Nam, Diễn đàn kinh tế và tài chính khóa họp lần thứ 7.

7. PGS, TS Vũ Chí Lộc (2004), Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa của

Việt Nam sang thị trường Châu Âu, NXB Lý luận chính trị.

8. PGS, TS Lê Văn Tân (2000), Chiến lược chất lượng và giá cả sản phẩm

xuất khẩu của các doanh nghiệp ngành công nghiệp nhẹ, NXB Chính trị quốc gia.

9. TS Nguyễn Vĩnh Thanh (2006), Nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp

thương mại Việt Nam trong hội nhập kinh tế quốc tế, NXB Lao động xã hội.

10. GS Đinh Xuân Trình (2006), Giáo trình thanh toán quốc tế, NXB Lao động xã hội.

11. Trung tâm thông tin thương mại (2003), Thị trường Việt Nam thời kỳ hội

94

12. Trung tâm tư vấn kinh tế và kinh doanh, Đại học kinh tế quốc dân Hà Nội (2007), Báo cáo tư vấn thực trạng năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam và vai trò của hệ thống xúc tiến thương mại.

13. PGS Vũ Hữu Tửu (2006), Giáo trình Giao dịch thương mại quốc tế, Nhà xuất bản giáo dục.

Một số báo và tạp chí

1. Tạp chí Kinh tế đối ngoại, số 20/2006 2. Tạp chí nghiên cứu kinh tế, số 2/2006 3. Báo đầu tư

4. Tạp chí công nghiệp, số tháng 11/2006

5. Chiến lược chính sách công nghiệp, số tháng 10/2006

Một số website 1. http://www.ciem.org.vn 2. http://www.dddn.com.vn 3. http://www.ips.gov.vn 4. http://www.jetro.go.jp 5. http://www.gso.gov.vn 6. http://www.kenhdoanhnghiep.vn 7. http://www.moi.gov.vn 8. http://www.moit.gov.vn 9. http://www.tapchithuongmai.vn 10. http://www.tbic.vn 11. http://www.vienkinhte.hochiminhcity.gov.vn 12. http://www.vneconomy.vn

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp xuất khẩu việt nam trong tiến trình hội nhập (Trang 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)